Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy tưởng tượng gặp lại bé Thu trong văn bản Chiếc lược ngà

1/ Em hãy tưởng tượng gặp lại bé thu trog văn bản chiếc lược ngà
2/ Hãy tưởng tượng gặp lại ôg HAi trog văn bản làng , hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
25.906
141
51
Trần Thị Huyền Trang
25/12/2017 09:09:32
Em hãy tưởng tượng gặp lại bé thu trong văn bản chiếc lược ngà
chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con ông Sáu. Hình ảnh cha con ông Sáu đã để lại trong lòng tôi nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.Tôi ao ước được gặp bé Thu. Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực. Tôi không thể quên được giây phút phút đó.

Không gian mờ ảo đưa tôi đi.Khi tôi mở mắt ra thì thấy mình ở trong một ngôi nhà nhỏ, giữa Đồng Tháp Mười mà chung quanh nước đã lên đầy -một trạm của đường dây giao thông. Cái trạm này - một ngôi nhà cất chen vào giữa một chòm cây giữa khu rừng tràm thưa, mỗi khi có một cơn gió, sóng nối nhau đập vào tàn cây, nhà lại rung lên và lắc lư như một con thuyền đang chơi vơi giữa biển. Sóng đập đều đều vào các chòm cây. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chấp chới. trời sáng trăng suông. Trong nhà có rất nhiều người.Mọi người đang cười đùa trò chuyện trong lúc chờ giao liên đưa đi.Tôi giật mình.Tôi thấy cảnh này vừa lạ vừa quen.Hình như tôi đã gặp đâu đó rồi thì phải nhưng tôi không nhớ được.Bỗng tôi nhìn ra bên ngoài phía bờ sông,tôi thấy một cô gái còn khá trẻ đang ngồi trầm tư một mình.Tôi mạnh dạn đi lại gần.Bây giờ tôi mới nhìn rõ đó là một cô gái người mảnh khảnh, đầu chít khăn, dáng điệu gọn gàng. Tôi đoán cô độ mười tám hai mươi là cùng.Cô gái đang cầm một chiếc lược ngà nước mắt giàn giụa.
- Chào chị ? Chị có sao không vậy ? Tôi hỏi.
- Chị không sao.Chỉ tại chị xúc động quá thôi.Cám ơn em đã quan tâm.
Bây giờ tôi mới nhận ra mình đang gặp bé Thu. Thật đúng như nhà văn Nguyên Quang Sáng tả. Cô thật đẹp.Tôi vội hỏi :
- Chiếc lược đẹp quá ! Nó chắc là kỉ vật mà chị quý trọng lắm phải không ?
- Ừ ! Chiếc lược ngà là quà ba chị đã tẩn mẩn, kì công làm cho.
- Ba chị thương chị quá ! Vây ba chi đâu .?..Tôi đang hỏi nhưng vội ngưng vì biết mình lỡ lời.Lén nhìn chị Thu mà lòng đầy ân hận. Nhưng hình như chị như bị chìm vào kí ức. Giọng chị nghẹn ngào
- Ba chị mất rồi. Mất khi chưa kịp trao cho chị cây lược mà ba tự làm.Mỗi khi nhìn cây lược ngà ấy, nỗi nhớ về ba lại ùa về trong chị.Chị luôn tự trách mình ngày ấy, vì sao lại làm cho ba buồn, làm cho ba đau lòng. Cảm giác ân hận cứ day dứt mãi trong lòng.
- Tại sao vậy ? Chị có thể kể cho em nghe được không ? Tôi hỏi
- Đựơc thôi ! Chị kể với giọng nghẹn ngào . Nhìn chiếc lược ngà trong chị tràn ngập cảm xúc với bao kỉ niệm lần ba chị về thăm nhà đầu tiên sau tám năm xa cách. Đó cũng là lần đầu chị được gặp người cha mà mình hằng mong ước .Nhưng than ôi! cũng là lần gặp gỡ cuối cùng.Càng nhớ chị càng ân hận day dứt.
Dù biết trước nguyên nhân nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi và thương cho chị Thu.Tôi nhìn chị thấy chị đang cố kìm nén không cho tiếng nấc bật ra khỏi miệng.Chị nghẹn ngào kể tiếp : “Ngày về thăm nhà, ba chị chỉ được ở nhà có vẻn vẹn có ba ngày, thế mà chị lại từ chối sự săn sóc vỗ về của ba.Ba khao khát được nghe chị gọi tiếng " ba" nhưng chị nhất định không gọi vì chị nghĩ ông không phải là ba mình.
- Tại sao chị lại không nhận cha ? Tôi chen ngang
- Tại ông không giống người cha trong tấm hình chụp chung với má chị,.Ba chị không có vết sẹo dài trên mặt như ông ấy.Ôi cái tuổi ngây thơ ngang bướng.Giờ nghĩ lại chị lại thấy buồn cười. Thậm chí,chị còn nói trống không khi mời ba vào ăn cơm; nhất quyết không gọi ba để nhờ chắt nước nồi cơm và hất cái trứng cá mà ba gắp bỏ chén cho chị, làm văng cơm tung tóe. Còn nhớ lúc ấy, ba chị tức giận đã đánh vào mông chị. Thế là chị tức lắm nhưng ngồi im, đầu cúi gầm xuống ngầm phản khán rồi lặng lẽ gắp cái trứng cá bỏ vào chén, đi xuống bến, mở xuồng bơi sang nhà ngoại.Chị khóc ,méc ngoại mọi chuyện. Đêm ấy chị được ngoại cho biết vết sẹo dài trên mặt ba là do Tây bắn bị thương.
- Sao nữa chị ? Chị kể tiếp đi em hồi hộp quá.
Chị Thu nhìn tôi với cặp mắt còn ngân ngần nước.
- Từ từ chứ .chờ chị uống miếng nước đã. Nói xong chị lấy biđông nước bên người uống một ngụm.Uống xong chị kể tiếp :Đêm ấy chị không ngủ được, nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài trông mau đến sáng để ngoại đưa về nhà. . Sáng hôm sau chị theo ngoại về nhà.Chị thấy trong nhà, ngoài sân mọi người đến tiễn ba chị rất đông. Chị đứng trong góc nhà buồn bã nghĩ ngợi. Và khi ba nhìn chị,chị cảm nhận đôi mắt ấy trìu mến lẫn buồn rầu làm sao. Chỉ khi nghe ba nói :”Thôi, ba đi nghe con!” thì tình yêu thương của chị giành cho ba trổi dậy, chị thét lên: “Ba......... “Vừa thét chị chạy thó lên, dang hai tay ôm chặt cổ ba.Chị hôn tóc , hôn cổ, hôn vai, hôn lên cả vết thẹo dài trên má của ba. Chị không muốn cho ba đi .Mặc ba dỗ dành, chị vẫn cứ siết chặt ba. Đến lúc mọi người, mẹ và bà dỗ chị hãy để ba đi, ba sẽ về mua cho chị chiếc lược, chị mới ôm chầm lấy ba lần nữa, mếu máo dặn ba rồi từ từ tuột xuống. Chị không bao giờ quên hình ảnh ba trong lần gặp gỡ đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ấy.
Tôi lặng đi trong xúc động.Thật thương cho chị Thu.Chiến tranh đã làm chị mất đi người cha mà chị yêu quý.Không hiểu sao nước mắt đã nhòe trên mặt tôi .Chị Thu lấy khăn lau nước mắt cho tôi cười nói : Coi em kìa ! Mau nước mắt quá ! Nghe chị nói tôi chỉ biết cười ngượng.Vội hỏi cho đỡ ngượng :

- Vậy chị được ba tặng chiếc lược ngà khi nào ?
Nghe tôi hỏi chị ngẩn người ra .Tôi biết mình đã lỡ lời.Nhưng một thoáng im lặng trôi qua, chị nói với giọng nghẹn ngào :
- Chiếc lược này chị nhận được từ một người bạn của ba.Ba chị đã mất trong một trận càn.Trước khi mất ba chị đã nhờ người bạn đưa cho chị.
Nói xong chị đưa tay quyệt nước mắt.Tôi cảm thấy mình đáng trách quá khi đụng đến nỗi đau của chị.Và tôi rơi vào trầm ngâm với suy nghĩ của mình. Chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến tranh. Người còn, người mất nhưng kỉ vật, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại của chiếc lược ngà vẫn còn đây. Đây là minh chứng tội ác, là những đau thương, mất mát của chiến tranh xâm lược mà các thế hệ bạo tàn gây ra cho chúng ta. Tôi đồng cảm thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến cho chị Thu. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. Đang mơ màng tôi nghe tiếng gọi
- Cô Hai ơi lên đường được chưa ?
Nghe tiếng gọi chị Thu bỏ chiếc lược vào túi áo nhanh chóng chạy vào trong nhà không kịp chào tôi .
Nhìn chị chống sào đưa người qua sông mà tôi trào dâng niềm yêu thương.
Reng ! Reng ! Tiếng chuông báo thức vang lên. Giờ tôi mới nhận ra minh đã có một giấc mơ thật đẹp. Và tôi học được một bài học vô cùng lớn.Tôi hiểu những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Bởi vậy mà tôi càng yêu quý gia đình mình và thêm trân trọng cuộc sống hoà bình hôm nay .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
55
36
Trần Thị Huyền Trang
25/12/2017 09:10:59
Hãy tưởng tượng gặp lại ôg HAi trog văn bản làng , hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó

Hình ảnh ông Hai trong truyện “ Làng” là một trong những hình ảnh đẹp đại diện cho người nông dân bình thường, chân lấm tay bùn nhưng giàu lòng yêu nước trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình tượng Ông Hai với những tình cảm chân thực và thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Từ khi đọc truyện ngắn “Làng” tôi thường mơ ước một lần được gặp ông để cùng trò chuyện với ông và tìm hiểu điều gì đã xảy ra với ông. Và vào một đêm hôm nọ, sau khi đọc lại câu chuyện, tắt đèn và lên giường đi ngủ, điều tôi mơ ước đã thành sự thật. Tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai, đó là những phút giây mà tôi không thể quên được.

Trong không gian mờ mờ ảo ảo tôi đã đến đây, ngôi làng nơi ông Hai ở. Tôi đưa mắt ra xa tôi thấy mình đang ở trong một ngôi làng nhỏ của miền trung du. Cái làng này nhỏ lắm, chỉ chừng mấy mươi nóc nhà thôi. Tôi mơ màng đặt chân đi trên con đường đất nằm giữa làng. Tôi thấy hàng tốp người đang đứng, ngồi dưới mấy gốc đa sù sì, cành lá sum sê đan vào nhau, trải bóng mát xuống mặt đường và bãi cỏ rộng lớn.Tiếng người lớn, tiếng trẻ con cùng với tiếng cười nói râm ran. Uốn quanh co phía dưới chân đồi là những thửa ruộng lúa xanh mượt, lấp loáng như một khúc sông quê. Thấp thoáng đâu đó là mấy bóng cò trắng bay dật dờ….

Bỗng tôi giật mình, tôi cảm thấy cảnh này vừa lạ lạ vừa quen quen.Hình như quang cảnh này tôi đã gặp đâu đó rồi thì phải nhưng tôi không thể nào nhớ được.Bỗng tôi nhìn thấy một ông lão ngồi trong một cái quán nước gần đấy. Vừa hút một điếu thuốc lào, uống một bát nước chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng như đang đắc ý một điều gì đó trong đầu. Tôi mạnh dạn tiến lại gần. Bấy giờ tôi mới nhìn rõ đó là một ông lão với dáng người mảnh khảnh, đầu chít khăn gọn gàng. Tôi đoán ông độ trên dưới sáu mươi tuổi. À, ông Hai thì phải? Hình như đã có lần tôi được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai rồi thì phải? Tôi thấy ông quen lắm.

– Cháu chào ông ? Ông có phải là ông Hai không ạ? Ông có thể cho cháu biết đây là đâu không ạ ? Tôi hỏi.

– Ừ, ông là ông Hải. Cháu không biết mình đang ở nơi tản cư à! Bố mẹ cháu đâu rồi ? – Ông đáp

– Cháu không biết tại sao cháu lại ở đây ? Ông có thể giúp cháu về nhà được không ạ?

Ông Hai đặt bát nước chè tươi xuống chõng và nói: Thôi, tốt nhất là cháu theo ông về nhà ông, rồi ông sẽ đi báo chính quyền đưa lên loa phát thanh của xã để tìm người nhà cho cháu. Ông Hai đứng dậy, trả tiền nước, chèm chẹp miệng vài tiếng và vươn vai nói to: về nhà nào…

Tôi đi theo ông về nhà.Trên đường đi về ông giới thiệu với tôi ông là người làng chợ Dầu và mọi người thường gọi ông với cái tên thân mật là ông Hai Thu.Lúc đó tôi mới xác nhận đúng là mình đã gặp ông Hai thật. Tôi đang bâng khuâng không biết điều này thực hay mơ đây thì đã về tới nhà ông.Vào nhà ông rót cho tôi một chén nước và hỏi chuyện tôi.Ông hỏi tôi từ đâu tới đây, vì sao tôi bị lạc cha mẹ…Tôi nhận thấy hình như ông không thấy tôi quen thì phải hay ông không nhớ…? Tôi chỉ trả lời ậm ờ cho qua chuyện, vì tôi cũng không rõ đang có chuyện gì xảy ra. Tôi bèn đánh trống lảng hỏi sang chuyện khác :

– Cháu nghe nói làng mình nhiều anh hùng lắm ông nhỉ! Ông có thể kể cho cháu nghe được không ?

Như bắt được mạch, ông Hai kể chuyện say sưa. Ông kể chuyện về làng, về những con người nơi đây một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng lên, cái mặt biến chuyển khi kể từ sự việc này sang sự việc khác. Ông khoe ở làng có cái phòng thông tin – tuyên truyền được xây dựng sáng sủa, rộng rãi nhất vùng này, cột phát thanh thì cao bằng ngọn tre, cứ chiều chiều loa nói cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông có nhiều nhà ngói nằm san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh.Đường trong làng toàn lát bằng đá xanh, trời mưa gió mà phải đi khắp đầu làng cuối ngõ cũng không sợ bùn dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười vào mùa gặt nhà nhà phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc bị dính đất.

Dù những điều này tôi đã đọc thuộc lòng trong truyện nhưng khi nghe ông kể tôi vẫn cảm thấy xúc động. Ông Hai nhìn tôi say sưa kể tiếp: Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, người người đi sơ tán, nhà nhà đi sơ tán nhưng ông thì muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến bám làng để đánh giặc.Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên ông vẫn phải cùng gia đình đi tản cư.Ở nơi tản cư, ông rất nhớ quê hương và thường hay kể về làng mình cho những người nơi tản cư nghe. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến ở quê hương mình. Tâm can ông cứ nhảy múa hết cả lên khi nghe được tin hay, tin quân ta đánh được địch.

Kể đến đây ông dừng lại, có vẻ trầm ngâm suy nghĩ.Tôi vội hỏi :

– Chuyện gì xảy ra vậy ông ? Sao ông không kể tiếp ?

Ông Hai nhìn tôi với cặp mắt đầy suy tư, tâm trạng

– Cứ từ chứ ! Chờ ông uống miếng nước.

Nói xong ông lấy cốc nước uống một ngụm. Ông kể tiếp: Hôm ấy ông nghe được tin có người dân làng chợ Dầu của ông theo giặc làm Việt gian. Cổ họng ông nghẹn đắng lại, mặt ông nặng trĩu. Ông lặng đi,tưởng như nghẹt thở. Một lúc lâu ông mới đằng hắn một cái, nuốt vào trong lòng có cái gì đó vướng ở cổ, ôngchạy đi hỏi lại về cái tin ấy, thì người ta đã khẳng định lại một cách chắc chắn. Ông cúi rầm mặt xuống, đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng một mạch về nhà về nhà. Ông buồn quá, buồn tận trong đáy lòng.

Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai của tôi như đang bắt đầu vào cao trào. Nghe ông kể đến đây tôi có thể cảm nhận được tâm trạng ông khi đó. Có gì đó đau đớn, tủi nhục cho ông Hai khi nghe được một người đàn bà di tản từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây rồi”, “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông à!”, Niềm tự hào bao lâu nay bỗng chốc tan tành, sụp đổ ngay trước mặt ông. Giá như ông không yêu nơi sinh trưởng của mình đến thế, thì giờ đây ông đâu cảm thấy đau đớn và nhục nhã đến như vậy. Ông Hai kể tiếp :

– Về đến nhà , ông nằm vật ra giường nhìn thấy lũ con mà tủi thân quá, nước mắt ông cứ chảy ràn rụa ra . Bọn trẻ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó bị người ta rẻ rúm, hắt hủi đấy ư ? Ông ngờ ngợ chả nhẽ những người ở lại làng lại đốn đến thế ư? rồi ông tự điểm lại trong đầu thấy họ đều là những người đều có tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu kháng chiến, chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy sao ? Ông đắn đo, suy nghĩ nhưng “không có lửa làm sao có khói”. Ông cảm thấy tủi nhục vô cùng. Chiều hôm ấy bà nhà ông về, bà ấy cũng có vẻ khác lạ. Trong nhà tồn tại cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya bà ấy mới hỏi ông về cái tin tức ấy. Ông nghe bà hỏi, lúc đầu ông im lặng, rồi sau đó ông gắt lên vậy là bà im bặt. Phải đến ba bốn ngày hôm sau ông vẫn không dám bước chân ra ngoài đường chỉ ở trong gian nhà trật trội để nghe ngóng tin tức từ cái loa phóng thanh của xã. Lúc nào ông cũng trong tình trạng nơm nớp lo sợ, hễ nghe đến tin chiến sự là ông lại giật mình. Ông căm ghét bọn phản bội bán làng, bán Tổ quốc. Nỗi đau đớn, nhục nhã và lo sợ của ông lên tới đỉnh điểm khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay người dân làng ông, “đi đến đâu có người làng Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”, ngay mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái nhà ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy, bế tắc lắm nhưng ông nhất định không chịu trở về làng: “Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cũng không thể đi đâu, đâu đâu người ta cũng đuổi người làng ông. Trong tâm trạng đau đớn, tủi nhục, ông tâm sự với thằng con trai út. Như trút được bầu tâm sự bấy lâu nay, nỗi khổ của ông cũng vơi đi phần nào .

Tuy được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai đến đây, tôi cũng lặng đi trong xúc động. Thật thương cho ông Hai. Không hiểu sao nước mắt đã nhòe trong khóe mắt và chỉ trực tràn ra trên khuân mặt tôi. Ông Hai lấy tay quệt nước mắt cho tôi và cười nói: Xem cháu kìa! Mau nước mắt quá! Nghe ông nói vậy tôi chỉ biết cười ngượng. Tôi hỏi ông:

– Vậy tin làng Chợ Dầu theo Tây được đính chính khi nào hả ông?

Nghe tôi hỏi vậy ông Hai ngẩn người ra. Tôi biết mình đã lỡ lời. Thoáng chút im lặng trôi qua, ông nói với tôi, giọng xúc động :

– Vào một hôm khoảng ba giờ chiều, có một người đàn ông đến nhà ông chơi. Ông ấy rủ ông đi theo ông ấy mà không biết ông đi đâu, đến sẩm tối ông mới về nhà. Lúc ấy tâm trạng ông rất vui. Đến bậc cửa ông đã bô bô khoe rằng thằng Tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch làng ông vừa mới lên khu tản cư để cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian là sai hoàn toàn. Niềm vui mừng của ông thật vô bờ bến biết bao. Ông mua quà cho các con, ông muốn chia sẻ niềm vui sướng ấy cho mọi người trong đó có cả mụ chủ nhà từng gieo cho ông bao nỗi bực dọc, căm tức. Cứ thế ông lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy ông còn sang gian bác Thứ kể chuyện về làng của mình trong tâm trạng tự hào, vui sướng.

Nói xong ông đưa tay quệt nước mắt đã rơi trên gò má khi nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trước ông Hai. Ông đã gắn tình yêu đắm say quê hương, làng mạc của mình với tình yêu đất nước. Điều này đã làm nên con người vĩ ại tr ong ông. Cũng chính vì thế mà có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ. Đang trầm ngâm với suy nghĩ của mình tôi nghe tiếng gọi

– Ông Hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu của ông kìa ?

Nghe tiếng gọi ông Hai vội vàng đứng dậy, ông bảo tôi nghỉ ngơi còn ông nhanh chóng chạy ra ủy ban nghe tin đồng thời báo cáo về trường hợp của tôi. Nhìn cái dáng tất bật của ông mà tôi trào dâng niềm yêu thương.

Reng ! Reng ! Reng! Tiếng chuông báo thức vang lên làm tôi giật mình tỉnh dậy. Giờ tôi mới nhận ra mình đã có một giấc mơ thật đẹp. Cuộc gặp gỡ và trò truyện với ông Hai đã giúp tôi hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là lòng yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn văn học hiện đại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×