LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu tính chất hóa học của nhôm và sắt, viết PTHH minh họa. So sánh điểm giống nhau của nhôm và sắt?

Nêu TCHH của nhôm và sắt, viết PTHH minh hoạ
So sánh điểm giống nhau của nhôm và sắt
Nêu Dãy HĐHH của KL
Hợp kim là gì,so sánh gang và thép
Ăn mòn kim loại là gì,nêu nguyên nhân dẫn đến ăn mòn kim loại và biện pháp
1 trả lời
Hỏi chi tiết
9.247
3
5
Ngọc Diễm
28/12/2017 11:04:19
- Nhôm tác dụng với oxi.
PTHH: 4AL+302 ->2AL2O3
Al màu trắng, O2 không màu, Al2O3 màu trắng.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh
PTHH:Fe + S -> FeS
+ Bột Fe màu trắng xám (bị nam châm hút)
+ Bột lưu huỳnh màu vàng
+ Đun hỗn hợp cháy nóng đỏ, để nguội tạo thành chất rắn màu đen (nam châm không hút)
​2.so sánh
Nhôm và Fe có những tính chất hóa học giống nhau là :
a.Tác dụng với phi kim
PTHH :
2 Al + 1,502-tdo--> Al2O3
3Fe+ 2O2 --tdo-> Fe304
b.Tác dụng với dd axit
PTHH:
2Al + 6HCl---> 2AlCl3 +3H2
Fe+ H2S04---> FeSO4 + H2
c.Tác dụng với dd Muối :
Al+ 2AgNO3----> Al(NO3)2 + 2Ag
Fe + CuCl2---> FeCl2 + Cu
Tính chất hh khác nhau là :
Nhôm có khả năng tác dụng với dd kiềm giải phóng H2
PTHH : Al + NaOH + H20 -----> NaAlO2 + 1,5 H2
3.Dãy HĐHH
K , Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu Ag, Hg, Pt, Au.
4.Hợp kim là dung dịch rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim. Hợp kim mang tính kim loại (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim...).
Dung dịch rắn là hỗn hợp nóng chảy sau đó để nguội mà thành.
t/c của hợp kim là t/c của tổ hợp các ng/ tử trong nó. nhưng t/c vật lí là có sự khác biệt nên được sử dụng.
so sánh:
Giống nhau: Trong thành phần cấu tạo đều có cacbon, silic, sắt, mangan, photpho, lưu huỳnh.
Khác nhau:( phần tệp)
5.
Ăn mòn là sự phá hủy dần dần các vật liệu (thường là kim loại) thông qua phản ứng hóa học với môi trường. Theo nghĩa phổ biến nhất, ăn mòn có nghĩa là quá trình oxy hóa điện hóa học của kim loại trong phản ứng với các chất oxy hóa như oxy.
Biện pháp: a) Cách li kim loại với môi trường:
Dùng những chất bền với môi trường phủ lên bề mặt kim loại. Đó là:
- Các loại sơn chống gỉ, vecni, dầu mỡ, tráng men, phủ hợp chất polime hữu cơ
- Mạ một số kim loại bền như crom, niken, đồng, kẽm, thiếc lên bề mặt kim loại cần bảo vệ.
- phương pháp bọc lót FRP, bọc lót cao su và bọc lót bằng hỗn hợp Faolit là những biện pháp đang được sử dụng nhiều nhất vì có độ chống ăn mòn cao, dễ thi công, giá thành rẻ đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Trong ngành sản xuất hóa chất, ngành phân bón thì 98 % các công trình chống ăn mòn là sử dụng các phương pháp này.
b) Dùng hợp kim chống gỉ (hợp kim inox):
Chế tạo những hợp kim không gỉ trong môi trường không khí, môi trường hoá chất. Những hợp kim không gỉ thường đắt tiền, vì vậy sử dụng chúng còn hạn chế.
c) Dùng chất chống ăn mòn (chất kìm hãm).
Chất chống ăn mòn làm bề mặt kim loại trở nên thụ động (trơ) đối với môi trường ăn mòn. Ngày nay người ta đã chế tạo được hàng trăm chất chống ăn mòn khác nhau, chúng được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hoá chất.
d) Dùng phương pháp điện hóa:
Nối kim loại cần bảo vệ với 1 tấm kim loại khác có tính khử mạnh hơn. Ví dụ, để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần chìm trong nước biển) 1 tấm kẽm. Khi tàu hoạt động, tấm kẽm bị ăn mòn dần, vỏ tàu được bảo vệ. Sau một thời gian người ta thay tấm kẽm khác.
Tuy nhiên để việc chống ăn mòn đạt hiệu quả cao chúng ta phải khảo sát kỹ các hoá chất trong môi trường tiếp xúc của kim loại, điều kiện nhiệt độ, áp suất... rồi mới có thể đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất.
Nguyên nhân:
Sản xuất: Quá trình tạo nên những phụ tùng kim loại là nguyên nhân chính gây ra ăn mòn bao gồm các bước làm sạch và chế tạo như làm lạnh, xử lý nhiệt, gia công và xử lý. Hầu hết chúng đều được xem như những nguyên nhân gây ăn mòn, xảy ra bên trong quá trình sản xuất, trước khi đóng gói. Với nhiều khâu đa dạng trong sản xuất, kiểm soát chặt chẽ quá trình này là rất quan trọng để ngăn ngừa rỉ sét.
Đóng gói: Chất liệu của các loại vật liệu bao gói phụ tùng kim loại là rất quan trọng. Các chất liệu có tính axit như giấy sóng carton và giấy chưa qua xử lý có thể giữ hơi nước và gây ăn mòn. Thông thường, khi muốn ngăn ăn mòn, một vài công ty sẽ đóng gói dày hơn. Trong khi thực thế, đóng gói dày thêm lại làm tăng nguy cơ bị ăn mòn cao hơn.
Môi trường: Trong khi thời tiết (nhiệt độ và độ ẩm) là yếu tố môi trường rõ ràng nhất gây nên rỉ sét, thì những yếu tố khác như các chất ô nhiễm trong không khí cũng có mức độ gây ra ăn mòn kim loại tương tự.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Hóa học Lớp 9 mới nhất
Trắc nghiệm Hóa học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư