Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Xét nghiệm phát hiện Covid -19 là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh,hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi ổ dịch phát triển tại Đà Nẵng và sau này là ở các địa phương cùng với nhiệm vụ khác, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.Những cán bộ bác sĩ làm công tác xét nghiệm không chỉ âm thầm phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm hàng ngày “làm bạn” với virus, mà họ cũng sẵn sàng đi đến đâu cơ sở cần; dù đêm khuya hay sáng sớm, để lấy mẫu gửi về cho các đồng nghiệp xét nghiệm phát hiện bệnh. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, thì vẫn đầy rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. “Có những đêm đang ngủ bật dậy, mơ mơ hồ hồ, miệng khô khốc, nuốt nước bọt thấy đau rát, cảm giác người gai gai lạnh, nóng thất thường, nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh. Để rồi khi nhận được kết quả mẫu âm tình lại thở phào, nhẹ nhõm”. Một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ.Công việc của họ đòi hỏi tỉ mỉ và thận trọng, nên dù mỗi lần phải ở trong phòng xét nghiệm khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, có lúc 24/24h với bộ quần áo kín mít, nhưng mỗi cán bộ, nhân viên luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. Bởi, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ những giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Ngoài ra, còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời. Đồng thời, cho những kết quả nhanh chóng, chính xác cũng là để chia sẻ với nỗi niềm mong đợi của các bệnh viện và sự lo lắng của cả cộng đồng..Trong những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được biết thông tin hàng ngày khi năng lực xét nghiệm của các địa phương ngày càng được nâng lên. Số mẫu xét nghiệm theo ngày ở các tỉnh có dịch hay có yếu tố liên quan đến vùng dịch được gia tăng nhanh chóng. Để có những thành công đó, không thể không kể đến những hy sinh thầm lặng của từng cán bộ làm công tác xét nghiệm.Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, cử nhân xét nghiệm - Khoa xét nghiệm vi thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh. Chị Ánh Hồng có 24 năm trong nghề xét nghiệm, trải qua rất nhiều lần chống dịch như H5N1, H1N1, sốt xuất huyết hay đại dịch SARS năm 2003, nhưng chị chưa bao giờ thấy công việc lại áp lực như trong đợt dịch bệnh COVID-19 này. Chị và các đồng nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh và áp lực công việc; nhưng điều đó cũng không khiến chị lùi bước. 24 năm gắn bó với công việc không phải nói sợ, nói lo lắng là bỏ đi được ngay. Được sự động viên từ gia đình, đồng nghiệp chị có thêm động lực để luôn hoàn thành công việc của mình. Chị Hồng tâm sự: “Trong môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lây nhiễm song chúng tôi luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc, vì đó là nghề mà chúng tôi đã chọn”.Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Loan, đồng nghiệp của chị Ánh Hồng, người có 8 năm gắn bó với công việc xét nghiệm tại CDC Quảng Ninh cũng cho biết: “Ngày ít việc nhất cũng phải tầm 21h mới rời cơ quan, hôm nào các đơn vị gửi mẫu về chậm thì chúng tôi làm việc thâu đêm để sáng mai kịp trả mẫu”.Cũng giống chị Ánh Hồng hay chị Loan của CDC Quảng Ninh, “biệt đội xét nghiệm” của CDC Bắc Ninh, đó là những cán bộ nữ như Thảo, Cẩm Anh, Hồng, Dung. Điều đặc biệt ở 4 cô gái này là họ đã ở lại luôn cơ quan đã hơn 20 ngày nay để làm nhiệm vụ mà chưa một lần về nhà. Do nguồn nhân lực ít mà khối lượng công việc lớn, nên tất cả các thành viên đều phải làm việc không kể ngày đêm. Họ phải ngồi liên tục nhiều giờ liền trong phòng xét nghiệm. Có những thời điểm mấy chị em phải thay nhau làm việc triền miên từ sáng đến nửa đêm mới nghỉ. Sáng hôm sau họ lại phải bắt nhịp với guồng quay mới.Làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro như thế, nhưng các cô ấy vẫn lạc quan. “Chúng em thấy quen rồi. Mỗi người một nhiệm vụ, chúng em cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp một phần công sức vào việc đẩy lùi dịch bệnh. Đó là niềm vui, niềm tự hào của cán bộ xét nghiệm”. Họ nói.Cảm giác của bạn sẽ thế nào khi chứng kiến hình ảnh người chồng hàng ngày lặng lẽ mang cơm vào cho vợ ở cơ quan chống dịch, rồi hình ảnh những cán bộ ăn vội vàng hộp mì tôm để kịp tiếp tục trở lại với công việc. Và còn có cả ánh mắt trẻ thơ, ngơ ngác nhìn mẹ như người xa lạ vì mẹ đi lâu quá chưa về…Khó khăn, vất vả là vậy nhưng phía sau những người chiến sĩ áo trắng vẫn luôn là sự cảm thông, động viên, chia sẻ của gia đình của đồng nghiệp và của cả cộng đồng. Có lẽ nhờ vậy mà mỗi giờ trôi qua trong phòng xét nghiệm hay những lúc đi xuống hiện trường đã không còn trở nên quá mệt mỏi, áp lực.Nhiều người vẫn nói, nghề này vinh quang thì ít mà khó khăn thì nhiều. Dù vậy, phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức phải mặc trong nhiều giờ liền vẫn là những nụ cười, vẫn là nhiệt huyết, sự tận tâm của họ với công việc mình đã lựa chọn. Chính nhờ lòng nhiệt huyết với nghề, lấy công việc làm niềm vui, coi khó khăn là động lực của những cán bộ làm xét nghiệm, đã góp phần không nhỏ cùng ngành y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID- 19 cũng như nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |