Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu suy nghĩ của em về phong trào học tập theo phong cách Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ ngày nay

Nêu suy nghĩ của em về phong trào học tập theo phong cách Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ ngày nay

3 trả lời
Hỏi chi tiết
578
1
0
+5đ tặng

Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể, gắn bó chặt chẽ với nhau, phát triển theo lôgíc đi từ suy nghĩ đến nói, viết và biểu hiện qua phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong các sinh hoạt hàng ngày. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện"tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Học tập phong cách Hồ Chí Minh bao gồm:  Phong cách tư duy độc lập,tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; Phong cách làm việc dân chủ, khoa học,kỹ lưỡng, cụ thể, tới nới chốn; Phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tình yêu dân, trọng dân, vì dân; Phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; Phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; Phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương.

   Phong cách tư duy độc lập,tự chủ và sáng tạo:  trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “độc lập” là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, giáo điều. “Tự chủ” là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước dân, trước nước, biết làm chủ bản thân và công việc. “Sáng tạo” là vận dụng đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng, cái đặc thù, là tìm tòi, đề xuất những cái mới để có thể trả lời được những đòi hỏi của cuộc sống đặt ra. Nhờ phong cách tư duy đó, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra quy luật của cách mạng Việt Nam, sáng tạo ra con đường và phương pháp tiến hành cách mạng phù hợp với thực tiễn của đất nước; lãnh đạo Đảng và dân tộc Việt Nam từ một nước kinh tế kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản trong điều kiện thế giới đầy biến động. Cái mới,cái sáng tạo của Bác là phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam, đồng thời phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội loài người.

Phong cách tư duy của Hồ Chí Minh còn là sự gắn bó giữa ý chí, tình cảm cách mạng với tri thức khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người giàu trí tuệ mà còn là một người có tình cảm, có ý chí nghị lực phi thường. Ở Người, ý chí, tình cảm cách mạng và tri thức khoa học thống nhất trong tư duy, trong hành động và trong quá trình vạch ra đường lối cho cáchmạng Việt Nam. Tư duy Hồ Chí Minh luôn có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cảm xúc, tình cảm với yếu tố trí tuệ, tri thức, kinh nghiệm, trong đó, yếu tố tri thức, trí tuệ là quan trọng nhất.

    Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa cái dân gian, đời thường với cái hàn lâm, bác học, cái cổ điển truyền thống với cái hiện đại, giữa duy tình phương Đông với duy lý phương Tây và nhất quán trong diễn đạt.  Hồ Chí Minh đã sử dụng ngôn ngữ như một vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc và công cụ giao tiếp giữa người với người để chỉ ra lẽ phải, tuyên truyền và tổ chức nhân dân, soi sáng ý nghĩ và cảm hóa tấm lòng của người đọc, người nghe. Cách viết, cách nói của Hồ Chí Minh là sự lựa chọn thích hợp để trả lời bốn câu hỏi cơ bản do Người đề ra đã gần nửa thế kỷ, trùng hợp với những câu hỏi của ngônngữ học hiện đại, đó là: Viết và nói để làm gì?.Viết và nói cho ai? (đối tượng).Viết và nói cái gì? (nội dung).Viết và nói thế nào? (phương pháp).

Sự trùng hợp này thêm một lần nữa chứng tỏ tầm nhìn xa rộng và tài năng đặc biệt của Hồ Chí Minh. Trả lời đúng bốn câu hỏi trên đây là vô cùng khó, đòi hỏi rất cao về trình độ, năng lực, phẩm chấtvà phong cách tư duy.

   Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là diễn đạt chân thật để cung cấp cho người nghe lượng thông tin ngắn gọn, chính xác. Đây là yêu cầu đầu tiên mà Người đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói và viết: “Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, không nên nói ẩu”, viết “… phải đúng sự thật. Không được bịa ra”, “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”, “Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”.

   Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh còn là diễn đạt ngắn gọn. Ngắn gọn trong cách nói, cách viết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt nội dung thì phải cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, ý thừa, chữ thừa,mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích, không phải rỗng tuếch. Tuynhiên, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, không phải nhất thiết cái gì cũng ngắn mới tốt, mà mục đích của việc nói ngắn, viết ngắn là để chữa cái bệnh “nói dài,viết rỗng”, tức là tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh, đối tượng cụ thể quy định nói, viết ngắn hay dài, nhưng phải có nội dung. Mỗi câu, mỗi chữ phải chứa đựng một ý nghĩa, mang một nội dung nhất định, không dư thừa; nói đúng tư tưởng,phản ánh đúng nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Một đặc điểm nổi bật trong phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh là giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Tính dễ hiểu theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “... phải viết cho đúng trình độ của người xem...”. Người cho rằng, tuyên truyền bằng ngônngữ nói hay ngôn ngữ viết thì mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, một mục đích.Người tuyên truyền khi nói ra, khi viết ra cốt là “Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng”. Cán bộ tuyên truyền khi nói, viết “nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được,là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích”.

Theo Hồ Chí Minh, “cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn” do đó trước hết “phải học cách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng”. Người căn dặn cán bộ tuyên truyền:“Đặc điểm rõ nhất trong tư tưởng của dân chúng là họ hay so sánh...Phải đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề, mà hóa nó thành cách chỉ đạo nhân dân”.

    Để viết và nói được trong sáng, giản dị,dễ hiểu, Bác Hồ còn chỉ ra rằng phải chống lại căn bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài. Tất nhiên, Người không tuyệt đối hóa việc mượn dùng chữ nước ngoài mà đối với những chữ đã quen thuộc, đã “hoá thành chữ ta” mà không dùng thì không đúng. Bác Hồ nêu ví dụ: Ta nói “độc lập”chứ không nói “đứng một”, nói “du kích” chứ không nói “đánh chơi” (đánh ăn trộm)…

     Với mục đích cao nhất là diễn đạt nội dung tuyên truyền một cách thực sự dễ hiểu, dễ thực hiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng linh hoạt, uyển chuyển, đa đạng, phong phú các hình thức tuyên truyền. Chẳng hạn, khi sử dụng phương pháp tuyên truyền bằng lời nói trực tiếp,Hồ Chí Minh đã dùng những hình thức như: lên lớp, diễn giảng, giải thích, nói chuyện, kể chuyện, hướng dẫn, mạn đàm, trao đổi, thảo luận... Khi sử dụng phương pháp tuyên truyền bằng ngôn ngữ viết, Hồ Chí Minh dùng các hình thức như: viết truyện, viết ký, viết văn chính luận, viết tiểu phẩm, viết kịch, làm thơ, viết thư khen, thư thăm hỏi và lời kêu gọi..., tất cả đều mang lại hiệuquả thiết thực.

     Nhà báo Ôxtrâylia Wilfred Burchett,người từng có nhiều cuộc phỏng vấn Hồ Chí Minh, cho biết: "Cảm giác đầu tiên của tôi là sự thân mật, ấm áp và giản dị. Hồ Chủ tịch có khả năng khiến người ta thấy nhẹ nhõm ngay từ khoảnh khắc đầu tiên và trình bày nhữngvấn đề phức tạp nhất chỉ trong vài từ và cử chỉ rõ ràng. Trong những cuộc gặp gỡ tiếp theo với nhân cách vĩ đại này, sự ấm áp, giản dị, cách thể hiện rõ ràng xuất phát từ trí tuệ mẫn tiệp và sự thấu hiểu trọn vẹn chủ đề khiến tôi có ấn tượng vô cùng sâu sắc”. Phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người;nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm

   Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung, nổi bật là: tác phong quần chúng, tác phong tập thể, dân chủ và tác phong khoa học.

Nội dung quan trọng hàng đầu của phong cách làm việc Hồ Chí Minh là phong cách quần chúng,chú ý tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và quan tâm thật lòng đến mọi mặt đời sống của quần chúng; tin dân, tôn trọng dân, lắng nghe và giải quyết những kiến nghị chính đáng của dân; tiếp thu ý kiến, sửa chữa khuyết điểm; giáo dục, lãnh đạo quần chúng, đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng,... Người kịch liệt phê phán những cán bộ quan liêu, “Miệng thìnói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược vớiphương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”

   Phong cách làm việc tập thể và dân chủ, gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể là phương châm chỉ đạo suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh.Bác luôn trân trọng ý kiến của mọi người, không phân biệt chức vụ, cấp bậc,đẳng cấp, với những bài viết trước khi công bố Bác thường chuyển cho các đồngchí lãnh đạo chủ chốt đọc và góp ý; thậm chí Người còn trao đổi với các đồng chí phục vụ những bài báo ngắn để sửa chữa những chỗ viết còn khó hiểu trướckhi đăng.

    Phong cách làm việc Hồ Chí Minh còn là phong cách làm việc khoa học.Tính khoa học trong công việc là quý trọng thời gian, giờ nào việc ấy;làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch đặt ra phải phù hợp. Hồ Chí Minh giải thích: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào” .Người phê phán những cán bộ vạch ra “Chương trình công tác thì quárộng rãi mà kém thiết thực”. Người chỉ rõ, để vạch kế hoạch một cách thực sự khoa học, người cán bộ phải “xét kỹ hoàn cảnh mà sắp đặt công việc cho đúng. Việc chính, việc gấp thì làm trước.Không nên luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp việc nào, làm việc ấy, thành thửviệc nào cũng là việc chính, lộn xộn, không có ngăn nắp”. Một việc chính có thể có nhiều cách thực hiện. Với ý nghĩa đó, Người yêu cầu cán bộ: chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi. Nói quyết tâm phải hai, ba mươi, tức làNgười yêu cầu cán bộ sau khi đã có kế hoạch công tác phải có quyết tâm thựchiện và phải thực hiện đến nơi đến chốn, không được đánh trống bỏ dùi. Người đãnhiều lần phê bình bệnh hữu danh vô thực ở không ít cán bộ: “Làm việc không thiết thực… Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tếch… Thế là dối trá với Đảng, có tội với Đảng. Làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà, cũng là một bệnh rất nguy hiểm” 

     Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, trong bất kỳ công việc gì cũng phải hiểu năng lực của cấp dưới mà bố trí, sử dụng người cho đúng, chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn”. Khi giao công việc cho cấp dưới phải rõ ràng đầy đủ, phải dự báo được những tình huống có thể xảy ra cho cấp dưới và phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của cấp dưới. Lê nin cũng đã từng chỉ ra rằng, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như là không có lãnh đạo.Hồ Chí Minh cũng hơn một lần phê bình tình trạng “cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó, thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những sự khó khăn trở ngại gì,dân chúng có ra sức tham gia hay không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to. Vì thế mà “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc vẫn không chạy”

   Phong cách khoa học còn đòi hỏi ngườicán bộ sau mỗi một việc cần phải rút kinh nghiệm tận gốc, rồi phổ biến những kinh nghiệm ấy cho tất cả cán bộ và cho dân chúng hiểu. Mỗi cán bộ phải học hỏinhững kinh nghiệm hay, tránh những kinh nghiệm dở, áp dụng những kinh nghiệm cũvào những công việc mới. Hồ Chí Minh phê phán lối làm việc “không biết nghiên cứu đến nơi đến chốn…, để mà học kinh nghiệm, để mà đặt ra khuôn phép cho công việc khác. Thành thử những cái tốt, cái hay đều không phát triển được. Và công việc xong rồi là thôi, cán bộ không học được kinh nghiệm gì, mà cũng không tiến bộ được mấy”. Người khuyên: “công việc gì bất kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cộirễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khoá phát triển công việc và để giúp cho cánbộ tiến tới”.

      Phong cách nói đi đôi với làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những nét nổi bật trong phong cách làm việc của Người là nói đi đôi với làm. Người là tấm gương sáng về nói đi đôi với làm cho mọi người học tập và làm theo.Người khuyên cán bộ muốn tập hợp, tuyên truyền cấp dưới, tự mình phải “miệng nói tay làm để làm gương cho nhân dân” .Người phê phán những cán bộ “miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền hàng trăm năm cũng vô ích ”Đó là những cán bộ hỏng. Còn với những cán bộ chỉ biết nói suông: “Chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được”, những người như thế tuy là thật thà,trung thành nhưng không có năng lực. Hồ Chí Minh nói rõ là không thể dùng những người đó vào công việc thực tế.

    Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý, đối với nhân dân không thể lý luận suông, chính trị suông, nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực từ những tấm gương sáng, những việc làm thiết thực của cán bộ. Đối với tổ chức đảng, Người chỉ rõ: “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”

     Đặc trưng cơ bản của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh được thể hiện ở ngôn từ, cử chỉ thích hợp và đúng đối tượng giao tiếp. Phong cách ứng xử của Người vừa khiêm tốn, nhã nhặn, lịch lãm vừa linh hoạt, biến hóa, lại chân tình, nồng hậu có lý, có tình chứa đựng những giá trị nhân bản của con người, yêu thương, quý mến, trân trọng con người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Khicần nhắc nhở, Người không quên chỉ vẽ tận tình. Khi cần phê bình, Người rất nghiêm khắc, nhưng rất độ lượng, bao dung, không bao giờ bao che, nhằm nâng conngười lên chứ không hạ thấp, vùi dập.

        Rèn luyện phong cách lãnh đạo dân chủ,  Hồ Chí Minh yêu cầu phong cách dân chủ là phải "Đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết" Đây là tư tưởng nổi bật, cốt lõi và xuyên suốt cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Dân chủ, sáng kiến và hăng hái ba điều đó gắn bóchặt chẽ với nhau, nếu thực hiện tốt sẽ tạo được sự đồng thuận nhất trí caotrong cơ quan đơn vị từ đó mọi người sẽ quyét tâm thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao

      Rèn luyện Phong cách lãnh đạo, quản lý khoa học: đòi hỏi cách làm việc phải đúng với quy luật khách quan, mang tính kế hoạch, bài bản, sáng tạo và hiệuquả. Theo Hồ Chí Minh Phong cách lãnh đạo,quản lý khoa học đòi hỏi người cán bộ phải  "đặt kế hoạch rõràng, tỉ mỉ, thiết thực", đồngthời phải có "óc tổ chức".

      Rèn luyện Phong cách lãnh đạo đúng pháp luật: người cán bộ lãnh đạo, quản lýphải thực sự  năng động, sáng tạo,  luôntìm chọn con đường, biện pháp tối ưu để hoàn thành công việc, để đạt hiệu quảcao trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Sự nhanh nhạy, năng động, sáng tạo phải thống nhất với nguyên tắc "tính Đảng" nghĩa là phải đúng với quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước.

        Rèn luyện Phong cách lãnh đạo sâu sát, cụ thể: người lãnh đạo, quản lý muốn thành công đòi hỏi phải có phong cách đi sâu đi sát quần chúng. Hồ Chí Minh yêu cầu mỗicán bộ, đảng viên phải "đi sát cơ sở, nằm ở cơ sở" để "hỏi dân, học dân và hiểu dân" qua đó mớicó thể nắm được "dân tâm, dân tình, dân ý". Mới kiểm nghiệm được sự sát đúng của các chủ trương chính sách, mới phát hiện được những nhân tố mới, điển hình tiêntiến để ủng hộ và nhân rộng.        

    Rèn luyện phong cách gắn lý luận với thực tiễn, yêu cầu học viên phải vận dụng lý luận đã học soi rọi vào thực tiễn hoạt động của địa phương, đơn vị, bản thân để liên hệ xem kết quả thực hiện như thế nào, những hạn chế tồn tại là gì? Vì sao có tồn tại hạn chế đó và đưa ra hướng khắc phục.

    Rèn luyện phong cách nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm để mỗi người cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở phải nghe được dân nói, nói cho dân hiểu và làm cho dân tin, thực hiện điều nàycũng đồng thời thực hiện phong cách nói đi đôi với làm, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao;sự lịch thiệp, tế nhị trong xử thế, thái độ tôn trọng ân cần của người lãnh đạo đối với cấp dưới.

     Rèn luyện phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh chính là rèn luyện phong cách lãnh đạo của Đảng cộng sản cầm quyền. Người cán bộ lãnh đạo cần rèn luyện phong cách thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; tính tư tưởng cao, tính nguyên tắc Đảng; mối liên hệ thường xuyên với quần chúng; chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tính thiết thực, hiệu quả, thông thạo công việc…

     Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh, mỗi tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên,công chức, viên chức và người lao động đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, thể hiện cụ thể trong suy nghĩ và thực hiện công việc hàng ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hiển
09/07/2021 09:26:03
+4đ tặng
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam noi theo. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi, ai cũng có thể học theo, làm theo, để trở thành một người công dân tốt hơn trong xã hội.

Thế hệ thanh niên ngày nay được sinh ra và lớn lên trong một đất nước VN hòa bình, ấm no, may mắn được hưởng sự giáo dục của nhà trường, của Đoàn, của Đảng một cách có hệ thống từ thuở ấu thơ. Nên thanh niên đã sớm định hướng được con đường phải đi, cái đích phải tới, con người phải trưởng thành. Là đoàn viên tôi đã được tham gia giờ học "Tuổi trẻ VN nhớ lời di chúc theo chân Bác" nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh do huyện đoàn kết hợp với đoàn trường tổ chức ngày 28/8/2019 tôi nhận thức được rằng học tập tư tưởng đạo đức phong cách HCM là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Học tập tư tưởng phong cách của Bác là cả quá trình lâu dài và mãi mãi. Nhưng ngay từ ngày hôm nay mỗi đoàn viên thanh niên chúng ta hãy bắt đầu từ những việc làm cụ thể:


 
- Trước tiên, chúng ta hãy học ở Bác đức tính giản dị. Sự giản dị được thể hiện qua cách ăn mặc của Người. Chúng ta chẳng thể nào quên được hình ảnh của 1 vị lãnh tụ với bộ quần áo ka ki đã phai màu theo thời gian cùng chiếc dép lốp cao su - người bạn đã đồng hành với Người biết bao năm tháng có mặt khắp năm châu bốn bể. Bữa ăn của Bác cũng rất giản dị đạm bạc. Bác còn giản dị trong cả cách viết cách nói, cách đối xử với mọi người.

Vậy, đoàn viên thanh niên chúng ta hãy học tập Bác.Thay bằng những bộ quần áo đắt tiền mà lại không phù hợp, chúng ta hãy mặc những chiếc áo đồng phục mang tên ngôi trường của mình. Chiếc áo đó vừa là biểu tượng cho nét đẹp trong sáng tuổi học trò, vừa tạo ra nét đẹp tập thể đồng đều, sự đoàn kết, đôi khi đồng phục còn giúp chúng ta tiết kiệm tài chính. Khi có đồng phục rồi các bạn sẽ không phải bận tâm mất thời gian để lựa chọn trang phục đến trường, từ đó dành nhiều thời gian hơn cho việc học, nghiên cứu sách vở. Hơn nữa, chúng ta là học sinh, chúng ta không nên quá lạm dụng mĩ phẩm hóa chất, không đánh son phấn lòe loẹt, không cầu kì với những kiểu tóc, mẫu tóc, màu tóc đắt tiền mà lại không phù hợp với học sinh, với nội quy quy định của nhà trường.


 
Ngay cả lời nói giao tiếp, ứng xử hàng ngày chúng ta hãy nói những lời hay ý đẹp, không văng tục chửi thề, không cầu kì, lai căng, lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài.

- Điều tiếp theo chúng ta cần học tập ở Bác tinh thần tự học, tự tìm tòi nghiên cứu sáng tạo. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót, học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng. Bác học bằng cách viết lên bàn tay, học dưới ánh trăng, dưới ánh đèn vàng vọt của con tàu. Bác học ở mọi lúc, mọi nơi, những lúc có thì giờ rảnh rỗi, và cũng chính nhờ tự học Người đã tìm ra con đường cứu nước đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của thực dân đế quốc. Bác dạy “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội ngày càng đi tới, công việc ngày càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”.

Thấm nhuần lời dạy đó tôi luôn tâm niệm mình phải chăm chỉ, chịu khó, cố gắng trong học tập, rèn luyện. Ngoài kiến thức được tiếp nhận từ thầy cô, sách vở, tôi chịu khó đọc sách tham khảo, các tài liệu, xem tin tức thời sự. Chịu khó ghi chép lại một cách khoa học những lời giảng hay, những tài liệu quý, ngoài ra tôi còn học từ bạn bè, những người xung quanh để hoàn thiện bản thân góp 1 phần mình xây dựng đất nước ngày giàu đẹp hơn "sánh vai với các cường quốc năm châu". Nhưng thật đáng tiếc vẫn còn những bạn đoàn viên không chịu khó học hành, lười suy nghĩ, ỉ lại vào người khác, trông chờ vào sự may rủi, phung phí tiền bạc vào những thói vô bổ, chạy theo những trào lưu phản cảm.

 
1
1
Hằngg Ỉnn
09/07/2021 09:26:39
+3đ tặng

Những ngày qua, chúng ta luôn nhớ về Bác Hồ kính yêu, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là: Tư tưởng - đạo đức - phong cách - Hồ Chí Minh.

Trong những năm qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã trở thành việc làm quan trọng, cấp thiết, có tác động mạnh mẽ đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, xoá đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng của huyện ...........nói riêng và trên khắp mọi miền đất nước nói chung.

Việc tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ chúng em hiểu biết để học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh là một việc làm quan trọng của mỗi nhà trường hiện nay. Thông qua những bài giảng của thầy cô giáo, những buổi tuyên truyền, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, hay từ những câu chuyện rất bình dị và gần gũi của Bác. Chúng em đã có ý thức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, tích cực trong phong trào học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Từ đó, chúng em rút ra những bài học cho bản thân để có những hành trang bước vào tương lai tươi sáng góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Để tỏ lòng biết ơn Bác, ngày nay, thế hệ trẻ chúng em không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là kim chỉ nam vô cùng cần thiết trong cuộc sống của mỗi người. “Học tập tốt, lao động tốt”, “ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là những lời dạy mà chúng em không thể nào quên.

Hiện nay trong nhà trường, có rất nhiều những bạn học sinh kém may mắn, có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện lời dạy của Bác chúng em sẽ nguyện chia sẻ những khó khăn, vất vả ấy với các bạn, sẽ kêu gọi mọi người cùng sẽ chia với những em nhỏ kém may mắn, tàn tật, mồ côi cha mẹ…mong sao các em quên đi những đau thương mất mát để luôn vui tươi, tin yêu cuộc đời hơn. Đồng thời chúng em sẽ quan tâm đến những bạn học sinh còn mải chơi, quá ham mê vào những trò chơi vô bổ mà quên đi nhiệm vụ học tập của mình. Để không phụ tình cảm và niềm tin của các cấp lãnh đạo, của cha mẹ, thầy cô chúng em sẽ cố gắng học tập rèn luyện và tu dưỡng đạo đức xứng đáng với lòng mong mỏi của Người "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tài sản quý giá mà Bác đã để lại cho chúng ta có sức lan tỏa lớn trong xã hội, trong mọi tầng lớp nhân dân.

Chúng em hy vọng rằng, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ trở thành động lực để thôi thúc, khai thác những tiềm năng trong mỗi cá nhân, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, vượt khó vươn lên của mỗi con người và qua đó chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn, biến khó khăn thành những thuận lợi để đạt được những điều mà mình mong muốn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo