Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Theo em có thể thay thế từ "hờn" trong câu thứ 2 thành từ "buồn" không? Vì sao?

"Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
1)
2)
3) Theo em có thể thay thế từ "hờn" trong câu thứ 2 thành từ "buồn" không? Vì sao?
4) Viết 1 đoạn văn khoảng 12 - 15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng 1 câu ghép, phép thế và gạch chân)
=> Giúp mk, mk cko 5s, thanks trc a!!
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.780
24
3
Trịnh Quang Đức
24/12/2017 10:33:13
Trả lời:
c) Việc chép sai thơ có ảnh hưởng rất nhiều đến câu thơ đấy bạn ! Này nhé :
* Khi viết: "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" là Nguyễn Du đã ngụ ý : Thiên nhiên (hoa, liễu) phải "ghen, hờn" vì "thua, kém" vẻ xinh tươi tuyệt đẹp của nàng Kiều. Mà nếu đã "ghen, hờn" thì phải "đánh ghen, rửa hờn", câu thơ miêu tả sắc đẹp của Kiều đồng thời cũng ngầm dự báo luôn cả số phận, cuộc đời "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần" của Kiều sau này !
* Khi bạn viết sai thành "hoa ghen thua thắm, liễu buồn kém xanh" thì từ "buồn" không mang sắc thái "dữ dội, báo thù" bằng từ "ghen, hờn". Và, từ "buồn" cũng không có ý nghĩa "dự báo" về cuộc đời Kiều như hai từ "Ghen, hờn" của Nguyễn Du !
* Mặt khác, viết sai từ ngữ trong thơ, văn là điều "tối kỵ" bởi nó làm chệch nghĩa, mất nghĩa của ý thơ, hoặc tạo nên những lời thơ vô nghĩa, buồn cười...Mặt khác, đó còn là biểu hiện của sự cẩu thả, không tôn trọng tác giả !

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
17
5
Nguyễn Đình Thái
24/12/2017 10:34:44
3) Theo em có thể thay thế từ "hờn" trong câu thứ 2 thành từ "buồn" không? Vì sao?
không vì tác giả dùng từ "hờn" để nói rằng vẻ đẹp của Kiều khiến tạo hóa phải ghen tị ,do vậy để báo trước cuộc đời Kiều sẽ gặp nhiều éo le ,tai ương ,bất hạnh còn từ "buồn" không thể hiện dc điều đó
6
4
Trịnh Quang Đức
24/12/2017 10:34:45
Câu 4:
Trả lời:
​Cũng giống như khi tả Thúy Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh. Nét vẽ của thi nhân đã tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tám hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; còn hình ảnh ước lệ nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Vân. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp của Kiều không có thang bậc nào cao hơn để đánh giá, cho nên xếp hàng đầu, xếp thứ nhất. Câu thơ sắc đành đòi một tài dành họa hai đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh nổi.
2
0
Oh Yugi
14/12/2018 21:39:53
khác biệt là rất lớn
Hờn kém xanh: oán trách vì sự thua kém của mình với đói tượng được so sánh, và điều tất yếu phải xảy ra là sự trả thù không thương tiếc.
Buồn kém xanh: Chấp nhận sự thua kém đối tượng được so sánh mà không có bất cứ hành động nào mang tính thù hằng.
Để thấy rõ điều này ta làm phép so sánh đơn giản sau:
Trong đoạn tả sác đẹp 2 chị em Kiều có đoạn tả Kiều và Vân như sau:
" Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặng nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây THUA nước tóc, tuyết NHƯỜNG màu da."
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa GHEN THUA THẮM liễu HỜN KÉM XANH"
Đối với Vân vẻ đẹp ấy được thiên nhiên chấp nhận nhúng nhường, và sự nhúng nhường đó vận vào số kiếp Vân là cuộc sống êm ấm an nhàn.
Với Kiều thì thiên nhiên không chấp nhận được vẻ đẹp sắc nước hương trời ấy, không chấp nhận nhượng bộ trước vẻ đạp kia, sự ghen hờn vì thua kém đã đem đến đời Kiều một số phận bi thương là những chuỗi ngày lưu lạc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×