Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này sẽ có hướng từ Đông sang Tây, vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với kinh tuyến tại điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất sẽ có đường kính nhỏ hơn.
Có 5 vĩ tuyến trên Trái Đất. Bốn vĩ tuyến được xác định dựa trên mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo quanh Mặt Trời. Với vĩ tuyến thứ 5, xích đạo nằm giữa 2 cực.
- Vòng Bắc cực (66° 33′ 38″ vĩ bắc)
- Hạ chí tuyến (23° 26′ 22″ vĩ bắc)
- Xích đạo (0° vĩ bắc)
- Đông chí tuyến (23° 26′ 22″ vĩ nam)
- Vòng Nam Cực (66° 33′ 38″ vĩ nam)
Hạ chí tuyến và đông chí tuyến là ranh giới phía Bắc và phía Nam của vùng trên Trái Đất, có thể nhìn thấy được Mặt Trời đi qua đỉnh đầu ít nhất tại một thời điểm trong năm. Vòng cực Bắc và nam là ranh tới của vùng xung quanh cực Trái Đất, nơi có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất là 1 ngày mùa hè trong năm.
Vĩ tuyến là gì?Các vĩ tuyến chính là các đường tà hành, ngoại trừ xích đạo, chúng không phải là vòng tròn lớn nên không chứa các cung là đoạn đường ngắn nhất giữa các điểm, ngược với những gì nhìn thấy trên một số bản đồ nơi chúng được vẽ bởi đường thẳng. Các chuyến bay trên Bắc bán cầu, giữa các điểm có cùng vĩ độ sẽ di chuyển theo đường ngắn nhất trông giống một đường cong lệch về phía Bắc trên bản đồ.
Các cung trên vĩ tuyến còn được sử dụng để làm biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Ví dụ như:
- Vĩ tuyến 38° Bắc dùng để phân chia Triều Tiên và Hàn Quốc.
- Vĩ tuyến 17° Bắc dùng để phân chia Việt Nam theo hiệp ước Genève.
- Vĩ tuyến 60° Nam dùng để phân định biên giới cho châu Nam Cực
Trái Đất hiện tại có tất cả 181 đường vĩ tuyến (tính cả xích đạo là vĩ tuyến đặc biệt).