LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc điểm cơ bản về cuộc đời, con người, nghệ thuật sáng tác của các tác giả: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.576
1
0
Học tốt là số 1
22/12/2017 10:49:34
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt (阮文達)[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士)[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử (雪江夫子), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535)[3] và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công (程國公)[4][5] mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.[6] Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.

Xét một cách toàn diện lịch sử Việt Nam thế kỷ 16, nhiều người đã gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm là "cây đại thụ văn hóa dân tộc", hay nói theo cách khác, ông đã được xem là đại diện tiêu biểu nhất của lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam trong thế kỷ nhiều biến động lớn này.[7][8] Cùng với một nhân vật nổi danh khác của xứ Hải Đông là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là một trong số những tác gia văn học thực sự lớn đầu tiên của Việt Nam. Đó là những người mà tác phẩm của họ có sự dồi dào về số lượng, phong phú về thể tài và có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát triển của một nền văn học, đặc biệt là trong văn học viết. Một yếu tố quan trọng nữa ở các tác gia này là phần lớn tác phẩm của họ vẫn còn được lưu truyền qua nhiều biến động của lịch sử để hậu thế ngày nay có thể nghiên cứu và đánh giá một cách tương đối toàn diện về sự nghiệp văn chương của họ. Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đánh giá là người xứng đáng kế thừa và phát triển ngôn ngữ thi ca dân tộc kể từ sau thời Nguyễn Trãi,[9][10][11] góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thời Nguyễn Du. Hai tập thơ của ông là Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) và Bạch Vân quốc ngữ thi tập (chữ Nôm) được coi là thành tựu lớn của thơ văn trung đại Việt Nam, mở đầu cho một dòng thơ ca "chạm chân vào hiện thực", đã quan tâm mô tả xã hội dưới góc nhìn đời tư và đời thường, là một cống hiến lớn của văn học thời Mạc đối với tiến trình phát triển và hoàn thiện của thơ văn dân tộc.[12][13][14] Xét về nhiều mặt, có thể xem ông là người đi khai phá có công khơi mở nhiều hướng phát triển mới cho thơ ca Việt Nam, trong đó có những dòng thơ mang đậm tính tuyên truyền đạo lý - suy tưởng triết lý - cảm hứng thế sự (tiệm cận với hiện thực đa diện của xã hội đương thời) sẽ có điều kiện phát triển mạnh ở các thế kỷ sau ông như lịch sử thơ văn Việt Nam đã ghi nhận.

Ngoại trừ quãng thời gian dưới 10 năm thời thơ ấu có thể xem là bình yên cuối triều Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống gần trọn thế kỷ 16, một thế kỷ nhiều biến chuyển mang tầm ảnh hưởng chưa từng có trước đó trong lịch sử dân tộc, mà ông vừa là nhân chứng vừa là nhân tố quan trọng tạo nên chúng. Là một người xuất thân từ tầng lớp trí thức quan lại nhưng cả cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa bao giờ coi việc làm quan là lý tưởng cao nhất của sự nghiệp, cũng như là một nhà nhân đạo chủ nghĩa ông luôn đề cao tư tưởng thân dân trong sách lược trị nước.

Ông cũng được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi với tư cách là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài,[15][16] với tầm nhìn địa chính trị đi trước thời đại nhiều thế kỷ.[17][18][19] Những lời cố vấn nổi tiếng của ông dành cho các tập đoàn quyền lực phong kiến Mạc, Lê-Trịnh, Nguyễn (nói theo lời của danh sĩ Nguyễn Thiếp là phiến ngữ toàn tam tính)[20] đã có ảnh hưởng to lớn, mang tính bước ngoặt đối với tiến trình của lịch sử dân tộc và từ đó tác động lớn tới quan hệ địa chính trị của cả khu vực Đông Nam Á trở về sau. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Bỉnh Khiêm có khả năng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một tầm nhìn chiến lược thấu suốt về chủ quyền của đất nước trên biển Đông ngay từ thế kỷ 16.[21][22] Ông cũng có thể là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam – với tư cách là quốc hiệu của dân tộc – một cách có ý thức nhất thông qua di sản thơ văn của ông còn lưu lại đến ngày nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
Quỳnh Anh Đỗ
22/12/2017 12:31:36
Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão, người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam). Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh. Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Ngũ Lão đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm. Cũng thời gian ấy, Hưng Đạo Vương có việc quân qua vùng đất Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ về cuốn sách Binh thư nên không biết quan quân trảy đến. Một người lính dẹp đường quát mãi, chàng trai đan sọt vẫn cứ ngồi yên. Người lính bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, vậy mà người đan sọt cứ như không. Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân, Tướng công thầm hiểu đây sẽ là một vị lương tướng của triều đình. Ông sai lính lấy thuốc trị vết thương rồi cho vời về triều.
Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng. Về quê, ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông.
Quân sự Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng nhà Nguyên là Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.
Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Năm Giáp Ngọ (1294) nhờ lập công khi đi đánh ở Ai Lao, ông được ban Kim Phù (tức binh phù làm bằng vàng). Năm Đinh Dậu (1297) cũng nhờ lập công khi đi đánh trận ở Ai Lao, ông được ban Vân Phù (tức binh phù có khắc chạm hình mây). Năm Tân Sửu (1301), ông được phong làm Thân Vệ Đại tướng Quân và được ban Quy Phù (tức binh phù có chạm hình con rùa). Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu. Một người con gái của Phạm Ngũ Lão hiệu là Tĩnh Huệ là thứ phi của vua Anh Tông.
Phạm Ngũ Lão đã ba lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297 và 1301; hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành vào năm 1312, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng và 1318 vua Chế Năng phải bỏ chạy sang Java.
Văn học[ Không chỉ có tài về quân sự, mà ông còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Tiếc là hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
Đời tư Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái (giả làm con gái nuôi của Trần Hưng Đạo vì nhà Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc) là quận chúa Anh Nguyên.
Qua đời Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi. Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu 5 ngày, đây là một đặc ân của nhà vua đối với ông.
Nhân dân xã Phù Ủng dựng đền thờ ngay trên nền nhà cũ của ông. Ông cũng được phối thờ tại đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương tại đền thờ Trần Hưng Đạo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư