Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một số đồ dùng trong gia đình

thuyết minh về 1 số đồ dùng trong gia đình
3 trả lời
Hỏi chi tiết
122
1
0
dogfish ✔
28/08/2021 16:12:00
+5đ tặng

Chiếc bàn là luôn là một vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta. Đó là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo, khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên, giãn nở ra và làm mất nếp nhăn. Xã hội ngày càng phát triển nhưng chiếc bàn là hơi nước vẫn được người tiêu dùng lựa chọn vì những lợi ích không thể thay thế

 

Chiếc bàn là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngay từ thế kỉ thứ nhất trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã biết dùng chiếc chảo có bỏ than nóng lên trên để làm thẳng các sản phẩm bằng vải. Trước khi có bàn là điện, người ta làm nóng bàn là bằng cách sử dụng xăng, cồn, ga, dầu cá…

 

Mặc dù những chiếc bàn ủi chạy bằng xăng, dầu rất nguy hiểm nhưng chúng vẫn được dùng phổ biến ở Mỹ những năm thế chiến thứ II. Vào ngày 16/2/1858, W. Vandenburg, và J. Harvey đã có bằng sáng chế về bàn ủi giúp là ống quần và cổ áo dễ dàng hơn. Khi xã hội được công nghiêp hóa cao độ, các bàn là dùng chất đốt được thay thế dần bởi các bàn là chạy bằng điện, sử dụng một điện trở có điện trở suất cao để phát ra nhiều nhiệt khi có dòng điện chạy qua.

 

Loại bàn là dùng nguồn nhiệt là điện trở được sáng chế vào năm 1882 do một người Mỹ tại New York là Henry W. Seely. Ngày nay những chiếc bàn ủi đã được phát triển với nhiều cải tiến để làm cho việc ủi quần áo trở nên an toàn và thuận tiện hơn.

 

Hiện nay trên thị trường tiêu thụ xuất hiện nhiều mẫu mã bàn là, kiểu dáng đa dạng. Tuy nhiên chiếc bàn là hơi nước được dùng phổ biến hơn cả. Hai loại bàn là hơi nước ta thường gặp là bàn là cây và bàn là mini cầm tay. Đối với bàn là cây thì quần áo không cần phải trải ra để ủi, mà có thể được ủi thẳng khi đang được treo chỉ với vài động tác đơn giản. Bàn là mini cầm tay với thiết kế nhỏ gọn, không cồng kềnh, thuận lợi cho những chuyến đi du lịch xa.

 

Bên ngoài chiếc bàn là trông khá đơn giản nhưng cấu tạo bên trong lại khá nhiều chi tiết. Kết cấu của bàn là có thể dựng đứng lên trên phần đuôi của nó, điều này cốt để cho mặt là nóng không tiếp xúc với các vật khác khiến chúng bị hư hại dưới tác dụng của nhiệt. Phần vỏ được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm hoặc nhựa chịu nhiệt để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng.

 

Đối với bàn là hơi nước thì bộ phận quan trọng nhất là chiếc nồi hơi. Nồi hơi có tác dụng đun nước sôi tạo áp suất đẩy hơi nước qua dây dẫn lên đầu. Vì vậy nồi hơi nếu được sản xuất chính hãng và đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như độ bền của bàn là. Ngoài nồi hơi thì ống dẫn hơi cũng là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi bàn là. Có hai loại ống hơi được sản xuất là ống hơi mềm và ống cứng.

 

Cả hai đều chịu được sức nóng của hơi nước và đều dẫn hơi nước. Ngoài ra bàn là còn có các bộ phận như nguồn sinh điện, nút điều chỉnh nhiệt độ, đèn báo hiệu, rơle nhiệt. Trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau, được đặt cách điện với vỏ. Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gồm một rơ-le dạng băng kép.

 

Khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt.

 

Ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo, khi có điện vào bàn là thì đèn sáng. Các bàn là hiện nay đều thiết kế một bộ phận tiết kiệm năng lượng. Nếu như bàn là bị "để quên" không tắt trong vòng 10-15 phút, bàn là sẽ tự tắt để tiết kiệm điện và chống cháy nổ. Công suất của bàn là dao động từ 1500w đến 1800w.

 

Bàn là đòi hỏi người sử dụng phải dùng đúng cách nếu không bàn là sẽ nhanh hỏng và gây nguy hiểm. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không và kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không. Đồng thời, đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là. Sau đó ta đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là.

 

Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng thì dùng. Khi bắt đầu là lưu ý phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là. Khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là. Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.Chiếc bàn là hơi nước có rất nhiều lợi ích.

 

Trước hết chúng có kiểu dáng khá đa dạng, màu sắc bắt mắt nên thu hút được người mua. Ngoài ra chúng sử dụng được hầu hết với các loại vải, kể cả những loại vải “khó tính” như lụa, lanh, nhung, dạ, len… mà không gây hư hại. Bàn là hơi nước làm phẳng quần áo bằng áp lực của luồng hơi nước nóng nên không lo quần áo bị cháy hoặc biến dạng sợi vải, đồng thời chúng cũng ủi nhanh hơn so với là thông thường.

 

Chiếc bàn là là một người bạn thân thiết với con người. Nó mang lại những bộ trang phục phẳng phiu, đẹp đẽ, giúp con người tự tin khi mặc. Vì thế cần bảo vệ, giữ gìn chiếc bàn là thật tốt để nó mãi chung tay góp sức vào sinh hoạt của mỗi người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
criss
28/08/2021 16:12:15
+2đ tặng

Trong gia đình, luôn có những vật dụng hữu ích và cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, chiếc phích hay còn gọi là bình thủy- đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng rất thông dụng, xuất hiện trong mọi gia đình.

 

Phích nước thì quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng ít có ai biết đến nguồn gốc của nó. Vào năm 1892, một nhà bác học người Anh, Pawar, đã cải tiến chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton thành chiếc bình thủy có khả năng giữ nhiệt. Chiếc bình thủy có thiết kế nhỏ gọn, không quá to, cồng kềnh hay khó di chuyển như chiếc máy trước nên rất được thông dụng.

 

Từ khi được xuất hiện, đến nay, chiếc phích nước đã được cải tiến rất nhiều. Phích nước được phân thành nhiều loại, được làm từ những vật liệu khác nhau, với cấu tạo và những hình dáng khác nhau. Vê hình dáng, phích nước thường có hình trụ, làm bằng nhựa hoặc bằng sắt; đế bằng, cao khoảng 35- 40 cm giúp cho phích đứng thẳng mà không bị đổ.

 

Phích có cấu tạo hai phần: phần vỏ có nắp. Nắp trong làm bằng gỗ hay xốp, nắp ngoài làm bằng nhựa hay bằng nhôm. Quai xách, tay cầm gắn với thân phích. Ngoài phích có hoa văn ( họa tiết hay phong cảnh) với nhiều màu sắc khác nhau. Chiếc phích có phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đáy có một núm- van hút khí. Van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt càng cao. Ở giữ vỏ phích và ruột phích là một lớp chân không để cách nhiệt.

 

Có nhiều loại phích được sử dụng nhưng phổ biến là hai loại: loại nhỏ: chưa được một lít nước, loại lớn chứa được 2,5- 3 lít nước. Hiện nay, loại phích đã quen thuộc với bao thế hệ gia đình trong bao nhiêu năm qua là phích Rạng Đông với nhiều kiểu dáng, màu sắc và rất bền, giá cả hợp lí với người dùng.

 

Trong ngày, chiếc phích giúp giữ nhiệt ở nhiệt độ từ 70- 100 độ. Có chiếc phích trong nhà, sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức để đun nước mỗi khi có việc. Chiếc phích là người bạn không thể thiếu khi uống trà hay pha cà phê. Nhiệt độ nước sẽ quyết định rằng trà có ngon, có đạt đúng hương vị của nó không. Với những nhà khi chuẩn bị sinh đẻ, những chiếc phích là vật dụng rất cần thiết.

 

Chẳng gì tiện lợi và nhanh gọn bằng chiếc phích có thể di chuyển dễ dàng. Những chiếc phích đi liền với những năm tháng thời bao cấp cầm từng đồng để đi mua nước nóng ngoài đầu hẻm vì ngại đun nước mới, đi liền với sự xuất hiện của những đứa trẻ cũng như trong bữa cơm của mỗi gia đình. Dù cho thời ấy, một chiếc phích cũng chẳng rẻ là bao nhưng không thể không có trong mỗi gia đình. Và đến ngày nay, những chiếc phích vẫn có một vị trí không đổi trong mỗi căn nhà.

 

Nó là người bạn của người già và trẻ em. Một phích nước đem lại sức khỏe với mỗi chén trà, cốc sữa nóng trong mùa đông lạnh. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản đúng. Phích mới được mua về, nên đổ nước ấm khoảng nửa bình, sau đó đậy nắp lại.

 

Sau khoảng vài phút, mở phút ra, tráng với một lượt nước mới rồi đổ nước nóng vào. Như thế sẽ giúp cho chiếc phích không bị sốc nhiệt và nổ, tăng tuổi thọ cho phích. Vào buổi sáng, nếu còn nước cũ ngày hôm qua, nên đổ đi, tráng sạch cặn rồi đổ nước mới vào. Muốn giữ được nhiệt lâu, không nên đổ nước quá đầy, giữ một khoảng trống giữ nước và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn của không khí.

 

Sau một thời gian sử dụng, những chiếc phích làm từ kim loại sẽ bị gỉ, làm giảm khả năng bảo vệ của phích. Cần thay vỏ mới để an toàn khi sử dụng. Những chiếc phích bị vỡ ruột cũng có thể thay ruột phích mới để tiết kiệm, không cần thiết phải mua phích mới. Những chiếc bình thủy thế cần để xa tầm tay trẻ em và những nơi có lửa, để những nơi cao ráo.

 

Ngày nay, nhiều loại ấm đun nước, ấm siêu tốc ra đời khiến những chiếc bình thủy chục năm nay bỗng dần bị lép vế. Nhưng những chiếc phích vẫn luôn là người bạn đồng hành thân thiết, tiện lợi nhất trong di chuyển và sinh hoạt của mỗi người.

0
0
lê minh
28/08/2021 16:14:22
+3đ tặng

Trong gia đình của mỗi chúng ta luôn có rất nhiều những đồ vật và mỗi đồ vật lại chứa đựng những giá trị khác nhau. Một trong những vật dụng mà mỗi gia đình không thể thiếu đó chính là cái phích.

Mặc dù cái phích không còn xa lạ với bất cứ ai nhưng nguồn gốc của cái phích thì không phải ai cũng biết. Ban đầu cái phích là một chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton. Nó được một nhà bác học người Anh tên là Pawar cải tiến vào năm 1892. So với chiếc máy đo nhiệt lượng, cái phích có thiết kế nhỏ gọn hơn và dễ dàng di chuyển hơn.

Cho đến nay cái phích đã được cải tiến nhiều lần. Cái phích cũng được chia làm nhiều loại khác nhau, mỗi một loại lại có cấu tạo khác nhau và được làm nên bởi những vật liệu khác nhau. Thông thường một cái phích có hình trụ, đế bằng và cao khoảng 35 – 40cm. Nhờ vậy phích có thể đứng thẳng được mà không lo bị đổ. Phích thường được làm bằng nhựa hoặc sắt ở phần vỏ bên ngoài. Bên trong vỏ có ruột làm bằng thủy tinh có tráng bạc nhằm giữ nhiệt tốt hơn. Phần trên của phích có nắp đậy với nắp trong làm bằng xốp, gỗ hoặc nhựa, nắp ngoài làm bằng nhựa hoặc nhôm. Phần dưới của phích có một núm – van hút khí. Nếu cái van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt của phích càng lớn. Ngoài ra ở giữa vỏ phích và ruột phích còn có một lớp chân không để cách nhiệt. Chi tiết cuối cùng trên cái phích là quai xách giúp người dùng sử dụng phích được dễ dàng hơn.

Phích được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là loại nhỏ chứa được 1 lít nước và loại to chứa được 2,3 – 3 lít nước. Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu phích khác nhau và được thiết kế với nhiều kiểu dáng, họa tiết khác nhau.

Thông thường phích được sử dụng để đựng nước sôi 100 độ C. Trong vòng 1 ngày cái phích có thể giữ cho nước ở nhiệt độ 70 -100 độ C. Nhờ vậy người sử dụng sẽ luôn có nước nóng để dùng cho một ngày mà không cần phải đun đi đun lại nhiều lần. Chẳng hạn như dùng nước nóng trong phích để pha cà phê, pha trà. Nhiệt độ nước ở mức 70 độ C là hoàn toàn phù hợp để pha trà, cà phê. Hay như nhà có trẻ sơ sinh, phụ nữ mới sinh thì việc tích trữ nước nóng là cần thiết. Những năm bao cấp hầu như gia đình nào cũng sở hữu một cái phích rồi ra đầu ngõ mua một phích nước nóng về dùng. Bây giờ tuy cuộc sống hiện đại với rất nhiều vật dụng như bình nóng lạnh, cây nước nóng lạnh nhưng chiếc phích vẫn là đồ dùng không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư