Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc 2 đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ (a) đến (d): 1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”. 2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được. Từ hai đoạn văn trên, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về chủ đề của hai đoạn văn đưa ra


Câu 1: Đọc 2 đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ (a) đến (d).
1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
a/ Từ hai đoạn văn trên, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về chủ đề của hai đoạn văn đưa ra .

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.048
2
1
Khánh Ly
01/07/2021 11:27:36
+5đ tặng

1. Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.

2· Thân bài:

+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra – đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, ...Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.

+ Nguyên nhân:

  • Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỉ.
  • Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.
  • Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.
  • Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...

+ Hậu quả:

  • Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.
  • Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.
  • Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.

+ Cách khắc phục:

  • Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.
  • Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp của lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.
  • Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỉ.

3· Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Tú Uyên
01/07/2021 11:28:11
+4đ tặng

Nhà khoa học Albert Einstein đã từng nói: “Thế giới này trở nên nguy hiểm không phải bởi những kẻ đã gây ra tội ác, mà là vì những người chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả”. Lương tâm và đạo đức của các bạn ở đâu rồi? Tại sao bạn chỉ đứng nhìn hay thậm chí cổ vũ cho tội ác như vậy, bạn không thấy bạn mình bị đánh đập xót thương lắm hay sao? Một xã hội mà số người tử tế ít hơn số kẻ lưu manh thì xã hội đó sẽ sớm điêu tàn. Bởi vì với sự bàng quan và thờ ơ như vậy, chúng ta đã vô tình tiếp tay cho cái ác tràn lan.          Ngoài ra, có một bộ phận không nhỏ các bạn sống mà như đã chết, sống mà không có nỗi một ước mơ bởi vì ước mơ của họ đã có người khác xây dùm. Họ không còn tin vào bất cứ điều gì, không tin vào thế giới xung quanh hoặc ngay cả chính bản thân mình. Họ suốt ngày chìm ngập trong thế giới ảo của Facebook, của Game online. Họ tin rằng chỉ có sống trong thế giới ảo, họ mới được là chính mình. Họ đã và đang thờ ơ với chình mình, với gia đình và xã hội. Tâm hồn của họ đã bị hỏng, cuộc sống chỉ toàn màu xám và không có lối thoát.  Tại sao xã hội hiện đại ngày nay lại có nhiều bạn trẻ thờ ơ vô cảm như vậy. Sự thờ ơ vô cảm của giới trẻ hiện nay bắt nguồn từ tình thương lệch lạc và ích kỷ của cha mẹ. Chính những tình thương tội lỗi này đã tạo ra những đứa trẻ ích kỷ, vị lợi và thờ ơ vô cảm. Đời sống nâng cao đã tạo ra những “ông trời con” muốn gì cũng được, được voi đòi tiên. Những đứa con được coi như cái rốn của vũ trụ, là linh hồn của gia đình, ai cũng phải chìu chuộng và yêu thương, ý con là ý trời cả nhà phải tuân theo. Ví dụ như một đứa trẻ chẳng may bị vấp ngã thì cha mẹ sẽ đổ lỗi cho cục đá hoặc cái gì đó làm cho trẻ vui lòng mà không bao giờ chỉ ra lỗi vì nó chạy bị ngã. Chính hành động như vậy đã vô tình tạo ra những đứa trẻ không bao giờ tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Điều quan trọng là phải bắt trẻ tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và có trách nhiệm với những người xung quanh. Con mình mà hư hỏng thì cha mẹ sẽ đổ lỗi cho bạn bè, hàng xóm hay thậm chí là thầy cô, trong ánh mắt của họ thì con cái lúc nào cũng tuyệt vời. Đứa trẻ lớn lên với thứ tình thương lệch lạc như vậy sẽ khó mà trưởng thành.         Hơn nữa, có nhiều phụ huynh sống kiểu như “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Họ cố gắng kiếm thật nhiều tiền mà quên đi sự yêu thương con cái, sau này họ sẽ tốn rất nhiều tiền để chữa trị cho sự rạn nứt tình cảm, bởi vì đối với con cái tình yêu thương quan trọng hơn tất cả. Nếu thiếu tình thương này, con cái sẽ là những đứa trẻ vô hồn, không còn cảm  xúc và thờ ơ với chính bản thân mình. Đến lúc họ nhận ra tiền bạc không mua được tình cảm thì đã quá muộn màng. Ai cũng sợ thiếu tiền, thiếu địa vị, thiếu quyền lực. Nhưng có một thứ vô hình đáng sợ hơn rất nhiều đó là thiếu văn hóa. Nhiều bậc phụ huynh chỉ lo chạy trường chạy điểm cho con mà không hề giáo dục nhân cách sống. Họ mong ước rằng con mình sẽ thành công, thành danh nhưng không biết sẽ thành cái gì nữa. Họ đâu biết rằng họ đã tạo ra những cái xác không hồn, không biết cuộc đời sẽ đi đâu về đâu. Chính việc làm sai trái của cha mẹ đã giết chết sự trong sáng của tâm hồn trẻ thơ. Hãy để cho con tự bước đi trên đôi chân của mình, dù cho thành công hay thất bại, thì đứa trẻ vẫn tin rằng cuộc đời này đáng sống và có nhiều ý nghĩa, vì nó đã được sống trọn vẹn với chính thanh xuân của mình.         Việc cần làm của mỗi bạn trẻ là hãy ngồi lại và suy ngẫm về chính bản thân mình, xem thử mình có thờ ơ vô cảm không và tại sao lại như vậy? Nếu trả lời thông suốt được hai câu hỏi này thì mỗi bạn sẽ biết cách tự điều chỉnh để tạo ra một con người có tâm hồn, đầy tính nhân văn và giàu lòng trắc ẩn. Bởi vì, khi bạn đã nhận ra cái sai và tìm cách khắc phục nó, bạn đã đi được nửa chặng trên con đường tìm chân lý. Người xưa đã nói rằng: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” nghĩa là mỗi người khi mới sinh ra ai cũng có mầm thiện và sự tử tế trong mỗi tế bào. Tuy nhiên, vì những lý do nào đó mà chúng bị lãng quên. Vì vậy, bạn cần phải đánh thức sự tử tế trong chính bản thân mình. Giá trị thực sự của một con người là cảm xúc biết thưởng thức cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau của người khác và giàu lòng trắc ẩn. Mọi sự thay đổi đều bắt đầu từ chính mình, chính tư tưởng của chúng ta đã tạo nên con người chúng ta. Những việc làm và hành vi của bạn ngày hôm nay sẽ quyết định tương lai sau này của bạn, hay nói một cách đơn giản là gieo nhân nào thì gặt quả nấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×