Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Truyện Kiều, tên gốc là Đoạn trường tân thanh, là truyện thơ kinh điển trong Nền Văn học Việt Nam, được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát của Nguyễn Du, gồm 3254 câu, dựa theo tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Đây là một trong những tác phẩm tạo nên tiếng tăm cho đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Để nói về tài năng của ông trong văn chương ví dụ như bút pháp “Tả cảnh ngụ tình” chúng ta có thể tìm đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong tập thơ Truyện Kiều.
Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích “kiều ở lầu ngưng bích”Bị Mã Giám Sinh lừa gạt phẫn uất, Thúy Kiều dùng dao tự vẫn,Tú Bà sợ mất vốn mất lãi nên đã thuốc thang rồi đưa Thúy Kiều, vờ hứa hẹn sẽ gả nàng cho một người tử tế, đưa nàng vào ở trong lầu Ngưng Bích để giam lỏng. Ở chiếc lầu hoang vắng, xung quanh chỉ có mây mù và những dãy núi xa xăm. Thúy Kiều làm bạn với mây trời và sự cô đơn.
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
Mở đầu Nguyễn Du đã vẽ ra không gian tĩnh mịch làm nổi bật tâm trạng cô đơn của Thúy kiều. Hai từ “Khóa xuân” có lẽ là tóm gọn nên bi kịch cho nàng Kiều. Không gian thật là mênh mông với “vẻ non xa tấm”, “bốn bề bát ngát”, "cát vàng cồn nọ". Cảnh lầu Ngưng Bích vì thế mà trở nên trống trải, hoang vắng và lạnh lẽo. Từ cảnh vật lạnh lẽo, không gian rộng lớn mênh mông vô cùng, vô tận, Thúy Kiều lại ý thức sâu sắc về cảnh ngộ bi kịch của bản thân.
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
“bẽ bàng”, “mây sớm về khuya” tạo nên cái sự cô đơn đến choáng ngợp hay cảnh u buồn không lối thoát, không kết thúc. Với không gian đó nàng chợt chìm đắm vào sự nhớ nhung, tâm trạng được hiện rõ, trước hết nàng nhớ về người yêu của mình, về chàng Kim:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Nỗi nhớ dành cho người đã từng thề nguyện hẹn ước trăm năm, nhớ những kỉ niệm đêm trăng hẹn thề. Phương xa, có lẽ chàng vẫn đang trông ngóng tin của nàng, đâu biết nàng đã phải bán thân để đến nơi đất khách quê người. Nàng đau lòng khi nghĩ thân phận mình bị vùi dập liệu gội rửa biết bao lần có xứng đáng để yêu chàng Kim trọng.
Buồn thương nàng lại nhớ đến cha mẹ
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”
Kiều xót xa thương cảm vì cha mẹ hôm mai “tựa cửa” ngóng tin con nơi biệt xứ. Có thể giải thích đơn giản việc nàng dành nỗi nhớ trước cho Kim Trọng vì nàng chưa làm tròn câu thề với người yêu mà đã đi biệt tích. Còn nơi cha mẹ, dẫu gì nàng cũng đã đền đáp được một phần công lao và nơi quê nhà cha mẹ có em Vân đang chăm sóc hộ mình.
Tiếp tục là những bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ám tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Bốn bức tranh đều được nhà thơ khởi đầu bằng hai tiếng “buồn trông” nghĩa là nỗi buồn đã sẵn tự trong lòng trước khi nhìn vào cảnh và ngắm cảnh cùng với nỗi buồn ấy. Tả cảnh ngụ tình. Một nồi buồn lớn, không phải là nỗi buồn thoáng qua chốc lát, mà là nỗi buồn đeo đẳng suốt cả đời người. Bốn bức tranh ấy cũng gợi liên tưởng về thân phận bọt bèo, trôi nổi giữa dòng đời như “ hoa trôi” của Thúy Kiều.
Tâm trạng của Thúy Kiều được bộc lộ rõ nét và sâu sắc qua bút pháp tài hoa của tác giả Nguyễn Du. Không chỉ thể hiện nỗi buồn mà còn làm cho người đọc hiểu hơn về tấm lòng son sắc, chung thủy và hiếu thảo của Thúy Kiều.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |