Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê
làng X. (a) thuộc phủ X. (b) xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không
khéo thì vỡ mất.
(2) Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn,
kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn
lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh
trông thật là thảm.
(3) Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau
sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa
tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó
lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy
thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Trích Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn, Ngữ văn 7, tập 2)
1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Thể loại của
văn bản?
2. Bằng một câu văn có dấu gạch ngang, em hãy giới thiệu ngắn gọn về nội
dung của văn bản chứa đoạn trích trên.
3. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Sống chết mặc bay”? Tìm câu tục ngữ,
thành ngữ có ý nghĩa trái ngược với nhan đề trên.
4. Xác định các từ láy trong đoạn trích.
5. Tìm trong đoạn trích các câu đặc biệt.

6. Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau và tác dụng:
“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì
thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy
ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột”
7. Dấu chấm phẩy trong đoạn văn 1 ở trên dùng có tác dụng gì?
8. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu dưới đây và cho biết cụm C-V trong câu
làm thành phần gì?
“Ngay mở đầu truyện, tác giả đã đưa ra một tình huống rất căng thẳng”
9. Qua đoạn trích, hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?
Hãy trả lời bằng 1 đoạn văn từ 5-7 câu, trong đó có sử dụng câu bị động (gạch
chân và chú thích)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
649
1
0
Macchiato
11/07/2021 11:13:11
+5đ tặng
1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính tự sự
Thể loại củavăn bản là truyện ngắn

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nhung
11/07/2021 11:13:48
+4đ tặng
(Trích Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn, Ngữ văn 7, tập 2)
1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Thể loại của
văn bản?
PTBĐ : tự sự
Thể loại: tự sự
3. Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.
 
0
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo