Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy phân tích bài thơ “Nam quốc sơn hà”

Câu 1: Hãy phân tích bài thơ “Nam quốc sơn hà”?
 Câu 2. Hãy phân tích bài thơ.” Phò giá về kinh”.
 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
347
5
2
Nguyễn Nguyễn
04/07/2021 16:48:15
+5đ tặng

Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của chủ tướng Lý Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ. Không chỉ khẳng định được vấn đề về lãnh thổ, chủ quyền, độc lập của dân tộc Việt Nam, mà bài thơ còn thể hiện được tính thần lực, tự tôn dân tộc mạnh mẽ của vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt cũng như những người dân Việt Nam nói chung. Bài thơ cũng là lời khẳng định tuyên bố đanh thép của tác giả đối với những kẻ có ý định xâm lăng vào lãnh thổ ấy, xâm phạm vào lòng tự tôn của một dân tộc anh hùng.

Trong cuộc chiến đấu chống quân Tống của quân dân Đại Việt, chủ tướng Lý Thường Kiệt đã đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” ở đền thờ hai vị thần Trương Hống, Trương Hát. Là hai vị thần của sông Như Nguyệt. Khi bài thơ thần này vang lên vào thời điểm đêm khuya, lại được vọng ra hùng tráng, đanh thép từ một ngôi đền thiêng liêng nên đã làm cho quân Tống vô cùng khiếp sợ, chúng đã vô cùng hoảng loạn, lo lắng, nhuệ khí của quân giặc bị suy giảm một cách nhanh chóng. Cũng nhờ đó mà quân dân ta có thể tạo ra một chiến thắng lừng lẫy, oai hùng sau đó.

Mở đầu bài thơ, tác giả Lý Thường Kiệt đã khẳng định một cách chắc chắn, mạnh mẽ về vấn đề chủ quyền, ranh giới lãnh thổ của dân tộc Đại Việt, đó là ranh giới đã được định sẵn, là nơi sinh sống của người dân Đại Việt. Lời khẳng định này không phải chỉ là lời khẳng định của tác giả, mà tác giả còn đưa ra những luận chứng sắc sảo, đó là bởi “sách trời” quy định. Tức sự độc lập,chủ quyền về lãnh thổ ấy được trời đất quy định, chứng giám. Một sự thật hiển nhiên mà không một ai có thể chối cãi được:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”

“Sông núi nước Nam” là những vật thuộc quyền sở hữu của người Nam, cũng là những hình ảnh biểu tượng không chỉ cho ranh giới, chủ quyền của người nam mà còn khẳng định một cách chắc chắn quyền sở hữu của “sông núi” ấy là của người Nam. Chúng ta cũng có thể thấy đây là lần đầu tiên trong một tác phẩm thơ văn mà vấn đề chủ quyền dân tộc được khẳng định mạnh mẽ, hào sảng đến như vậy. Không chỉ là dân tộc có chủ quyền, có lãnh thổ mà dân tộc ấy còn có người đứng đầu, người quản lí, làm chủ người dân của quốc gia ấy, đó chính là “vua Nam”. Chủ quyền ấy, lãnh thổ cương vực ấy không phải do người Nam tự quyết định lựa chọn cho mình, người dân nơi ấy chỉ sinh sống, làm ăn sinh hoạt từ rất lâu đời, do sự định phận của “sách trời”, đó là đấng cao quý vì vậy mọi sự quy định, chỉ dẫn của “trời” đều rất có giá trị, đều rất đáng trân trọng.

“Rành rành” là dùng để chỉ sự hiển hiện, tất yếu mà ai cũng có thể nhận biết cũng phân biệt được. “Rành rành định phận ở sách trời” có nghĩa vùng lãnh thổ ấy, chủ quyền ấy của người Nam đã được sách trời ghi chép rõ ràng, dù có muốn cũng không thể chối cãi, phủ định. Như vậy, ở hai câu thơ đầu, tác giả Lý Thường Kiệt không chỉ đưa ra luận điểm là lời khẳng định hào sảng, chắc chắn về vùng lãnh thổ, ranh giới quốc gia và chủ quyền, quyền làm chủ của nhân dân Đại Việt với quốc gia, dân tộc mình mà tác giả còn rất tỉnh táo, sắc sảo khi đưa ra những luận cứ đúng đắn, giàu sức thuyết phục mà còn đưa ra một sự thật mà không một kẻ nào, một thế lực nào có thể phủ định, bác bỏ được nó. Giọng văn hào hùng, mạnh mẽ nhưng không giấu được niềm tự hào của bản thân Lý Thường Kiệt về chủ quyền của dân tộc mình.

Từ sự khẳng định mạnh mẽ vấn đề chủ quyền của dân tộc Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã lớn tiếng khẳng định, cũng là lời cảnh cáo đến kẻ thù, đó chính là cái kết cục đầy bi thảm mà chúng sẽ phải đón nhận nếu biết nhưng vẫn cố tình thực hiện hành động xâm lăng lãnh thổ, gây đau khổ cho nhân dân Đại Việt:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”

Sự thật hiển nhiên rằng “Sông núi nước Nam” là do người Nam ở, người Nam làm chủ. Nhưng lũ giặc không hề màng đến sự quy định mang tính tất yếu ấy, chúng cố tình xâm phạm Đại Việt cũng là xúc phạm đến sự tôn nghiêm của đạo lý, của luật trời: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm” hành động ngông cuồng, phi nghĩa này của bọn chúng thật đáng bị phê phán, thậm chí đáng để trừng phạt bằng những hình thức thích đáng nhất. Và ở trong bài thơ này, tác giả Lý Thường Kiệt cũng đã đanh thép khẳng định cái kết cục đầy bi đát, ê chề cho lũ cướp nước, coi thường đạo lí: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Với tất cả sức mạnh cũng như lòng tự tôn, tính chính nghĩa của dân tộc Đại Việt thì lũ xâm lăng chỉ có một kết cục duy nhất, một kết quả không thể tránh khỏi “bị đánh cho tơi bời”.

Như vậy, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ, một bài thơ mang tính chính luận rõ ràng, sâu sắc, một bản tuyên ngôn hùng hồn, mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Bài thơ thể hiện lòng tự hào của người Việt Nam về chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, về sức mạnh vĩ đại của người dân trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Chou
04/07/2021 16:48:18
+4đ tặng

Mở bài

Chủ quyền dân tộc là vấn đề không chỉ được quan tâm ở mảng chính luận mà còn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác giả. Cùng với dòng chảy của lịch sử, biết bao tác phẩm chứa đậm tình yêu đất nước đã ra đời và sống mãi đến ngày nay. Trong đó, “Nam quốc sơn hà” là áng thơ bất hủ của văn học Việt Nam. Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà, ta sẽ thấy được niềm tự hào, tự tôn dân tộc lớn lao của dân tộc.

Thân bài

Phân tích bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, tác giả thực sự của bài thơ vẫn chưa được làm rõ, nhưng theo những tư liệu xưa, bài thơ được xem là do Lý Thường Kiệt sáng tác. Bài thơ được xem là “thơ thần” bởi lẽ nó không chỉ khẳng định được vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, nền độc lập của nước ta, mà còn thể hiện được tính thần lực, lòng tự tôn dân tộc mạnh mẽ của vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt cũng như những người dân Việt Nam. Bài thơ cũng là lời tuyên bố, khẳng định đanh thép của tác giả đối với những kẻ có ý định xâm phạm vào lãnh thổ nước ta, xâm phạm vào lòng tự tôn của một dân tộc Việt Nam anh hùng.


Tác phẩm Nam quốc sơn hà và các bản dịch

Theo giai thoại, trong cuộc chiến đấu chống quân Tống của quân dân Đại Việt, chủ tướng Lý Thường Kiệt đã đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” ở đền thờ hai vị thần Trương Hống, Trương Hát – hai vị thần của sông Như Nguyệt. Bài thơ thần đã vang lên vào thời điểm đêm khuya, lại được vọng ra hùng tráng, đanh thép từ một ngôi đền thiêng liêng. Vì thế đã làm cho quân Tống vô cùng khiếp sợ. Bọn chúng đã vô cùng hoảng loạn, lo lắng, nhuệ khí của quân giặc bị suy giảm một cách nhanh chóng. Cũng nhờ đó mà quân dân ta có thể tạo ra một chiến thắng lừng lẫy, oai hùng sau đó, tạo được tiếng vang làm biết bao đế chế phải khiếp sợ.

  • Luận điểm 1: Lời khẳng định chủ quyền của đất nước

Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà phần mở đầu bài thơ, tác giả Lý Thường Kiệt đã khẳng định một cách chắc chắn, mạnh mẽ về vấn đề chủ quyền, ranh giới lãnh thổ của dân tộc Đại Việt. Đó là ranh giới đã được định sẵn, là nơi sinh sống của người dân Đại Việt từ ngàn đời nay. Lời khẳng định này không phải chỉ là lời khẳng định của tác giả, mà tác giả còn đưa ra những luận chứng sắc sảo, đó là bởi “thiên thư” (sách trời) quy định. Tức sự độc lập, chủ quyền về lãnh thổ ấy được trời đất quy định, chứng giám. Một sự thật hiển nhiên mà không một ai có thể chối cãi được:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Theo tác giả, sông núi nước Nam, bất cứ sự vật nào trên đất Nam đều là những vật thuộc quyền sở hữu của người Nam. Đây không chỉ là những hình ảnh biểu tượng cho ranh giới, chủ quyền của dân tộc Việt Nam mà còn khẳng định một cách chắc chắn quyền sở hữu của “sơn hà” ấy là của người Việt Nam. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên trong một tác phẩm thơ văn, vấn đề chủ quyền dân tộc được khẳng định. Và mặc dù là tác phẩm đầu tiên, lời thơ vẫn vang lên vô cùng mạnh mẽ, hào sảng. Dân tộc  Việt Nam không chỉ là dân tộc có chủ quyền, có lãnh thổ mà dân tộc ấy còn có người đứng đầu, người quản lí, làm chủ người dân của quốc gia ấy. Đó chính là “Nam đế”. Tác giả cũng mạnh mẽ khẳng định vị thế của người đứng đầu đất nước. Không phải là vương, là chư hầu nhỏ bé mà là “đế”, là vị vua ngang hàng với bất cứ vị vua nào. Chủ quyền ấy, lãnh thổ cương vực ấy không phải do người Nam tự quyết định lựa chọn cho mình, người dân nơi ấy chỉ sinh sống, làm ăn sinh hoạt từ rất lâu đời, do sự định phận của “sách trời”, đó là đấng cao quý vì vậy mọi sự quy định, chỉ dẫn của “trời” đều rất có giá trị, đều rất đáng trân trọng.


Nam quốc sơn hà được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

Hai từ “tiệt nhiên” (rành rành) là dùng để chỉ sự hiển hiện, tất yếu mà ai cũng có thể nhận biết và phân biệt được. “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” có nghĩa vùng lãnh thổ ấy, chủ quyền ấy của người Nam đã được sách trời ghi chép rõ ràng, dù có muốn cũng không thể chối cãi, phủ định. Như vậy, ở hai câu thơ đầu, tác giả Lý Thường Kiệt đã đưa ra lời khẳng định hào sảng, chắc chắn về vùng lãnh thổ, ranh giới quốc gia. tác giả cũng khẳng định chủ quyền, quyền làm chủ của nhân dân Đại Việt với quốc gia, dân tộc mình. Hơn thế, tác giả còn rất tỉnh táo, sắc sảo khi đưa ra những luận cứ đúng đắn, giàu sức thuyết phục. Đó là sự thật mà không một kẻ nào, một thế lực nào có thể phủ định, bác bỏ được nó. Ngay từ những lời đầu tiên, bài thơ đã làm nổi bật sự hào hùng, mạnh mẽ và rất đỗi tự hào của tác giả về chủ quyền của dân tộc mình. Và hơn cả, đó cũng chính là niềm tự hào, tự tôn chung của cả dân tộc Việt Nam.

  • Luận điểm 2: Quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc

Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà từ sự khẳng định mạnh mẽ vấn đề chủ quyền của dân tộc Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã lớn tiếng khẳng định, cũng là lời cảnh cáo đến kẻ thù. Chúng sẽ phải nhận những kết cục bi thảm nếu biết rõ nhưng vẫn cố tình thực hiện hành động xâm lăng lãnh thổ, gây ra những mất mát, đau thương cho nhân dân Đại Việt:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Sự thật hiển nhiên rằng, “Nam quốc sơn hà” là do người Nam ở, người Nam làm chủ. Thế nhưng lũ giặc lại không hề màng đến sự quy định mang tính tất yếu ấy, chúng cố tình xâm phạm Đại Việt, cũng là xúc phạm đến sự tôn nghiêm của đạo lí, của luật trời: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” hành động ngông cuồng, phi nghĩa. Hành động này của bọn chúng thật đáng bị phê phán, thậm chí đáng để trừng phạt bằng những hình thức thích đáng nhất. Và ở trong bài thơ này, tác giả Lý Thường Kiệt cũng đã đanh thép khẳng định cái kết cục đầy bi đát, ê chề cho lũ cướp nước, coi thường đạo lí: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”(Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời). Với tất cả sức mạnh cũng như lòng tự tôn, tính chính nghĩa của dân tộc Đại Việt thì lũ xâm lăng chỉ có một kết cục duy nhất, một kết quả không thể tránh khỏi. Bọn chúng không chỉ thua một cách ê chề, nhục nhã mà còn phải cúi đầu trước một dân tộc nhỏ bé nhưng phi thường, dũng cảm và kiên quyết chiến đấu cho độc lập, chủ quyền của dân tộc. Dù sau này có biết bao tác phẩm khác nói về chủ đề này, thì “Nam quốc sơn hà” vẫn là áng thơ bất hủ, sống mãi trong trái tim của người Việt Nam. Là niềm tự hào bất diệt của một dân tộc nhỏ bé nhưng phi thường.

Kết bài 

Với giọng điệu hào sảng, lập luận sắc bén, chỉ với bốn câu thơ, tinh thần và ý chí của nhân dân Việt Nam hiện lên rất rõ ràng. Đó là lời khẳng định chủ quyền dân tộc, là lời quyết tâm bảo vệ đất nước của người chủ tướng, cũng là đại diện cho hàng triệu triệu người dân. Qua bài thơ, lòng tự tôn dân tộc, tình yêu đất nước được thể hiện mạnh mẽ, đại diện cho truyền thống yêu nước ngàn đời của nhân dân ta. Bài thơ cũng là lời nhắn nhủ thế hệ sau phải trân trọng, gìn giữ gấm vóc non sông, xứng đáng với những gì cha ông đã đánh đổi và bảo vệ tới cùng.

6
3
Khánh Ly
04/07/2021 16:48:21
+3đ tặng

Trần Quang Khải (1241-1294) vừa là một võ tướng kiệt xuất của nhà Trần, ông là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, đặc biệt trong hai trận chiến lớn ở Hàm Tử và Chương Dương. Không chỉ vậy ông còn là một thi sĩ nổi tiếng với rất nhiều những tác phẩm có giá trị trong đó không thể không kể tới bài thơ “Phò giá về kinh”. Đây là tác phẩm tiếp nối mạch nguồn cảm hứng yêu nước của thời đại nhà Trần, thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc.

Sau chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, kinh đô Thăng Long được giải phóng, Trần Quang Khải đích thân đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông hồi kinh, bài thơ “phò giá về kinh” được viết trong hoàn cảnh ấy. Trong không khí chiến thắng hào hùng ấy, bài thơ cất lên như một bản anh hùng ca của đất nước. Hai câu thơ đầu, tác giả gợi lại hai trận chiến oanh liệt hào hùng của dân tộc ta với âm vang tự hào:

“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan”

Chương Dương và Hàm Tử là hai địa danh nổi tiếng gắn với hai trận đánh lịch sử của dân tộc được tác giả trực tiếp nhắc tới trong câu thơ. Đối với quân dân nhà Trần, chỉ cần nhắc tới hai chiến công vang dội có tính chất quyết định thành bại ấy cũng đủ để cất lên âm điệu tự hào, ngợi ca. Tác giả không miêu tả diễn biến trận chiến, cũng không diễn tả cảnh binh đao trận lửa mà chỉ kể lại bằng cách liệt kê nhưng như thế cũng đủ để ta hình dung được không khí trận mạc cùng tính chất gay go, căng thẳng của cuộc chiến.

Đặc biệt để nói về chiến thắng, nhà thơ chỉ sử dụng hai cụm động từ “đoạt sáo, cầm hồ” với sức gợi mạnh mẽ, khẳng định quân ta luôn trong thế chủ động, tự tin, lấn át và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược cho dù chúng là ai. Trong phần dịch nghĩa, tác giả sử dụng từ dùng từ “cướp” để dịch thoát nghĩa cho từ “đoạt” trong phiên âm, tuy nhiên nó đã làm mất đi sắc thái ý nghĩa của hành động. “Cướp” thiên về sự phi nghĩa, trái với đạo lí, dùng sức mạnh để chiếm đoạt của người khác, nó đã làm mất đi sự hào hùng vốn có của hành động “đoạt” là tư thế chủ động, tự tin của phe chính nghĩa tước đoạt dã tâm xâm lược của kẻ thù. Với giọng điệu hào hùng, sôi nổi kể lại những chiến công oanh liệt, hào hùng cùng của dân tộc cùng hào khí chiến đấu, chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần, hai câu thơ đầu đã cho thấy niềm vui sướng, hạnh phúc và đầy tự hào của nhà thơ, đồng thời đó cũng là sự biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.

Không ngủ quên trong chiến thắng, càng sung sướng, tự hào về chiến công bao nhiêu thì quân và dân nhà Trần càng quyết tâm để giữ gìn sự hòa bình, thịnh trị của dân tộc bấy nhiêu. Với giọng điệu dứt khoát, đầy tự tin Trần Quang Khải đã lên tiếng để nói về khát vọng ấy.

“Thái bình tu chí lực
Vạn cổ thử giang san”

Đến hai câu thơ này, giọng điệu trở nên trầm lắng, niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc dường như tạm lắng lại, thay vào đó là phút suy tư sâu lắng về vận nước. Triều đại vừa trải qua cơn phong ba bởi nạn giặc xâm lược, đất nước còn bao điều bộn bề lo toan, thân làm chủ tướng, Trần Quang Khải làm sao không suy nghĩ, lắng lo cho được. Trong câu thơ, tác giả đã nhấn mạnh có thái bình rồi nên phải gắng sức dựng xây thì non nước mới được thịnh trị muôn đời. Câu thơ cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một vị chủ tướng tài ba. Đó vừa là lời hứa quyết tâm cùng chung tay góp sức xây dựng đất nước, cũng vừa là lời nhắc nhở con cháu đời sau về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước, dân tộc. Hai câu thơ khiến ta trân trọng, kính phục và cảm động biết bao trước tấm tấm lòng yêu nước thương dân và tài năng thao lược tài ba của người con tài giỏi nhà Trần.

Với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn mà dồn nén cảm xúc, “phò giá về kinh” của Trần Quốc Tuấn vừa ngợi ca chiến thắng hào hùng của dân tộc, vừa thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. Bài thơ được xem là bản hùng ca hòa trong dàn đồng ca yêu nước của dân tộc cùng với các tác phẩm như Nam Quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo,...Những khúc ca ấy đã khơi gợi trong mỗi chúng ta tình yêu đất nước và ý thức bảo vệ, xây dựng, giữ gìn đất nước trong mỗi người.

5
4
Snwn
04/07/2021 16:48:27
+2đ tặng
Câu 1
Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của chủ tướng Lý Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ. Không chỉ khẳng định được vấn đề về lãnh thổ, chủ quyền, độc lập của dân tộc Việt Nam, mà bài thơ còn thể hiện được tính thần lực, tự tôn dân tộc mạnh mẽ của vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt cũng như những người dân Việt Nam nói chung. Bài thơ cũng là lời khẳng định tuyên bố đanh thép của tác giả đối với những kẻ có ý định xâm lăng vào lãnh thổ ấy, xâm phạm vào lòng tự tôn của một dân tộc anh hùng.
 
Trong cuộc chiến đấu chống quân Tống của quân dân Đại Việt, chủ tướng Lý Thường Kiệt đã đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” ở đền thờ hai vị thần Trương Hống, Trương Hát. Là hai vị thần của sông Như Nguyệt. Khi bài thơ thần này vang lên vào thời điểm đêm khuya, lại được vọng ra hùng tráng, đanh thép từ một ngôi đền thiêng liêng nên đã làm cho quân Tống vô cùng khiếp sợ, chúng đã vô cùng hoảng loạn, lo lắng, nhuệ khí của quân giặc bị suy giảm một cách nhanh chóng. Cũng nhờ đó mà quân dân ta có thể tạo ra một chiến thắng lừng lẫy, oai hùng sau đó.
 
Mở đầu bài thơ, tác giả Lý Thường Kiệt đã khẳng định một cách chắc chắn, mạnh mẽ về vấn đề chủ quyền, ranh giới lãnh thổ của dân tộc Đại Việt, đó là ranh giới đã được định sẵn, là nơi sinh sống của người dân Đại Việt. Lời khẳng định này không phải chỉ là lời khẳng định của tác giả, mà tác giả còn đưa ra những luận chứng sắc sảo, đó là bởi “sách trời” quy định. Tức sự độc lập,chủ quyền về lãnh thổ ấy được trời đất quy định, chứng giám. Một sự thật hiển nhiên mà
9
1
TuanAnh
04/07/2021 16:48:57
+1đ tặng

rong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược đời Trần, Thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được nhiều chiến công to lớn. Sau chiến thắng Hàm Tử, rồi chiến thắng Chương Dương năm 1285, trong ngày vui đất nước được giải phóng, Trần Quang Khải vinh dự đón nhà vua về kinh đô. Trên đường đi, ông đã hứng khởi sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư. Bài thư nguyên văn bằng chữ Hán, theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt, toàn bài bốn câu, mỗi câu năm tiếng tuyệt hay. Tuy tác phẩm thuộc loại biểu ý là chính, nhưng đằng sau những ý tưởng lớn lao vẫn dạt dào biết bao cảm xúc sâu lắng. Đây là khúc khải hoàn dầu tiên của dân tộc ta trong cồng cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Trước thời đại nhà Trần, dân tộc ta từng đã nhiều lần đánh tan bọn giặc ngoại xâm. Nhưng sau những chiến công ấy, chúng ta chưa dược đọc, được nghe một tác phẩm văn chương nào viết về chiến thắng, hoan ca khúc khải hoàn. Do đó, bài thơ Phò giá về kinh của vị thượng tướng - thi sĩ không những có tính lịch sử mà còn có giá trị văn chương. Chúng ta hãy đọc nguyên tác bài thơ phiên âm chữ Hán:

Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.

Và đọc bản dịch thơ của Trần Trọng Kim :

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

Bố cục tác phẩm gồm hai phần khá mạch lạc. Hào khí chiến thắng được thể hiện ở hai câu đầu:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Tìm hiểu lịch sử, biết rằng trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên đời Trần, quân dân ta đã giành nhiều chiến thắng trong nhiều chiến dịch, nổi tiếng nhất là chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Nhưng Trần Quang Khải chỉ nói tới hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử. Tại sao? Phải chăng đây là hai chiến dịch tiêu biểu, có tính quyết định để giành thắng lợi cuối cùng?

Phải chăng nhờ hai chiến thắng này, xa giá nhà vua và các triều đình sau thời gian sơ tán, tạm lánh về nông thôn, được trở về kinh đô, vui lắm, phấn khởi lắm, đáng làm thơ, đáng ca hát lắm? Trong thực tế, chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước (tháng 4 năm 1285), chiến thắng Chương Dương sau (tháng 6 năm 1285).

Tại sao tác giả nêu Chương Dương trước, sau đó là Hàm Tử? Đây cũng là câu hỏi thú vị. Tìm hiểu lịch sử, ta biết rằng, ở chiến thắng trước - Hàm Tử - người chỉ huy là tướng Trần Nhật Duật, còn Trần Quang Khải chỉ tham gia hỗ trợ. Còn tại Chương Dương, Thượng tướng Trần Quang Khải thống lĩnh ba quân, trực tiếp chỉ huy và giành thắng lợi giòn giã, để rồi ngay sau đó đón nhà vua về kinh. Niềm vui chiến thắng, đi liền niềm vui được "phò giá" dồn dập nối tiếp nhau lay động trí tuệ và tâm hồn.

Có lẽ vì thế trong phút ngẫu hứng, vị thượng tướng đã nhắc ngay tới Chương Dương, rồi mới hồi tưởng Hàm Tử. Trong cả hai chiến dịch Chương Dương và Hàm Tử, quân dân ta đã chiến đấu vô cùng dùng cảm, khí thế trận mạc vô cùng sôi động, thành tích chiến đấu vô cùng phong phú,... Song, tác giả chỉ đúc lại trong hai câu thơ ngắn gọn, mười âm tiết. Ở mỗi chiến thắng, cũng đúc lại bằng hai từ: "đoạt sáo" (cướp giáo), "cầm Hồ" (bắt quân Hồ).

Cần chú ý câu thơ nguyên tác "đoạt sáo". "Đoạt" nghĩa gốc là "lấy hẳn được về cho mình qua đấu tranh với người khác". Như vậy, dùng từ "đoạt sáo", nhà thơ vừa ghi chiến công vừa ngợi ca hành động chính nghĩa và dũng cảm của quân dân ta. Bản dịch dùng từ "cướp giáo" làm giảm phần nào vẻ đẹp của chiến thắng. Ở Chương Dương, ta giành được gươm giáo, vũ khí quân giặc. Còn ở Hàm Tử, ta bắt được quân tướng của chúng. Mỗi chiến dịch một thành tích khác nhau, bổ sung cho nhau, thật hài hòa, toàn diện. Trong chiến trận, chắc có thương vong, quân giặc chắc bị ta tiêu diệt, giết chết, đuổi chạy khá nhiều. Nhưng lời thơ không nói tới cảnh máu chảy, đầu rơi, mà chỉ nhắc hai hành động "đoạt sáo", "cầm Hồ".

Cách nói ấy nhẹ mà sâu, biểu hiện rõ mục đích chiến đấu của dân tộc ta không phải là chém giết mà là giành lại nền độc lập, bắt kẻ thù phải quy thuận, trả lại non sông, đất nước cho ta. Câu thơ dồn nén, biểu ý rắn khoẻ. Nhưng nhịp thơ, âm điệu vẫn toát ra niềm vui, niềm tự hào phơi phới. Đọc thơ, ta có cảm giác vị thượng tướng ấy đang ngẩng cao đầu, vừa đi giữa đoàn quân chiến thắng vừa sang sảng cất tiếng ngâm thơ. Tiếng ngâm lan truyền và được ba quân nối tiếp, trở thành khúc ca hào hùng vang động núi sông. Đúng là khúc khải hoàn ca.

Xuống hai câu dưới, âm điệu thơ như lắng lại. Nhà thơ suy nghĩ về tương lai đất nước:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

Đây là lời tự nhủ của vị thượng tướng về ngày mai của đất nước, cũng là lời nhắn nhủ toàn thể quân dân ta bấy giờ. Tiếng nói, khát vọng, của một người đã trở thành ý nghĩ, quyết tâm của toàn dân tộc. Trần Quang Khải tự nhắc mình nêu cao trách nhiệm, cố gắng "tu trí lực", tức là rèn luyện, tu dưỡng tài năng, sức lực. Đồng thời ông động viên quân dân "gắng sức, đồng lòng" phát huy thành quả chiến thắng để xây dựng đất nước thanh bình bền vững dài lâu. Câu thơ kết "Vạn cổ thử giang san" vừa chỉ ra cái đích đi tới của đất nước vừa bày tỏ lòng mong muốn, niềm khát khao mãnh liệt về một tương lai tươi sáng muôn đời của dân tộc. Nghĩa của thơ biểu ý, nhưng nhạc của thơ biểu cảm. Lời răn dạy hài hoà với niềm tin, niềm hi vọng.

Ba năm sau khi bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư ra đời, vào tháng 4 năm 1288, trong buổi tế thần tại Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông), đức vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng đọc hai câu thơ:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,

Non sông nghìn thuở vững âu vàng)

Phải chăng hai câu thơ trên của nhà vua đã đồng vọng với bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Thượng tướng Trần Quang Khải ? Và phải chăng đấy cũng chính là hào khí của cả dân tộc ta thời đại nhà Trần, mà sau này người đời gọi là Hào khí Đông A ? Hào khí Đông A nghĩa là thế nào ? Đông A là chiết tự tên họ Trần, gồm hai chữ: chữ Đông ghép với chữ A trong Hán tự. Hào khí Đông A là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là khí thế, quyết tâm lớn lao của quân dân đời Trần trong sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước thanh bình, bền vững. Hào khí Đông A không chỉ là tư tưởng, tâm hồn của con người mà còn là nội dung tư tưởng, là âm hưởng bao trùm trong rất nhiều tác phẩm thơ văn Việt Nam thời nhà Trần, thế kỉ XII, XIII.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo