Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

                                                                                                (Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoan trích trên có nghĩa là gì?

Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nảo?

Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu, nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.815
1
0
Nguyễn Nguyễn
19/08/2021 15:58:47
+5đ tặng

Câu 1

Từ " thiều quang" trong đoạn trích có nghĩa là ánh sáng đẹp

Câu 2

Phép đảo ngữ ở câu thơ " trắng điểm một vài bông hoa."

Bằng nghệ thuật đảo ngữ, tác giả đã nhấn mạnh sắc trắng của hoa lê. Bức tranh không chỉ có màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy,  một sắc xuân tràn đầy sức sống, một sắc xuân tươi trẻ, mới mẻ và sống động,  một vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, mới mẻ, tươi tắn, tinh khôi.

Câu 3

Đó là câu thơ trong bài " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

Mọc giữa dòng sông xanh

 Một bông hoa tím biếc

So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

+ Ở Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du đã đảo tính từ " trắng" lên đầu câu, khiín cho tính từ trở nên " động từ hóa", sắc trắng như lan tỏa, tô điểm vào không gian

+ ở Mùa xuân nho nhỏ, động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân
Câu 4

 Chỉ với bốn câu thơ, Nguyễn Du đã vẽ lên trước mặt người đọc bức tranh thiên nhiên mùa xuân- bức tranh với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, mới mẻ, tươi tắn, tinh khôi và tràn đầy sức sống.  Hai câu thơ mở đầu với những hình ảnh gần gũi, giản dị như “con én”, “ thiều quang” đưa ta trở về với một mùa xuân truyền thống dân tộc, một nét xuân đã ăn sâu trong tiềm thức bao người.Thông qua bút pháp ẩn dụ tinh tế “ con én đưa thoi” nhà thơ đã thể hiện ngụ ý thời gian trôi qua rất nhanh, nay “đã ngoài sáu mươi”. Nguyễn Du cũng  đã rất tinh tế khi miêu tả mùa xuân qua những đường nét, hình ảnh và ánh sáng, ánh “thiều quang” làm cho bức tranh xuân thêm ấm áp, gợi lên khí trời mùa xuân tươi sáng, rộng lớn, mênh mông. Và trên nền trời ấy là hình ảnh những chú chim én đang bay lượn, chao liệng như thoi đưa, đông đúc và nhịp nhàng. Sang đến những câu thơ tiếp theo, người đọc mới thật sự cảm nhận được vẻ tinh khôn, mơn mởn của bức tranh xuân. Vẻ đẹp của mùa xuân trong sáng, mới mẻ và tinh khôi đó đã được nhà thơ khắc họa qua những hình ảnh chấm phá độc đáo “ cỏ non xanh” , “ cành lê trắng”. Những hình ảnh ấy gợi tả nên một sắc xuân tràn đầy sức sống, một sắc xuân tươi trẻ, mới mẻ và sống động.  Bao trùm lên không gian rộng lớn, vô cùng, vô tận là màu xanh non của cỏ, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống. Màu xanh ấy làm nền cho bức tranh mùa xuân.Với nghệ thuật đảo ngữ, nhà thơ đã làm cho màu trắng của hoa lê càng thêm sống động và nổi bật trên cái nền màu xanh bất tận của đất trời cuối xuân.Việc hòa phối giữa màu xanh của cỏ non “cỏ non xanh tận chân trời” với màu trắng của cành lê “ cành lên trắng điểm” , Nguyễn Du- một bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ đã khắc họa nên hình ảnh một mùa xuân với vẻ đẹp hoàn thiện và trọn vẹn. Qua đó, ta cũng cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế, lãng mạn của thi nhân

- Câu ghép: Nguyễn Du cũng  đã rất tinh tế khi miêu tả mùa xuân qua những đường nét, hình ảnh và ánh sáng, ánh “thiều quang” làm cho bức tranh xuân thêm ấm áp, gợi lên khí trời mùa xuân tươi sáng, rộng lớn, mênh mông

thành phần phụ chú: bức tranh với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, mới mẻ, tươi tắn, tinh khôi và tràn đầy sức sống

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng
Tong đoạn thơ đầu, Nguyễn Du đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Nếu hè đến có phượng đỏ ve kêu,  đông sang có tuyết rơi thì khi xuân về có cánh én. Chim én- biểu tượng của mùa xuân đang chao nghiêng trên bầu trời đầy trong xanh.  Lúc này đây bầu trời lại có một thứ ánh sáng diệu kỳ, đẹp tươi  "thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi". Như vậy, đã qua 60 ngày kể từ ngày lập xuân, cũng có nghĩa là đã đến tiết thanh minh. Những bãi cỏ non xanh kéo dài như những thảm, xa tít "chân trời" mở ra một không gian rộng lớn. Dưới đất là cỏ non xanh mượt, bên trên lại là những bông hoa lê điểm trắng trên cành. Hoa lê trắng tinh gợi lên cảm giác tinh khôi và cao sang. Hoa lê điểm xuyết trên cành như đang chào đón mùa xuân. Tác giả đã sử dung rất thành công nghệ thuật đảo ngữ khiến cho hoa lê như đang bừng nở trong không khí mùa xuân. Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp thật khiến con người thấy tươi mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×