LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nghĩ về về tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến qua câu thơ: "Bác đến chơi đây ta với ta"

Giúp em với ạ!!!
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.331
2
0
kaka ka
19/12/2017 14:45:29

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Joen Somi
19/12/2017 14:53:54
" Bạn đến chơi nhà " là một bài thơ thể Thất ngôn bát cú Đường Luật hay nhất mà tôi từng đọc. Bài thơ thể hiện sự vui mừng và ngạc nhiên khi bạn đến chơi nhà của tác giả qua câu đầu :
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Lúc đó tác giả rất muốn chiêu đãi bạn một bữa thịnh soạn nhưng lại đúng lúc người trẻ trong nhà đi vắng, trong nhà chẳng còn thức ăn mà chợ lại xa tác giả lại già nên không thể đi chợ được.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Hai câu trên cho thấy cũng vì điều kiện hiện tại : ao thì sâu, vườn rộng, rào thì thưa nên khó lòng mà bắt cá đuổi gà vì đã có tuổi cao.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Lại nghĩ đến những thứ dân dã, quen thuộc với bữa cơm hằng ngày của thôn quê như cải, cà, bầu, mướp để đãi bạn. Nhưng mới ra vườn thì thấy cải chưa ra hoa, cà thì mới nụ, .... Tất cả những thứ ấy chưa tới thời kì thu hoạch nên cũng không thể lấy đãi bạn được.
Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Những buổi trò chuyện, trầu là luôn là " Miếng trầu mở đầu câu chuyện " Vậy mà tác giả nghèo đến nỗi một miếng trầu cũng không có ???
Bác đến chơi đây, ta với ta Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.
Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.
 
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
19/12/2017 19:44:04
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư