Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tình thần yêu nước là truyền thông quý báo của dân tộc ta trg từng hoàng cảnh cụ thệ của đất nc tinh thần đấy đc bộc lộ với nhưng biểu hiện cụ thể bằng 1 bài văn khoảng trang giấy thi em hay x làm sáng tỏ tinh thần yêu nc của nhân dân ta trong tình cảnh hiện nay

tình thần yêu nước là truyền thông quý báo của dân tộc ta trg từng hoàng cảnh cụ thệ của đất nc tinh thần đấy đc bọc lộ với nhưng biệu hiện cụ thể bằng 1 bài văn khoảng trang giấy thi em hay x làm sáng tỏ tinh thần yêu nc của nhân dân ta trong tình cảnh hiện nay 
các bạn ơi cần gấp giúp mk với mai là hạn r :((
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
212
2
0
dogfish ✔
01/08/2021 15:00:17
+5đ tặng

“Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.

COVID-19, SARS-CoV-2, CRONA, NCOVI... là những từ được nhắc đến nhiều nhất những ngày qua. Khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Gọi COVID-19 là “giặc” quả không sai khi nó đang gây ra nỗi sợ hãi, sự chết chóc, thậm chí từng giây trôi qua lại có công dân của một nước nào đó trên thế giới phải bỏ mạng vì tên “giặc” này.  Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình.

Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu. 

Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó được hun đúc trong mỗi người Việt Nam và thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Theo nghĩa nào đó, COVID-19 cũng chính là “giặc ngoại xâm”, đang tìm cách lây lan, gây phương hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn được duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Trước khi “tên giặc này” xâm phạm “bờ cõi” với ca dương tính đầu tiên ngày 23/01/2020, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức rõ sự “hung hãn” của nó nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước làm tốt công tác nắm tình hình diễn biến dịch bệnh, đồng thời tập trung huy động nguồn lực nhằm chiến đấu và chiến thắng “giặc COVID-19”. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chủ trương, quan điểm này được cả hệ thống chính trị và toàn dân một lòng hưởng ứng. Qua đây, chúng ta cũng thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Từ khi cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”; các biện pháp ngăn chặn, cách ly tại địa bàn dân cư và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được triển khai nhằm cô lập, triệt tiêu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.

Hiện nay, trước diễn biến mới của dịch bệnh, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ở tất cả các địa phương đã và đang thực hiện biện pháp tăng cường hơn, mạnh mẽ hơn, cách ly toàn xã hội trong 15 ngày. Những thông tin, hình ảnh về các chốt kiểm soát trên khắp các tuyến đường, tuyến phố, bản làng giống như “thiên la địa võng” không để “giặc COVID-19” xuyên qua, đi qua. Chính phủ kêu gọi mỗi người dân hãy phát huy tinh thần yêu nước, chỉ ở nhà trừ những trường hợp cần thiết phải ra ngoài, đơn giản như vậy thôi cũng đã là một hành động hết sức thiết thực góp phần tiêu diệt “giặc COVID-19”. 

Đáng nói hơn, mặc dù tiếp giáp với quốc gia khởi phát của dịch bệnh là Trung Quốc, nhưng đến thời điểm hiện tại, cuộc chiến đấu của Việt Nam chống “giặc COVID-19” đang duy trì những tín hiệu hết sức tích cực, chúng ta đã kiềm chế tốt sự lây lan và gia tăng các ca nhiễm mới, chưa có trường hợp bệnh nhân nào bị “quật ngã” khi được sự trợ giúp của đội ngũ y, bác sĩ tận tình và tâm huyết. Đặc biệt, khí thế quật cường của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chưa lúc nào bị nao núng. Những chiến binh áo trắng đang không quản ngại ngày đêm túc trực và giữ thế chủ động trong cuộc chiến đấu sinh - tử này. Vẫn biết rằng, nguy cơ bị lây nhiễm là không thể loại trừ nhưng mỗi y, bác sĩ vẫn “vững tay súng”, “vững trận địa” trên mặt trận chiến đấu chống “giặc COVID-19”. Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đoàn kết một lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta, dân tộc ta.

Cuộc chiến đấu này có thể chưa kết thúc ngay mà kéo dài một thời gian nữa, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn toàn và xướng lên ca khúc khải hoàn với tinh thần yêu nước được thắp sáng lên. Nhất định là như vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Nguyễn
01/08/2021 15:00:30
+4đ tặng
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước ấy xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
0
1
Vũ Hiếu
01/08/2021 15:00:32
+3đ tặng
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ!) Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (2)
 
2
0
+2đ tặng
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần N năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định:
 
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
 
Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình.
 
Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
 
Một xin rửa sạch thù nhà 
 
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
 
Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:
 
Nam quốc sơn hà nam đế cư 
 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 
 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
 
(Sông núi nước Nam – đã dịch ra tiếng Việt)
 
Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuấn thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:
 
“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
 
(Hịch tướng sĩ)
 
Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:
 
Những trằn trọc trong cơn mộng mị 
 
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
 
Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
 
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần N năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định:
 
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
 
Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình.
 
Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
 
Một xin rửa sạch thù nhà 
 
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
 
Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:
 
Nam quốc sơn hà nam đế cư 
 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 
 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
 
(Sông núi nước Nam – đã dịch ra tiếng Việt)
 
Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuấn thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:
 
“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
 
(Hịch tướng sĩ)
 
Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:
 
Những trằn trọc trong cơn mộng mị 
 
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
 
Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
 
Gian nan chi kể việc con con
 
(Đập đá ở Côn Lôn)
 
Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
 
Tôi buộc lòng tôi với mọi người 
 
Để tình trang trải với trăm nơi 
 
Để hồn tôi với bao hồn khổ 
 
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
 
(Từ ấy – Tố Hữu)
 
Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu… những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.
 
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứu nước và luôn mang trong tên một quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước. Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cách mạng còn dang dở:
 
Một canh… hai canh… lại ba canh 
 
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành 
 
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt 
 
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
 
(Không ngủ được – Hồ Chí Minh)
 
Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm – cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này toàn dân trẻ, già, trai, gái… đều hiến dâng sức lực, trí tuệ củá mình cho công cuộc đấu tranh giữ nước:
 
Lớp cha trước, lớp con sau 
 
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
 
Và cũng có biết bao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù khiếp sợ… như anh Nguyễn Văn Trỗi với chín phút cuối cùng của đời anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hùng của mình trước cái chết gần kề (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:
 
…Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.  
 
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.
 
(Dảng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
 
Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:
 
Chi Lăng bài học thuở xưa 
 
Người đi thì có, người về thì không 
 
Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt. 
 
Có thể nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.
 
Bài làm 2
 
L.Pasteur đã nói rằng: "Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc". Con người tài giỏi là người biết học hỏi và tiếp thu tinh hoa, tri thức từ mọi nơi mà không quên mình là ai, mình thuộc về nơi nào. Đó là tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước luôn thường trực trong mỗi người Việt Nam.
 
Trong bài thơ “Quê hương”, Đỗ Trung Quân có viết:
 
“Quê hương là gì hở mẹ
 
Mà cô giáo dạy phải yêu”
 
Quê hương- đất nước, hai chữ quen thuộc mà rất đỗi thiêng liêng. Theo bạn, quê hương- đất nước là gì? Là cái mà trong sách thường gọi là “giang sơn gấm vóc”, là điều gì to lớn có ý nghĩa vô cùng? Cũng đúng! Nhưng đó còn là con đường ta đến trường hằng ngày, là dòng sông ta vẫn tắm mỗi chiều hôm; là câu hát ru mà mẹ vẫn ru ta mỗi trưa hè, …. Là tất cả những gì làm nên cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong mỗi người, đất nước lại có một hình dáng và ý nghĩa khác nhau.
 
Vậy thế nào là yêu nước?
 
Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Tinh thần yêu nước đã có từ ngàn đời nay.
 
Yêu nước trong thuở hồng hoang, khi nhà nước mới thành lập, đó là những sử thi, truyền thuyết để ngợi ca những vị anh hùng, những người đã có công làm nên đất nước, góp vào gây dựng và bảo vệ dân làng, gìn giữ đất nước, làm nên văn hóa dân tộc: Sử thi “Đăm Săn”, truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, là truyền thuyết Thánh Gióng. Là những lời ca tiếng hát ca ngợi sự giàu đẹp và hùng vĩ của non sông đất nước:
 
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
 
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”
 
Hay:
 
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
 
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
 
Rồi những năm tháng trôi qua, đất nước phải đối diện với bao thể lực thù địch hòng thôn tính và cướp nước. Tình yêu nước khi ấy gắn với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ông cha ta có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Có trong khó khăn và hiểm nguy, tình yêu nước như ngọn lửa cháy bùng trong mỗi người, dập tắt ý định xâm lược của kẻ thù. Đó là nỗi lo không ăn không ngủ, “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” khi nghĩ đến mối thù dân tộc và trọng trách với giang sơn đất nước của những người lãnh đạo như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, … Là tiếng “Đánh” hô vang cả Điện Diên Hồng của các bô lão trước câu hỏi “Nên hòa hay đánh”; là chữ “Sát thát” trên cánh tay các nghĩa sĩ; Là những con người thầm lặng hi sinh hạnh phúc gia đình cá nhân để rồi bỏ mạng nơi đất khách quê hương; là tiếng hát “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vang suốt những năm chống Mĩ. Khi ấy, hàng triệu con tim nhưng lại cùng một nhịp đập, một lí tưởng và niềm tin.
 
Tình yêu nước là ngọn lửa bùng cháy dành lại chủ quyền, nhưng cũng có thể là ngọn lửa bền bỉ cháy trong mỗi người. Đó 1000 năm Bắc thuộc nhưng nhân dân ta vẫn giữ được nếp ăn trầu nhuộm răng, là sau bao nhiêu năm ảnh hưởng từ phương Bắc nhưng chúng ta vẫn tạo ra chữ Nôm của mình, những câu thơ thất ngôn đậm chất Việt và hồn Việt:
 
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
 
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
 
Ví đây đổi phận làm trai được
 
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”.
 
(Hồ Xuân Hương)
 
Những năm tháng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đã qua đi, bao nhiêu con người đã nằm xuống, biết bao máu đã đổ để đổi lấy những phút giây bình yên. Nhưng không có nghĩa không còn tình yêu nước trong thời hiện tại. Yêu nước không còn là “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh nữa” mà là sự cố gắng để xây dựng và phát triển đất nước “sáng vai với các cường quốc năm châu” bởi những cái tên Ngô Bảo Châu, Đỗ Nhật Nam, Nguyễn Thị Ánh Viên. Để cái tên Việt Nam không chỉ đơn giản là một chấm trên bản đồ thế giới. Đó là khi cả đất nước hô vang một bài ca, cùng hướng về đội tuyển U23 Việt Nam trên sân Thường Châu- Trung Quốc trong trận chung kết giải U23 Châu Á. Chúng ta đã cùng khóc, cùng cười, cùng bên nhau qua những thời khắc lịch sử. Đó là khi ta đưa hàng Việt đến khắp các nước. Ông Nguyễn Thanh Việt đã nói: “Hàng hóa Việt Nam đến đâu, ranh giới Việt Nam đến đó”. Đúng là vậy!
 
Nguyễn Thi đã viết trong “Những đứa con trong gia đình”: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”. Những thế hệ Việt Nam, từ thời này qua thời khác, đang trao tay để gìn giữ ngọn lửa yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Trong thời buổi toàn cầu, với sự giao thoa với những nền văn hóa nước ngoài, chúng ta lại càng phải nhớ: “Hòa nhập nhưng không hòa tan”.
 
“Quê hương mỗi người chỉ một
 
Như là chỉ một mẹ thôi
 
Quê hương có ai không nhớ
 
Sẽ không lớn nổi thành người”
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×