Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt nội dung hiến pháp năm 1992

tóm tắt nội dung hiến pháp năm 1992

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
301
3
0
thỏ
08/07/2021 09:39:47
+5đ tặng

1.  Tóm tắt nội dung Hiến pháp năm 2013

 

1.1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.

 

Hiến pháp có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2014, là sự đảm bảo chính trị - pháp lý vững chắc cho dân tộc ta, nhân dân ta và nhà nước ta vượt qua những thách thức khó khăn, vững bước tiến lên trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

 

Hiến pháp vừa kế thừa được giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hoá các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011).

 

Hiến pháp thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.

 

1.2. Những điểm mới và những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013

 

Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992.

 

Lời nói đầu của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở chắt lọc, lựa chọn ý tứ, từ ngữ để nêu bật được một cách ngắn gọn, súc tích tinh thần, nội dung của Hiến pháp, phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc, thể hiện rõ mục tiêu dân chủ và khẳng định chủ quyền của nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 

Chương I : Chế độ chính trị, gồm 13 điều (từ điều 1 đến điều 13), được xây dựng trên cơ sở viết gọn lại tên Chương I của Hiến pháp năm 1992 và đưa các quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh tại Chương XI của Hiến pháp năm 1992 vì đây là những nội dung gắn liền với chế độ chính trị quốc gia. Hiến pháp năm 2013 bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc “ kiểm soát quyền lực” và “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp” được ghi nhận trong Hiến pháp. Đồng thời bổ sung điều 4 quy định về trách nhiệm của Đảng “phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.

 

Chương II : Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, gồm 36 điều (từ điều 14 đến điều 49), được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992, đồng thời chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các chương khác của Hiến pháp 92 về Chương này. Sự thay đổi về tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp, thể hiện nhất quán đường lối của đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số quyền mới là quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được đảm bảo an sinh xã hội; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá; quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; quyền được sống trong môi trường trong lành.

 

Chương III : Kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và mội trường, gồm 19 điều (từ điều 50 đến điều 68), được xây dựng trên cơ sở lồng ghép chương II và Chương III của Hiến pháp năm 1992 nhằm thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Hiến pháp năm 2013 bổ sung một điều quan trọng về chính sách tài chính công (điều 55) nhằm khẳng định vai trò của tài chính công, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức sử dụng tài chính công và cơ sở hiến định cho việc thiết lập kỷ luật tài chính.

 

Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc, gồm 5 điều (từ điều 64 đến điều 68), được xây dựng trệ cơ sở giữ nội dung và bố cục của Chương IV Hiến pháp năm 1992, xác định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

 

Chương V: Quốc hội, gồm 17 điều (từ điều 69 đến điều 85). Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cơ bản giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

 

Chương VI: Chủ tịch nước, gồm 8 điều (từ điều 86 đến điều 93), tiếp tục giữa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội, đối ngoại, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Chương VII: Chính phủ, gồm 8 điều (từ điều 94 đến điều 101), tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành  pháp..
Chương VIII: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, gồm 8 điều (từ điều 102 đến điều 109), được đổi vị trí từ Chương X “Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân” của Hiến pháp năm 1992. Chương này được thể hiện logic, chặt chẽ, đi từ vị trí, vai trò, nguyên tắc tổ chức và hoạt động đến tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan.
Chương IX: Chính quyền địa phương, gồm 7 điều (từ điều 110 đến điều 116), được xây dựng trên cơ sở đổi tên Chương IX của Hiến pháp năm 1992 và quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính, còn những vấn đề về tổ chức, thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương sẽ do luật định.
Chương X: Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước, gồm 2 điều (từ điều 117 đến điều 118), bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập gồm Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước để làm rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN.
Chương XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp, gồm 2 điều (từ điều 119 đến điều 120), tiếp tục khẳng định Hiến pháp là luật cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp; đồng thời bổ sung và quy định rõ mọi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý; quy định trách nhiệm của Quốc hội và các cơ quan nhà nước cũng như toàn dân trong việc bảo vệ Hiến pháp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Chou
08/07/2021 09:39:49
+4đ tặng
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế, xã hội và chính trị (chính thức bắt đầu từ năm 1986), trong bối cảnh phe XHCN trên thế giới có nhiều biến động lớn (những năm 1989 – 1991), Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đứng đầu, được thành lập để sửa đổi toàn diện Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1992 được Quốc hội khoá VII thông qua ngày 15/4/1992, gồm 12 chương, 147 điều. Về mặt nội dung, Hiến pháp này có rất nhiều thay đổi thể hiện nhận thức mới so với Hiến pháp 1980.

Chương I Hiến pháp 1992 quy định về chế độ chính trị. Hiến pháp thể chế hoá đường lối đổi mới, đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội (tại Điều 4). Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội, không phân thành chia các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo thuyết “tam quyền phân lập”. Ba chương tiếp theo quy định về chế độ kinh tế (Chương II), văn hoá, giáo dục khoa học và công nghệ (Chương III), bảo vệ tổ quốc (Chương IV). Chương V quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp quy định rõ hơn và đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của công dân. Chương VI đến Chương X quy định về bộ máy Nhà nước.

 
1
0
+3đ tặng
ân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
 
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
 
Điều 3 (sửa đổi, bổ sung Điều 3)
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
 
Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
 
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 
 
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
 
Điều 5 (sửa đổi, bổ sung Điều 5)
 
1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
 
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
 
3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. 
 
4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hoà nhập vào sự phát triển chung của  đất nước.
 
Điều 6 (sửa đổi, bổ sung Điều 6)
 
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. 
 
Điều 7 (sửa đổi, bổ sung Điều 7) 
 
1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
 
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.  
 
Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều 8)
 
1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
 
2. Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 
 
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
 
0
0
Hà Quỳnh
17/07/2021 10:19:16
+2đ tặng
Hiến pháp năm 1992 :hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CHXH trên phạm vi cả nước
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×