1.1 Khái quát về danh từ, động từ, tính từ, danh ngữ, mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.1 Khái quát về danh từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.2 Khái quát về động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.3 Khái quát về tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.4 Khái quát về mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.2. Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Anh và tiếng Việt Hiện tượng chuyển loại theo quan điểm ngôn ngữ học hình thức: Đối với quan điểm này thì hậu tố có thể dùng để phái sinh cấu tạo từ hoặc phương thức biến hình cũng là một hình thức khác của chuyển loại theo ngôn ngữ học hình thức. Kết quả của quá trình phái sinh là một từ mới còn kết quả của quá trình biến hình lại là hình thức khác của một từ. Trong quá trình chuyển loại từ tiếng Anh có hiện tượng chuyển loại khác có nghĩa liên quan đến từ gốc hoặc có một ý nghĩa nữa mà không cần hậu tố hữu hình. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa hình thức và chức năng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Chẳng hạn như love (v) – love (n)) đây được gọi là hình thức phái sinh zero. - Hiện tượng chuyển loại hoán dụ theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận Hoán dụ dùng để chỉ một hình ảnh tu từ mà ở đó tên gọi của một thực thể được sử dụng, là vật chứa thay cho chất được chứa đựng bên trong. Ngoài ra còn có một loại khá khác biệt của phép hoán dụ, đó là một vật có thể dùng để chỉ hành động chẳng hạn như danh từ có thể sử dụng để chỉ hành động; hoặc tính từ có thể được dùng chỉ hành động; và động từ chỉ hành động có thể dùng để chỉ kết quả. Chuyển loại là một trong những xu hướng vận động, biến đổi của từ. Sự vận động, biến đổi này có thể xảy ra trong sự phát triển nghĩa của một từ cũng như trong sự chuyển hóa của từ từ loại này sang từ loại khác. Xét một cách sâu xa, hiện tượng chuyển di từ loại là biểu hiện giữa mối 3 quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Các nhà Đông phương học Xô-viết đã khẳng định rằng việc chuyển di "các từ từ loại này sang từ loại khác mà không thay đổi vỏ âm thanh của chúng (tức là hiện tượng chuyển loại) là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của các ngôn ngữ này (ngôn ngữ đơn lập)” dẫn theo Hà Quang Năng, “Đặc trưng ngữ nghĩa của hiện tượng chuyển loại các đơn vị từ vựng tiếng Việt” [43, tr.141-144]. Chuyển loại cũng là một phương thức cấu tạo từ và việc chuyển loại cực kỳ hiệu quả để tăng vốn từ vựng tiếng Anh vì nó cung cấp một phương pháp dễ dàng để tạo ra những từ mới từ những từ hiện có. Hiện tượng chuyển di từ loại là một các phương thức cấu tạo từ có khả năng sản sinh rất cao, và cũng là một trong những phương thức danh hóa động từ được đề cập trong luận án. 1.3. Hiện tượng / phương thức danh hóa 1.3.1. Định nghĩa danh hóa Danh hóa là một qui trình ngữ pháp để tạo lập danh từ từ những từ loại khác, thường là động từ hoặc tính từ. [121, tr. 395] Crystal [96] cũng định nghĩa danh hóa là: 1. Là quá trình thành lập một danh từ từ một từ loại khác ví dụ như: redness hay refusal. 2. Là sự phái sinh một mệnh đề thành một danh ngữ ví dụ như: Her answering of the letter was expected được phái sinh từ mệnh đề: She answered the letter (Cô ấy trả lời bức thư). Theo R. Quirk và cộng sự, danh hóa là hiện tượng một danh ngữ có tính tương ứng một cách hệ thống với một cấu trúc tiểu cú (clause structure). Thường thì trung tâm của danh ngữ đó có mối liên hệ về hình thái học với một động từ hoặc tính từ, tức là cấu trúc của danh ngữ sẽ tương đương về nghĩa với cấu trúc có động từ hoặc tính từ tương ứng. Như vậy trong quá trình danh hóa có thể có danh từ chuyển loại (do quá trình chuyển loại) hoặc danh từ phái sinh (do quá trình phái sinh) Theo Quan điểm của A.Spencer thì xét trên bình diện hình thái học hay bình diện từ vựng, danh hóa được hiểu là danh từ hóa, tức là danh hóa ở cấp độ từ. Nói một cách cụ thể hơn, danh từ hóa là sự chuyển hóa từ một từ loại phi danh từ sang từ loại danh từ. Theo Spencer, có hai loại danh hóa chính: danh hóa tính chất (property nominalization), tức danh hóa phái sinh từ tính từ (deadjectiveal nominalization), và danh hóa hành động (action nominalization), tức danh hóa phái sinh từ động từ (deverbal nominalization). Huddleston & Pullum lại xem danh hóa là quá trình thành lập từ, trong đó: “Danh từ được thành lập từ các lớp từ khác, bằng cách thêm phụ tố, chuyển loại hoặc biến đổi âm vị” [115, tr. 1696]. Hai tác giả đặc biệt quan tâm đến các phụ tố để thành lập danh từ. Huddleston và Pullum đã phân chia các loại danh hóa vào những nhóm ngữ nghĩa - từ vựng tương ứng với các hậu tố sau: Danh hóa chỉ người hoặc dụng cụ (Person / instrument nominalizations): -ant /-ent; -ard; - arian; -ee; -eer;-er / -or / -ar; -ist; -nik; -ster… Danh hóa chỉ hành động/ trạng thái/ quá trình (Action/state/process nominalizations): -age; – al; –ance/-ence; –ation/-ion/-ition/-sion/-tion/-ution; -dom ; –hood ; –ing; –ity/-ety/-ness; –ment … Khác với những nhà ngôn ngữ học theo khuynh hướng ngữ pháp hình thức, Halliday đã đề cập đến danh hóa theo một hướng khác đáng chú ý, ông cho rằng: “Danh hóa là một công cụ có sức mạnh nhất để tạo ra ẩn dụ ngữ pháp”. Trong tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa ngữ pháp của từ được biểu thị bằng sự biến đổi hình thái của từ, việc danh hóa động từ, tính từ hay mệnh đề cũng được thực hiện bằng sự biến đổi hình thái động từ hay tính từ. Còn trong tiếng Việt, một ngôn ngữ phân tích tính, danh hóa được thực hiện chủ yếu bằng việc kết hợp động từ, tính từ hay mệnh đề với các yếu tố ngữ pháp chuyên dùng (Theo cách gọi của Đinh Văn Đức). Yếu tố ngữ pháp chuyên dùng được kết hợp với động từ, tính từ để tạo ra danh từ 4 tương ứng, ví dụ như: sự, việc, cái, nỗi, niềm…. Những từ trên theo quan điểm một số nhà ngôn ngữ học, chính là những danh từ có nội hàm hẹp nhưng ngoại diên rộng. Trong luận án này chúng tôi sử dụng thuật ngữ của Đinh văn Đức, ngoài ra chúng tôi sẽ không xét về từ loại của các từ này, mà xem xét chúng như những “yếu tố danh hóa” dùng để kết hợp để chuyển di từ loại từ động từ, tính từ sang danh từ. Dưới đây chúng tôi đưa ra một định nghĩa về hiện tượng danh hóa: Danh hóa là một phương thức ngữ pháp để biến đổi và chuyển di từ loại từ động từ, tính từ hoặc mệnh đề bằng cách thêm vào động từ, tính từ, hay mệnh đề đó một yếu tố danh hóa nhất định (có thể là yếu tố zero) để biến chúng thành danh từ hoặc danh danh ngữ. Danh hóa xảy ra ở hai cấp độ: Danh hóa ở cấp độ từ và danh hóa ở cấp độ trên từ (hay còn gọi là danh hóa ở cấp độ cú pháp) 1.3.2 Phân loại hiện tượng danh hóa Khi nghiên cứu hiện tượng danh hóa, cụ thể là danh hóa động từ, các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã phân biệt hai loại danh hóa đó là danh hóa hành động (action nominalization) và danh hóa thực hữu (factive nominalization) Trong tiếng Anh, việc danh hóa động từ, tính từ, mệnh đề được thực hiện bằng sự biến đổi hình thái của động từ hay tính từ. Trong tiếng Việt thì việc danh hóa chủ yếu thực hiện bằng việc kết hợp động từ, tính từ hay mệnh đề bằng các “yếu tố danh hóa” chẳng hạn như: sự, việc, cái, cuộc, nỗi, niềm, những, mọi, vụ… Có nhiều cách gọi các từ trên, trong luận án này chúng tôi xem chúng là “ yếu tố danh hóa” để chuyển động từ, tính từ thành danh từ để có được hiện tượng danh hóa.