Từ xưa trong ca dao người ta đã biết dùng con sóng để nói đến tình yêu: “Bao giờ con sóng bỏ ghềnh Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em” Bao giờ để có được điều đó? Điều đó sẽ chẳng thể nào xảy ra. Nói đến sự vĩnh hằng của tạo vật để khẳng định sự vĩnh hằng trong tình yêu. Con sóng của muôn đời, con sóng tình mang tính thời đại ấy cứ mãi xô bờ, và đến thời của ông hoàng tình yêu Xuân Diệu thì nó ngọt ngào lãng mạn, thôi thúc và đắm say hơn nhiều. “Anh xin làm sóng biết Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẻ thật êm Hôn êm đềm mãi mãi” Mãi mãi là như thế, mãi vẹn tròn của sóng và tình yêu, sóng luôn là ngọn nguồn để người ta truy tìm tình cảm thật của mình, hay nói cách khác là tìm ra chính mình trong “muôn trùng sóng bể”. Xuân Diệu – “kẻ uống tình yêu dập cả môi” đã khao khát và say đắm với con sóng tình như thế thì một nữ thi sĩ như Xuân Quỳnh cũng chẳng khác là bao, có khi lại còn hơn hẳn Xuân Diệu bởi cái “ào ạt” mà “lặng lẽ”, “dữ dội” mà “dịu êm”. Xưa nay người ta chỉ mượn sóng để nói đến tình yêu của anh nhưng Xuân Quỳnh thì ngược lại “sóng” là em, sóng là con người thật, tình cảm thật và nhịp đập của trái tim em. Đã có ai, một người phụ nữ đã mạnh dạng lấy sóng để thể hiện tình cảm của mình như Xuân Quỳnh chưa? Hiển nhiên là chưa, điều đó cho thấy con sóng đến với Xuân Quỳnh là một sự khám phá, một sự sáng tạo không giống với ca dâohy Xuân Diệu. Thời đại của Xuân Quỳnh, thời đại của mmọt người phụ nữ truyền thống với đầy đủ “công danh ngôn hạnh” nào ai dám thổ lộ tình yêu của mình, nào ai dám mãnh liệt và tó bạo trong tình yêu. Sự dịu dàng khuôn phép đã biến người phụ Trang 2
nữ trơ nên chìm khuất. Thế nhưng những con người dám vượt lên thời cuộc, dư luận để khẳng định cái tôi say đắm thì không phải là không có. Thơ trung đại ta bắt gặp Hồ Xuân Hương với: “Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi” Táo bạo, mãnh liệt, sự chủ đọng trong tình yêu đã giúp cho Xuân Hương một người phụ nữ gặp không ít trắc trở trong tình yêu khẳng định niềm khao khát được yêu, được sống trong những giây phút ngọt ngào và lãng mạng trong tình yêu. Muôn đời, sự chủ đọng trong tình yêu đối với những phụ nữ phương Tây không có gì là lạ lẫm nhưng với người phụ nữ Á Đông thì ngược lại. Xuân Quỳnh một người phụ nữ Việt Nam nhưng chút văn hoá tình yêu phương Tây đã lăn lõi vào tâm hồn của chị và tạo nên sự cuốn hút ở một vẻ đẹp đầy nữ tính. Khao khát tình yêu muốn vượt ra khỏi không gian chật hẹp của dòng sông để đến tình yêu, muốn vượt khỏi dư luận của thời cuộc để “nhập cuộc”, sẵn sàng thoát khỏi giới hạn của nữ nhi thường tình để khẳng định mình. “Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” Với Xuân Quỳnh, đơn phương “sóng” không tạo nên tình yêu, mà sóng phải cộng hưởng với “em” thì mới đích thực là tình yêu. Song hành “sóng và em” là đặc trưng cho một kết cấu ,ới lạ, kết cấu kép, càng khẳng định sự giao thoa của hai hình tượng mang tính tầm cỡ. “Sóng” là hình tuợng của tình yêu, “em” muợn sóng để chuyển tải tình yêu. Sự giao hoà, đồng điệu của hai trái tim biết yêu đã tạo nên điểm sáng tạo nữa trong thơ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Tình yều với những gian nang cách trở đã trở thành quy luật và định lý trong tình yêu mà người đời chấp nhận. Nhưng đến Xuân Quỳnh thì có phần mạnh mẽ hơn, khẳng định được sức mạnh của tình yêu trong Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh Trang 3
chấp nhận tình yêu với những trắc trở như những con sóng kia không phải đến với bờ một cách dễ dàng mà hiển nhiên sẽ gặp phải những khó khăn. Đứng trước điều đó Xuân Quỳnh nhìn thoáng hơn hay nói đúng hơn là chấp nhận nổi đau hiện có để nuôi dưỡng niềm tin cho tình yêu. Tại sao tôi lại như vậy? Bởi Xuân Quỳnh viết “sóng” trong lúc bản thân chị gặp phải trúc trắc trong tình yêu, một tình yêu đẹp, lung linh nhưng bỗng vỡ tan. Đứng trước điều đó bất cứ người phụ nữ nào cũng vậy sẽ không tránh khỏi đau buồn, hụt hẫn nhưng ở Xuân Quỳnh lại toát lên một vẽ đẹp đầy nữ tính, vẫn mạnh mẽ, đau khổ hiển nhiên là có nhưng từ đau khổ chị lại có thêm niềm tin cho tình yêu. Một nhà phê bình khi bình về thơ của Xuân Quỳnh đã có nói “Xuân Quỳnh là người yêu đến hết và yêu đến chết”. Qủa đúng là như vậy. “Biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. Trở lại với “sóng” ta thấy được quy luật trong tình yêu đã được tác giả khẳng định như một cao trào của muôn ngàn con sóng. “Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở” “Con sóng” dưới ngòi bút ngọt lịm hương thơm tình yêu đã được việt hoá và đua đến đỉnh cao, đến cao trào của cảm xúc. Lần đầu tiên “con sóng” – vật vô tri vô giác nhưng đã biết nhớ bờ, biết khao khát cái lần được xô vào bờ để vỡ và bao thương nhớ “em” sẽ bắt cặp với “sóng”, “em” sẽ song hành với “sóng” để vổ vào bến bờ hạnh phúc – nơi có anh. Khao khát trong tình yêu của Xuân Quỳnh như gửi trọn vào từng đợt sóng. Cũng chỉ: “Vì tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên” “Sóng” chẳng bao giờ đứng yên, cũng như chính tình yêu của “em”. Vì thế “sóng” và “em” có chung một nổi nhớ nhung, yêu thương. “Sóng” mãi nhớ bờ còn “em” thì đó là nỗi nhớ thường trực cả khi thức hay ngủ, không chỉ là ý thức mà xâm phạm vào cả giấc mơ, nổi nhớ cồn cào, da diết không thể nào nguôi, cuồn Trang 4
cuộn như những đợt sóng triền miên vô hồi, vô hạn. Muợn nổi nhớ của sóng để nói đến nổi nhớ của em là một sáng tạo độc đáo, tinh tế và đầy ý mị, nhẹ nhàng vẫn không làm phá vỡ đi vẽ đẹp của người phụ nữ Việt. “Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” Ngưỡng mộ, nổi nhớ mà sóng đối với bờ, ngưỡng mộ tình yêu mạnh liệt ấy nhà thơ đã muốn mình hoá thành hàng “trăm con sóng nhỏ” để được đắm mình trong tình yêu, để tình yêu mãi trường tồn như những con sóng mãi xô bờ và bờ cát mãi dâng trào những con sóng. Xuân Quỳnh muốn mình trở thành con sóng để tình yêu trong con người mình là bất diệt. Với bài thơ “Sóng” ta thấy được Xuân Quỳnh càng khao khát, càng mãnh liệt trong tình yêu bao nhiêu thì càng thấy được vẽ đẹp nữ tính của chị bấy nhiêu. Đó là điều đáng ngưỡng mộ. Yêu theo cách phương Tây nhưng vẫn không làm mất đi giá trị của một người phụ nữ truyền thống. Với những sáng tạo của hình tượng con sóng đã đem đến cho sự nghiệp thơ ca của Xuân Quỳnh những thành công nhất định. Con sóng đó đã lăn lõi vào đời sống tinh thần của loài người như thôi thúc tình yêu trong họ. Với sóng – với tình yêu của một người phụ nữ giữa một xã hội còn nhiều khuôn phép đã phần nào hoá giải điều đó. Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc, cho nhân loại một cái nhìn thoáng hơn về tình yêu của người phụ nữ. Tình yêu là cái thế giới mà ai cũng được trải qua nhưng liệu ai đó có dám thổ lộ nó như Xuân Quỳnh không? Điều này chắc hẳn là rất hiếm ở thời đại của Xuân Quỳnh chính vì thế mà “sóng” là chìa khoá mở ra những tình cảm, những rung động trong tình yêu. Trang 5
Có “sóng” những người đang yêu không cần phải che dấu đi tình yêu, không cần phải che dấu đi nổi nhớ và hơn hết là được như Xuân Quỳnh biết chấp nhận để nuôi dưỡng niềm tin, biết khao khát, biết hi sinh. “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chả có Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cá khi chết đi rồi” Và sự khám phá ra hình tượng con sóng của Xuân Quỳnh đã khiến cho con ngưòi dù nhìn nó bằng mắt thường hay khi đưa nó nằm dưới kính hiển vi mà “khuếch đại” thì nó cũng chỉ là con sóng bình thường. Nhưng hãy nhìn nó bằng con mắt thơ như Xuân Quỳnh ta sẽ nhận ra nhiều điều hay hơn thế “sóng” là tình yêu, “sóng” là khao khát của tình yêu. Hình tượng nghệ thuật chính là hương nước hoa cuốn hút tâm hồn ngươì đọc và làm phong phú thêm đời sống của con người. Qua nhận định trên đã đưa ra tiêu chí để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật. Nếu hình tượng nghệ thuật đó không phục vụ cho nhân loại thì nó dễ dàng bị mai một và lãng quên theo thời gian. Chính vì thế hình tượng “sóng” trong thơ Xuân Quỳnh là một sự “khám phá lớn” và nó đã làm phong phú thêm cái thế giới tình yêu trong mỗi con người. Với nhận định này cũng đã phần nào thôi thúc giới nghệ sĩ biết tìm tòi và khám phá ở những hình tượng nghệ thuật có sức lây chuyển, nâng cao tầm nhìn sự cảm thụ của con người theo như mức đánh giá chung “tác phong chuẩn mực nhân loại”. Trang 6