Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Con người và môi trường tự nhiên có phải là những thể tách bạch, đối lập hay có mối quan hệ với nhau như thế nào trong quá trình tồ̀n tại? Câu trả lời cho câu hỏi này có rất nhiều và khác nhau tùy theo quan điểm và cách tiếp cận của mỗi trường phái triết lý, cũng như là kết quả của cả một quá trình thay đổ̉i trong nhận thứ́c và phương pháp tiếp cận của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là trong khoa học địa lý nhân văn.
Cuộc tranh luận mang tí́nh triết lý về mối quan hệ giữa con người/văn hóa với môi trường/tự nhiên đã đượ̣c khởi xướng từ lâu, rằng “con người đượ̣c sinh ra để “thống trị” thiên nhiên, làm chủ và sở hữu thiên nhiên (Descartes)? Hay chỉ có những kẻ̉ “điên rồ̀” mới “đem máy móc ra tuyên chiến với thiên nhiên” (Erasme)” (Vernier, 2002, tr.3). Theo đó, một trong những quan niệm truyền thống của phương Tây cho rằng con người có thể “làm chủ”, “thống trị” hay “điều khiển” tự nhiên. Quan niệm này bắt nguồ̀n từ những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật mà người châu Âu đạt đượ̣c trong thời kỳ Phục Hưng, đặc biệt là từ các cuộc cách mạng công nghiệp (ở Tây Âu và sau này lan sang Bắc Mỹ). Quan niệm coi tự nhiên như một dạng “khách thể” đối với con người “chủ thể” - hay còn gọi là thế giới quan “nhị nguyên”, đượ̣c củng cố bởi những triết lý của các nhà khoa học, triết học có ảnh hưởng (như phương pháp khoa học của Francis Bacon, thuyết cấu trúc của Lévi-Strauss,…), đã thấm dần vào tư tưởng xã hội phương Tây. Chí́nh nền tảng quan niệm đó lại là cơ sở để các nhà nhân học phương Tây sau này đặt ra những chất vấn và đưa ra những lập luận mới về một cách nhìn khác khi họ nghiên cứ́u các nền văn hóa ngoài phương Tây, mà cụ thể là ở những cộng đồ̀ng săn bắt hái lượ̣m, sinh sống khu vực châu Á, châu Phi hay ở cả Mỹ La Tinh và Bắc Mỹ. Những kết quả nghiên cứ́u của các nhà nhân học về quan niệm, hành vi và thái độ của các cộng đồ̀ng đối với môi trường tự nhiên mang lại đóng góp quan trọng cả về mặt lý luận lẫ̃n thực tiễn. Bài học thực tiễn để triển khai thành công và hiệu quả đối với các dự án phát triển ở cộng đồ̀ng đó là cần phải thấu hiểu, tôn trọng và vận dụng đượ̣c tri thứ́c và văn hóa của cư dân địa phương đối với môi trường sống của họ. Về mặt lý luận, đó là việc cung cấp thêm một triết lý về vạn vật hoàn toàn khác với quan niệm phương Tây như đã đề cập ở trên, mà theo cách gọi của Croll và Parkin (1992) là “thế giới quan sinh thái” (ecocosmology).
Vậy “thế giới quan sinh thái” là gì, đượ̣c thể hiện thông qua thái độ và hành vi của các cộng đồ̀ng ấy như thế nào? Điều này sẽ đượ̣c làm rõ hơn ở nội dung tiếp theo của bài viết.
2. Thuật ngữ “thế giới quan sinh thái”
Thế giới quan hay nhận thứ́c về thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, xã hội bởi nó có mối quan hệ mật thiết tới các chuẩ̉n mực hành vi, thế giới quan là “hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự̣ vật và hiện tượng thuộc tự̣ nhiên và xã hội), về vị trí́ con người trong thế giới đó và về những quy định xử sự̣ do con người đề ra trong thự̣c tiễn xã hội… Thế giới quan không những là sự̣ tổng hợp lí́ luận và ý nghĩa nhận thức, mà còn rấ́t quan trọ̣ng về mặt thự̣c tiễn; nó làm kim chỉ nam cho hành động của con người” (HĐQG chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 2005, tr.203). Theo quan điểm của Berkes (2008), thế giới quan cũng là lớp tri thứ́c bao quát các lớp tri thứ́c sinh thái truyền thống1, là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc nhìn nhận môi trường và gán cho nó những ý nghĩa nhất định.
Thuật ngữ “thế giới quan sinh thái” đượ̣c Croll và Parkin (1992) sử dụng trong cuốn tuyển tập bài viết với nhan đề Bush base: Forest farm - Culture, Environment and Development. Mặc dù không đưa ra định nghĩa cụ thể, nhưng qua diễn giải, có thể hiểu rằng thế giới quan sinh thái là ở đó, con người (ở khu vực nghiên cứ́u) “thường xem môi trường là một chủ thể sáng tạo mà họ có nghĩa vụ phải thương thảo, đồ̀ng thời họ cũng tự xem mình là một phần không thể chia tách với chủ thể đó: rừng là con người, theo cách tương tự như tổ̉ tiên là thể nối dài của sự sống”. Điều đó đượ̣c phản ánh trong tiêu đề cuốn sách, tác giả sử dụng cụm từ mang tí́nh đảo nghịch để xóa nhòa sự phân chia truyền thống giữa con người và tự nhiên thể hiện ở việc phân chia tách bạch nơi cư trú (văn hóa) với rừng, bụi rậm (tự nhiên)2. Ngay trong lời giới thiệu của cuốn sách trên, hai tác giả này cũng đã nhấn mạnh rằng “mối quan hệ giữa con người và tự nhiên xung quanh là một mối quan hệ nghịch lý. Con người cố gắng áp đặt tri thứ́c và ý chí́ của mình vào thế giới tự nhiên nhưng đồ̀ng thời cũng gắn mình vào những huyền thoại và niềm tin trong đó phác họa bản thân và thế giới xung quanh thành những thể gắn kết, không ai lấn át ai” (Croll và Parkin,1992).
“Thế giới quan sinh thái” đượ̣c học giả Århem diễn giải một cách cụ thể hơn, theo đó thuật ngữ này bao hàm hai loại hình thế giới quan bổ̉ sung cho nhau đó là totemism (thuyết vật tổ̉) - dùng hình ảnh trong tự nhiên để gán cho xã hội con người và animism (thuyết vật linh) - dùng mô tả xã hội để xây dựng trật tự tự nhiên. Nói cách khác, nếu hệ thống vật tổ̉ xã hội mô phỏng tự nhiên, thì trong hệ thống vật linh, tự nhiên lại mô phỏng xã hội. Århem (2004, tr.186) nhấn mạnh, “cả hai thế giới quan đó tạo nên một thế giới quan sinh thái tổ̉ng thể giúp định hình nhận thứ́c, chỉ dẫ̃n thực hành và đưa ra ý nghĩa cho đời sống”. Theo lăng kí́nh thế giới quan này, đặc tí́nh của giữa tự nhiên và xã hội đượ̣c hoán đổ̉i cho nhau, tự nhiên và xã hội không phải là hai thể tách bạch riêng biệt mà là sự nối dài mang tí́nh tiếp tục.
Trong một cách nhìn nhận khác, hai thế giới quan trên đượ̣c biểu đạt bởi hai khái niệm: “tồ̀n tại luận vật linh” (animism ontology) và “tồ̀n tại luận tô tem” (tomemism ontology). Đây là hai trong số 4 loại hình tồ̀n tại luận mà nhà nhân học - triết học người Pháp Phillippe Descola đã đưa ra dựa trên những dữ liệu phong phú từ những nghiên cứ́u dân tộc học ở các bộ tộc vùng Amazon, đặc biệt là về người Achuar, đượ̣c thể hiện trong cuốn sách Beyond Nature and Culture (Descola, 2013). “Thuyết tô tem”, “Thuyết vật linh” đượ̣c xem là những loại hình tôn giáo sơ khai, nhưng dưới nhìn nhận của học giả Philippe Descola, nó đượ̣c làm mới và đượ̣c xem là các loại hình tồ̀n tại luận về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Học giả Descola đã xây dựng một khung lý thuyết - một giản đồ̀ nhận thứ́c nhằm khái quát hóa những trải nghiệm trong đó con người nhận thứ́c và giải thí́ch thực tại - để đưa ra hiểu biết khách quan về những chủ thể khác nhau, tránh sự phân biệt chủ thể - khách thể theo chủ nghĩa nhị nguyên.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |