Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hoạt động rèn luyện vận động sẽ giúp trẻ cũng cố sức khỏe, phát triển thể lực và tinh thần, tâm lý tốt, trẻ sẽ hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, trẻ sẵn sàng chơi, sẵn sàng vận động và sẵn sàng tham gia vào mọi việc, nhờ vậy mà trẻ trở nên khỏe mạnh, thông minh và sáng tạo. Tuy nhiên để trẻ phát triển một cách toàn diện và cân đối, hài hòa thì các bài tập cho trẻ phải phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ.
Mà trong đó trẻ có hai khả năng vận động gồm :
Bao gồm những cử độn của các nhóm cơ lớn, thực hiện với các hoạt động như : Đi, dứng, chạy, nhảy, bò, trườn….giúp phát triển khả năng thăng bằng, phối hợp nhịp nhàng đồng thời tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Bao gồm những cử động cơ nhỏ ( ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, mắt, miệng trong việc cầm nắm, nặn…cho đến những vận động đòi hỏi sự khéo léo như lắp ráp, dán, vẽ… hoặc các hoạt động tự phục vụ như : cởi áo, mặc quần áo, rót nước, tự xúc thức ăn, đánh răng …
Vận động tinh phụ thuộc vào sự chín muồi của não, trẻ càng lớn sự phát triển của não càng hoàn thiện hơn. Vận động tinh có liên quan mật thiết đến sự phát triển trí tuệ của trẻ giúp trẻ có sự chuẩn bị tốt cho việc sẵn sàng đi học ở trường phổ thông.
Đầu năm học 2014-2015 khi được phân công dạy lớp lá 2, qua khảo sát tôi nhận thấy được các cháu ở lớp tôi còn động trong các hoạt động, chưa tích cực tham gia vào hoạt động trải nghiệm kỹ năng vận động còn hạn chế. Và đặc biệt là chưa tự tin mạnh dạn, cơ thể một số cháu thì yếu ớt. Chiều cao và cân nặng thì chưa cân đối theo lứa tuổi. Từ những thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra “ Một số kinh nghiệm để phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 5-6 tuổi “ để ứng dụng vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Trong quá trình thực hiện tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau :
Trường xây dựng khang trang, lớp học thoáng mát sạch sẽ.
Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, đồ dùng đồ chơi phú.
Được sự quan tâm sâu sát của Ban Giam Hiệu nhà trường, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng và hướng dẫn tận tình trong chuyên môn.
Được sự quan tâm của phụ huynh trong việc ủng hộ sách báo lịch cũ, các phế liệu, cây xanh…để cô và cháu cùng làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động.
Bản thân tôi luôn nhiệt tình năng nổ trong công việc, tâm huyết với nghề và luôn yêu thương gần gũi trẻ.
Được sự phối hợp nhịp nhàng và hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên cùng lớp trong suốt quá trình giảng dạy.
Tổng số trẻ lớp tôi là 42 cháu nhưng trong đó có 20% số cháu chưa học qua các lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Vì vậy sự tiếp thu của các cháu không đồng đều, còn nhiều hạn chế.
Có 60% số trẻ nhanh nhẹn linh hoạt và có nhận thức nhanh, 30% số trẻ nhận thức trung bình và nhút nhát. 10% còn lại là trẻ có nhận thức chậm chiếm.
Bên cạnh đó còn có 3 trẻ tình trạng dinh dưỡng hiện nay là thấp còi và suy dinh dưỡng ở độ 1 ( Cháu Thanh ngân, Thành Đạt, Bé Giàu ).
Do đặc thù của công việc chăm sóc và giáo dục trẻ thường bắt đầu lúc 6h00 và kết thúc lúc 17h30, hầu như chiếm hết toàn thời gian trong ngày. Nên việc nghiên cứu tài liệu và làm đồ dùng cũng gặp khó khăn về thời gian.
PHẦN 3 : BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để tạo điều kiện cho trẻ mầm non được phát triển tốt, khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn theo tôi trẻ phải được vận động một cách thoải mái, tích cực. Theo tôi chúng ta cần hiểu rõ về đặc điểm tâm sinh lý phát triển cảu đứa trẻ để đề ra nhiệm vụ kế hoạch hành động cụ thể. Bản thân người giáo viên phải biết mình phải làm gì ? Làm như thế nào ? Và quan trọng là phải có phương pháp thực hiện hoạt động luyện tập phù hợp với trẻ.
Từ đó tôi đã vận dụng một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ như sau :
Một vài phút khời động buổi sáng cũng giúp sự trao đổi chất trong cơ thể trẻ “ vận động ” theo. Bằng ách này sự trao đổi chất trong cơ thể trẻ sẽ được đẩy mạnh, diễn ra thuận lợi hơn và cơ thể đốt cháy được nhiều lường calo hơn. Thể dục sáng giúp ổn định quá trình trao đổi chất ngay từ sáng và quá trình này không bị cản trở bởi bất kỳ lý do gì trong suốt cả ngày vì vậy việc tập thể dục sáng để “ khởi động ” cho quá trình trao đổi chất được hoạt động tốt hơn.
Từ những nhận thức trên tôi đã ứng dụng một số bài tập thể dục sáng cho trẻ như sau :
Bài tập thể dục sáng được tiến hành lúc 7h00, tại lớp học của mình.
Trẻ được tập các động tác hô hấp – động tác phát triển cơ tay và bả vai – các động tác phát triển cơ lưng, bụng rồi đến các động tác phát triển cơ chân và động tác bật nhảy. Một bài tập bao giờ cũng đầy đủ các động tác trên để tác động phát triển toàn diện đến cơ thể. Mỗi lần sẽ thực hiện 4 lần x 8 nhịp.
Tùy theo từng chủ điểm mà trẻ tập các động tác khác nhau. Những động tác này được thay đổi để phù hợp với chương trình học.
Dụng cụ tập : Trẻ có thể tập kết hợp với vòng, gậy…
Ngoài ra ở một số chủ điểm khác tôi còn cho trẻ tập kết hợp với nhạc để luyện tai nghe và tăng thêm hứng thú khi tập.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |