Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Vân qua bốn câu thơ sau

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
183
1
0
Long
18/08/2021 14:48:01
+5đ tặng

Vẻ đẹp của Thúy Vân đã được Nguyễn Du khắc họa qua 4 câu thơ tiếp trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du hình ảnh nàng Vân dần hiện lên trước mắt người đọc: "Vân xem trang trọng khác vời". Hai từ " trang trọng" đã gợi lên vẻ đẹp sang trọng, quí phái, đoan trang mà hiền thục của nàng. Vẻ đẹp ấy được Nguyễn Du khắc họa một cách cụ thể, tỉ mỉ qua từng đường nét, với vài nét chấm phá đơn sơ. Bằng phép tu từ liệt kê, vẻ đẹp của Vân hiện lên một cách toàn vẹn qua khuôn mặt, nét ngài, làn da, mái tóc, nụ cười giọng nói đến phong thái ứng xử như một kì công của tạo hóa. Vẻ đẹp ấy được ví với trăng, hoa, mây, ngọc, tuyết những vật báu trong sáng, tinh khôi của đất trời khiến nàng Vân hiện lên là một giai nhân kiệt sắc:

"Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da".

Vân có khuôn mặt tròn đầy đặn trong sáng như trăng rằm. Nổi mặt trên khuôn mặt ấy là đôi lông mày đen đậm như con ngài, gợi vẻ đẹp thùy mị nết na của người con gái mới lớn. Qua bút pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để khắc họa vẻ đẹp của con người Nguyễn Du đã làm người đọc cảm nhận được Thúy Vân là một cô gái đang độ trăng tròn với vẻ đẹp trẻ trung tươi tắn phúc hậu mà đoan trang. Với miệng cười tươi thắm như hoa và giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc. Mái tóc nàng óng ả mượt mà hơn cả mây trời và làn da trắng nõn nà hơn tuyết . Vân đẹp hơn sự mỹ lệ của thiên nhiên nhưng tạo với thiên nhiên sự hài hòa -"mây thua"," tuyết nhường". Cụm từ "thua" và "nhường" được tác giả khéo léo sử dụng cho thấy vẻ đẹp của Thúy Vân được thiên nhiên tạo hóa ban tặng, phù hợp với quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến xưa. Không chỉ vậy, bức chân dung Thúy Vân còn là một bức chân dung mang tính chất số phận. Phải chăng, Nguyễn Du đã nhầm dự báo trước khi vẫn sẽ có một cuộc đời bình lặng không hề có sóng gió xảy ra trong cuộc đời nàng?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
dogfish ✔
18/08/2021 14:48:58
+4đ tặng
Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác bất hủ của nền văn học Việt Nam. Không những thành công về nội dung, Truyện Kiều còn đạt được những giá trị nghệ thuật chưa từng có. Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của kiệt tác Truyện Kiều chính là nghệ thuật tả người bậc thầy của thiên tài Nguyễn Du. Điều này thể hiện rõ nét trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

Ở đoạn thơ này, sau khi gợi tả vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du bắt đầu rọi sáng chân dung từng người. Trước hết là vẻ đẹp Thúy Vân. Vẻ đẹp của Thúy Vân lần lượt hiện ra qua bút pháp chấm phá tài tình dưới góc nhìn mĩ học của nhà thơ:

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

Từ “xem” đã thể hiện rất rõ ràng góc nhìn của Nguyễn Du đối với nhân vạt Thúy Vân. “Xem” là nhìn sơ lược, thoáng qua mà đã thấy “trang trọng khác vời” rồi. Qua đó, Nguyễn Du muốn nhấn mạnh rằng Thúy Vân có vẻ đẹp trang trọng, cao sang và phúc hậu hơn người. Toàn bộ thiện đức của nhân vật toát lên ở vẻ bề ngoài ưa nhìn và đầy thuyết phục.

Tiếp đó, tác giả đi vào đặc tả chi tiết. Mỗi nét ở Thúy Vân đều đạt đế chuẩn mực hài hòa của cái đẹp trên trần thế. Thúy Vân có khuôn mặt ngời sáng như vầng trăng. Đôi chân mày thanh tú và đậm nét như bướm tằm. Nụ cười của nàng tươi xinh như đóa hoa đang nở. Giọng nói ngọt ngào, trong trẻo như tiếng ngọc rung. Mái tóc mềm mượt như áng mây và làn  da trắng hồng như tuyết.

Với nghệ thuật ước lệ tượng trưng cổ điển, Nguyễn Du đã khắc họa tài tình vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhà thơ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời làm chuẩn mực để gợi tả vẻ đẹp của con người. Tuy đó là phướng pháp cổ điển, chẳng có gì mới lạ nhưng thi hào Nguyễn Du đã có những sáng tạo táo bạo khi ông lồng ghép vào trong đó thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đặc sắc, khiến cho bức chân dung của Thúy Vân hiện ra chân thực, sinh động hơn.

Vẻ đẹp hiền hòa của nàng được thiên nhiên cảm phục đã phải thua, phải nhường. Vẻ đẹp ấy cùng khiến cho lòng người thêm mến yêu và tôn quý. Đó là một vẻ đẹp ưu nhìn, càng ngắm càng thấy say mê. Nét dịu dàng, đàm thắm của Thúy Vân là vẻ đẹp điển hình của những thiếu nữ tinh khôi ở trên đời. Một vẻ đẹp không vướng bụi mờ. Nó vượt lên trên cái đẹp tầm thường, đạt đến tuyệt sắc.

Qua việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân của Nguyễn Du, gợi trong lòng người đọc những dự cảm tố đẹp về số phận êm ả của nàng về sau. Quả thực sau đó, cuộc đời của Thúy Vân không quá gian truân, trắc trở như người chị. Nàng có được hạnh phúc tuy rằng hạnh phúc ấy chưa hẳn đã khiến nàng hài lòng.

Tóm lại, khi gợi tả nhân sắc của Thúy Vân, Nguyễn Du đã gửi vào trong câu chữ cả tấm lòng của mình. Nó như một lời chúc phúc cho nhân vật hiền hòa, dễ mến ấy. Cuộc đời nhân vật Thúy Vân cũng là cuộc đời mà Nguyễn Du mong muốn. Ông muốn cái đẹp được trân trọng và giữ gìn. Cái đẹp được tôn vinh và ngợi ca. Nhưng thật đáng tiếc, điều mong ước ấy không thể là hiện thực trong cuộc đời nghiệt ngã.

1
0
Nguyễn Nguyễn
18/08/2021 14:49:39
+3đ tặng
 
Hai người con gái đẹp ấy, có cốt cách thanh cao như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng, nhưng đều là vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”, vô cùng hoàn hảo, đẹp đẽ.
 
Thúy Vân được xuất hiện trước với vẻ đẹp phúc hậu, cao sang, quý phái:
 
“Vân xem trang trọng khác vời
 
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
 
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
 
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
 
Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng tuyệt vời, với khuôn mặt đầy đặn như ánh trăng rằm, tiếng nói tiếng cười như hoa như ngọc, tóc mượt như mây, da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp của nàng khiến cho thiên nhiên phải e thẹn cúi mình, phải “thua”, phải “nhường” một cách tình nguyện. Nàng được tạo hóa ban cho một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, báo hiệu một cuộc sống yên ổn, bình an, không song gió về sau.
 
Tại sao cô em lại được xuất hiện trước cả chị? Có lẽ đó là dụng ý của Nguyễn Du, cô em đã đẹp đẽ như thế, thì cô chị – nhân vật chính của truyện còn có thể đẹp hơn nữa không? Ngay từ khi bắt đầu nói về Kiều, đại thi hào đã nói:

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×