Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Từ việc làm rõ sự sống mà nghệ sĩ Huy Cận đã truyền cho người đọc qua tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá"

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác,vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng
Từ việc làm rõ SỰ SỐNG mà nghệ sĩ Huy Cận đã TRUYỀN CHO NGƯỜI ĐỌC qua tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá,hãy liên hệ bài thơ Quê Hương của nhà thơ Tế Hanh để làm rõ nhận định trên
Giúp em với ạ em đang cần gấp:3
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.986
1
1
Nguyễn Nguyễn
29/08/2021 10:36:50
+5đ tặng
  • Mở bài:

Macxim Gorki đã từng nói: “Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra”. Nghĩa là văn chương có thể mang đến cho tình yêu cuộc sống mà người sáng tác đã kí thác ở trong đó. Bàn về ý nghĩa văn chương, trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.”

  • Thân bài:

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm của chính tác giả, là kết tinh sự quan sát và trải nghiệm trong cuộc sống. Tác phẩm nghệ thuật là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của người nghệ sĩ.

Tác phẩm… vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng: Tác phẩm nghệ thuật có thể làm lay động cảm xúc và đi vào nhận thức, tâm hồn con người. Người đọc như được sống cùng cuộc sống mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm với những yêu ghét, buồn vui.

Nhận định nêu lên giá trị, chức năng của tác phẩm văn học. Văn học là sự phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua lăng kính tâm hồn của người nghệ sĩ. Đó phải là những rung động tinh tế, chân thực và đẹp đẽ mà người nghệ sĩ đã nảy sinh trước cuộc đời, kết tinh nó trong tác phẩm. Tác phẩm nghệ thuật phải có sức mạnh làm lay động và truyền được sự sống ấy đến với người đọc.

Bài thơ Ánh trăng là lời tâm sự thiết tha, sâu lắng, chân thành, là kết tinh của tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Duy. Trăng là biểu tượng vĩnh hằng của vũ trụ. Trăng còn là nguồn sáng bất tận, cái không bao giờ bị hủy hoại. Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, trăng là người bạn tri kỉ, gắn bó sâu nặng với con người từ thuở ấu thơ và cả những năm tháng gian khổ của chiến tranh. Con người nhủ với lòng mình chung thủy, sắt son với trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Con người sinh ra đã có trăng ở trên trời. Trăng gần gũi và thân thiện với con người từ khi biết nhận thức cho đến khi trưởng thành. Trăng vô tư, hồn nhiên như tâm hồn con trẻ. Trăng vẽ nên một tuổi thơ êm đềm, đầy mọng mơ trong tâm hồn của mỗi con người.

Đến khi lên rừng chiến đấu, vầng trăng cũng theo sát bước chân con người, không khi nào rời xa. Vẫn ánh sáng ấy, vẫn hình dung ấy, trăng dành cho con người tất cả sự hiền dịu và thân yêu nhất. Để cảm tạ vầng trăng thủy chung, tác giả đã tự nhủ với lòng sẽ không bao giờ quên “cái vầng trăng tình nghĩa” ấy.

Thế mà nào ngờ, khi chiến tranh lùi xa, người lính trở về với cuộc sống hòa bình, người bạn chung tình thuở trước đã trở thành “người dưng qua đường”. Cuộc sống tiện nghi đã khiến con người đã lãng quên vần trăng:

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.

Dù con người từ lâu đã hững hờ, trăng vẫn cứ đều đặn từng đêm lặng lẽ đi qua trên bầu trời. Con người vẫn nhìn thấy nhưng giờ đây không còn tha thiết. So với ánh điện cửa gương, ánh trăng mờ nhạt, không còn đáng chú ý nữa. Người bạn cũ ân tình, thủy chung năm nào, đối với con người xa lạ như người dưng không tình cảm gì.

Sự vô tâm vô tình ấy bị thách thức trong một tình huống bất ngờ. Trong khoảnh khắc cuộc sống hiện đại biến mất, thành phố mất điện, ánh trăng lại hiện ra. Con người gặp lại ánh trăng tình nghĩa, không hao khuyết, vẫn như thuở nào:

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.

Cuộc gặp gỡ bất ngờ mà kỳ diệu, vầng trăng đánh thức những kỷ niệm xưa. Trăng khắc nhớ về quá khứ xa và gần, đất nước và quê hương, thiên nhiên và cuộc sống… Đối diện với trăng là đối diện với những phần đời đẹp nhất.

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.

Vầng trăng vẫn đó như bây giờ sao thấy đột ngột quá. Sự vô tình của con người đã kéo dài quá lâu khiến cho ân tình xưa không còn sâu đậm nữa. Tình nghĩa năm xưa và lời thề thủy chung đã bị ánh sáng giả dối của phó thị che mờ từ lâu. Và khi sự giả dối ấy được gột sạch, làm hiện ra phần tinh khôi hãy còn nằm đó trong trái tim con người. Quá khứ hiện về ngay trong ánh sáng dịu hiền và dễ chịu của người bạn trăng giúp con người biết hồi nhớ về quá khứ thủy chung:

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình

Ánh trăng là lời tự nhủ và nhắn gửi về thái độ sống tri ân, tình nghĩa cùng quá khứ, là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà Nguyễn Duy mang trong lòng. Trăng vẫn chiếu sáng “tròn vành vạnh”, dẫu cho “người vô tình”. Cái tròn đầy, im lặng của trăng là biểu tượng cho nghĩa tình chung thủy, sự bao dung độ lượng và thái độ nghiêm khắc, làm con người trăn trở, suy ngẫm, nhận ra sự vô tình, bội bạc của mình. Đó là sự bừng tỉnh của nhân cách, trở về với lương tâm trong sạch tốt đẹp

Ánh trăng còn nhắc nhở người đọc thái độ sống chung thủy, ân nghĩa. Nó không chỉ là chuyện của một người, một thế hệ mà là chuyện của nhiều người, nhiều thế hệ. Nó có ý nghĩa cảnh tình, gợi cho mọi người sống tốt đẹp xứng đáng với những người đã khuất, với chính mình, trân trọng quá khứ để vững bước tới tương lai. Bài thơ nói chuyện trăng để nói chuyện đời, chuyện tình nghĩa. Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ gợi nhắc về lối sống đẹp, ân nghĩa, thủy chung.

  • Kết bài:

Ý kiến của Nguyễn Đình Thi có ý nghĩa với cả người sáng tác và bạn đọc. Với người sáng tác là phải kết tinh được vẻ đẹp cuộc sống trong tác phẩm của mình và truyền được sự sống ấy đến người đọc. Với người đọc phải có trách nhiệm và nghiêm túc với nghệ thuật bởi đó là tâm hồn, là sự sống cao quý của con người được chắt lọc và gìn giữ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hiển
29/08/2021 10:36:54
+4đ tặng

Macxim Gorki đã từng nói: “Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra”. Nghĩa là văn chương có thể mang đến cho tình yêu cuộc sống mà người sáng tác đã kí thác ở trong đó. Bàn về ý nghĩa văn chương, trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.”

  • Thân bài:

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm của chính tác giả, là kết tinh sự quan sát và trải nghiệm trong cuộc sống. Tác phẩm nghệ thuật là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của người nghệ sĩ.

Tác phẩm… vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng: Tác phẩm nghệ thuật có thể làm lay động cảm xúc và đi vào nhận thức, tâm hồn con người. Người đọc như được sống cùng cuộc sống mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm với những yêu ghét, buồn vui.

Nhận định nêu lên giá trị, chức năng của tác phẩm văn học. Văn học là sự phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua lăng kính tâm hồn của người nghệ sĩ. Đó phải là những rung động tinh tế, chân thực và đẹp đẽ mà người nghệ sĩ đã nảy sinh trước cuộc đời, kết tinh nó trong tác phẩm. Tác phẩm nghệ thuật phải có sức mạnh làm lay động và truyền được sự sống ấy đến với người đọc.

Bài thơ Ánh trăng là lời tâm sự thiết tha, sâu lắng, chân thành, là kết tinh của tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Duy. Trăng là biểu tượng vĩnh hằng của vũ trụ. Trăng còn là nguồn sáng bất tận, cái không bao giờ bị hủy hoại. Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, trăng là người bạn tri kỉ, gắn bó sâu nặng với con người từ thuở ấu thơ và cả những năm tháng gian khổ của chiến tranh. Con người nhủ với lòng mình chung thủy, sắt son với trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Con người sinh ra đã có trăng ở trên trời. Trăng gần gũi và thân thiện với con người từ khi biết nhận thức cho đến khi trưởng thành. Trăng vô tư, hồn nhiên như tâm hồn con trẻ. Trăng vẽ nên một tuổi thơ êm đềm, đầy mọng mơ trong tâm hồn của mỗi con người.

Đến khi lên rừng chiến đấu, vầng trăng cũng theo sát bước chân con người, không khi nào rời xa. Vẫn ánh sáng ấy, vẫn hình dung ấy, trăng dành cho con người tất cả sự hiền dịu và thân yêu nhất. Để cảm tạ vầng trăng thủy chung, tác giả đã tự nhủ với lòng sẽ không bao giờ quên “cái vầng trăng tình nghĩa” ấy.

Thế mà nào ngờ, khi chiến tranh lùi xa, người lính trở về với cuộc sống hòa bình, người bạn chung tình thuở trước đã trở thành “người dưng qua đường”. Cuộc sống tiện nghi đã khiến con người đã lãng quên vần trăng:

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.

Dù con người từ lâu đã hững hờ, trăng vẫn cứ đều đặn từng đêm lặng lẽ đi qua trên bầu trời. Con người vẫn nhìn thấy nhưng giờ đây không còn tha thiết. So với ánh điện cửa gương, ánh trăng mờ nhạt, không còn đáng chú ý nữa. Người bạn cũ ân tình, thủy chung năm nào, đối với con người xa lạ như người dưng không tình cảm gì.

Sự vô tâm vô tình ấy bị thách thức trong một tình huống bất ngờ. Trong khoảnh khắc cuộc sống hiện đại biến mất, thành phố mất điện, ánh trăng lại hiện ra. Con người gặp lại ánh trăng tình nghĩa, không hao khuyết, vẫn như thuở nào:

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.

Cuộc gặp gỡ bất ngờ mà kỳ diệu, vầng trăng đánh thức những kỷ niệm xưa. Trăng khắc nhớ về quá khứ xa và gần, đất nước và quê hương, thiên nhiên và cuộc sống… Đối diện với trăng là đối diện với những phần đời đẹp nhất.

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.

Vầng trăng vẫn đó như bây giờ sao thấy đột ngột quá. Sự vô tình của con người đã kéo dài quá lâu khiến cho ân tình xưa không còn sâu đậm nữa. Tình nghĩa năm xưa và lời thề thủy chung đã bị ánh sáng giả dối của phó thị che mờ từ lâu. Và khi sự giả dối ấy được gột sạch, làm hiện ra phần tinh khôi hãy còn nằm đó trong trái tim con người. Quá khứ hiện về ngay trong ánh sáng dịu hiền và dễ chịu của người bạn trăng giúp con người biết hồi nhớ về quá khứ thủy chung:

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình

Ánh trăng là lời tự nhủ và nhắn gửi về thái độ sống tri ân, tình nghĩa cùng quá khứ, là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà Nguyễn Duy mang trong lòng. Trăng vẫn chiếu sáng “tròn vành vạnh”, dẫu cho “người vô tình”. Cái tròn đầy, im lặng của trăng là biểu tượng cho nghĩa tình chung thủy, sự bao dung độ lượng và thái độ nghiêm khắc, làm con người trăn trở, suy ngẫm, nhận ra sự vô tình, bội bạc của mình. Đó là sự bừng tỉnh của nhân cách, trở về với lương tâm trong sạch tốt đẹp

Ánh trăng còn nhắc nhở người đọc thái độ sống chung thủy, ân nghĩa. Nó không chỉ là chuyện của một người, một thế hệ mà là chuyện của nhiều người, nhiều thế hệ. Nó có ý nghĩa cảnh tình, gợi cho mọi người sống tốt đẹp xứng đáng với những người đã khuất, với chính mình, trân trọng quá khứ để vững bước tới tương lai. Bài thơ nói chuyện trăng để nói chuyện đời, chuyện tình nghĩa. Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ gợi nhắc về lối sống đẹp, ân nghĩa, thủy chung.

Linhh Caa
Bài đoàn thuyền đánh cá cơ ạ:<
2
1
Anh Daoo
29/08/2021 10:37:32
+3đ tặng

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ đặc sắc do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người; biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ… của người nghệ sĩ trước thực tại bằng những hình tượng nghệ thuật. Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi cũng đã từng viết: “Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng” là muốn khẳng định sự kết nối bền chặt giữa tư tưởng của tác giả và tâm tưởng người đọc. Ý nghĩa ấy được thể hiện rõ nét trong bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.

     Mỗi tác phẩm văn chương chính là kết tinh của tâm hồn người sáng tác:

     Đứng trước cuộc đời, người nghệ sĩ có những rung động tinh tế. Họ luôn khao khát được biểu hiện những rung động ấy dưới một hình thức nghệ thuật nào đó. Một tác phẩm nghệ thuật ra đời là kết quả sâu sắc của  những cảm xúc ấy. Bởi thế, nghệ thuật chính là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của người nghệ sĩ.

     Nội dung của tác phẩm là toàn bộ những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo trong hiện thực khách quan. Hiện thực ấy được phản ánh bằng hình tượng thông qua sự lựa chọn, đánh giá chủ quan của người nghệ sĩ. Tức tác phẩm là tiếng nói riêng của mỗi nhà văn trước hiện tương. Nó bao gồm những cảm xúc, tâm trạng, lí tưởng, khát vọng của tác giả về hiện thực đó.

     Khi nói đến nội dung của tác phẩm, nhà nghiên cứu văn học Secnưxepki nhấn mạnh bản chất của ấy. Nó “tái hiện các hiện tượng hiện thực mà con người quan tâm”. Ông cũng viết: “Thể hiện sự phán xét đó trong tác phẩm là một ý nghĩa mới của tác phẩm nghệ thuật. Nhờ đó nghệ thuật đứng vào hàng các hoạt động tư tưởng, đạo đức của con người”.

     Tác phẩm nghệ thuật còn đóng vai trò “là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Bởi nó làm lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn con người cũng qua con đường tình cảm. Người đọc như được sống cùng cuộc sống mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm. Người đọc cũng yêu, ghét, vui, buồn như cảm xúc của nhà văn trước hiện tượng.

     Như vậy, ngoài chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ và chức năng giải trí, nghệ thuật còn là phương tiện để kết nối tâm hồn và tư tưởng giữa nhà văn và người đọc; kết nối thế giới lại với nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật nhất định.

     Bài thơ “Ánh trăng” là lời tâm sự thiết tha sâu lắng, chân thành từ trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ; là kết tinh của tâm tư, tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời:

     Trăng vốn luôn có ở trong cuộc sống. Trăng xuất hiện và gắn bó với con người qua thời gian. Trăng là người bạn tri kỉ, gắn bó sâu nặng với con người từ thuở ấu thơ. Ánh sáng vầng trăng tỏa sáng bàng bạc cả một thời niên thiếu.

     Vầng trăng còn gắn bó với người lính cả trong những năm tháng gian khổ của chiến tranh. Con người tự nhủ với lòng mình sẽ chung thủy, sắt son với trăng. Con người tự hứa sẽ “không bao giờ quên” cái vầng trăng tươi đẹp, hiền hòa và tình nghĩa ấy.

     Không gian và thời gian đó là khi con người còn ở trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù. Khi mà giữa con người và thiên nhiên có một mối giao cảm lớn. Thiên nhiên che chở cho đời sống con người. Con người nương tựa vào thiên nhiên để tìm kiếm nguồn sức mạnh sinh tồn.

     Khi hoàn cảnh thay đổi, tất cả đều diễn biến theo chiều hướng tất yếu của nó. Kẻ thù bị tiêu diệt, chiến tranh lùi xa, người lính trở về với cuộc sống hòa bình. Rời khỏi nhiệm vụ, rời khỏi hoàn cảnh khốn khó, tình cảm của con người đối với thiên nhiên cũng đổi khác.

     Vầng trăng – người bạn chung tình thuở trước, đã trở thành “người dưng qua đường”. Con người đã không còn tha thiết và gắn bó với vầng trăng thiên nhiên nữa. Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng. Một dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó. Trước cuộc sống đầy tiện nghi, con người trở nên ích kỉ. Họ miệt mài đi tìm cuộc sống giàu có và đắm mình trong sự hưởng thụ ấy. Vầng trăng tình nghĩa năm xưa đã bị lãng quên một cách phũ phàng.

     Và khi sự cố mất điện sảy đến. Bất ngờ, con người trở lại với không gian quen thuộc ngày xưa. Họ chợt nhận ra sự vô tình của mình khi nhìn thấy vầng trăng trên trời cao. Ánh trăng tình nghĩa vẫn tròn đầy, không hao khuyết. Ánh trăng vẫn như thuở nào, không có gì thay đổi.

     Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt lớn trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối. Nó gợi cho nhà thơ biết bao kỉ niệm nghĩa tình. Khiến cho ông vừa vui mừng, vừa tủi hổ.

     Cuộc gặp gỡ bất ngờ mà kỳ diệu, có sức mạnh cảnh tỉnh mọi tâm hồn. Nó khiến con người thấy “rưng rưng” nước mắt. “Rưng rưng” của những niềm thương nỗi nhớ. Ngậm ngùi của những lãng quên, lạnh nhạt với người bạn cố tri. Xót xa của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị. “Rưng rưng” của nỗi ân hận, ăn năn về thái độ của chính mình đã quá hững hờ trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng cuộn thắt. Tất cả đã làm nên thổn thức mãnh liệt trong sâu thẳm trái tim người lính. Cái cảm giác ray rứt ấy cũng đánh thức trong lòng người đọc bao sự đồng cảm sâu xa.

     Ánh sáng của vầng trăng sáng giống như một thứ nước màu soi rọi và làm hiện hình những điều ẩn khuất, bị chìm lấp bấy lâu. Ánh trăng đánh thức những kỷ niệm xa xưa. Vầng trăng khắc nhớ về quá khứ xa và gần. Vầng trăng gợi nhớ về quê hương và đất nước; về thiên nhiên và cuộc sống. Đối diện với vầng trăng là đối diện với những phần đời đẹp nhất.

     “Ánh trăng” là lời tự nhủ và nhắn gửi về thái độ sống tri ân, tình nghĩa cùng quá khứ:

     Trăng vẫn chiếu sáng trên bầu trời, mặc cho thời gian trôi đi. Trăng cứ“tròn vành vạnh”, dẫu cho “người vô tình”. Cái tròn đầy của trăng là biểu tượng cho nghĩa tình, thủy chung. Cái im lặng của trăng là sự bao dung, độ lượng và thái độ nghiêm khắc. Nó làm con người trăn trở, suy ngẫm. Để rồi họ nhận ra sự vô tình, bội bạc của mình.

     Chính cái “im phăng phắc, đủ cho ta giật mình” của vầng trăng đã đánh thức tâm hồn con người. Nó làm xáo động trái tim người lính năm xưa. Người lính “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách. Người lính “rưng rưng” là sự trở về với lương tâm trong sạch và tốt đẹp. Đó là lời ăn năn, day dứt, có giá trị làm đẹp con người.

     Vượt lên trên tất cả, ánh trăng còn nhắc nhở người đọc về thái độ sống thủy chung, ân nghĩa trong cuộc đời này. Nó không chỉ là chuyện của một người, một thế hệ. Đó còn là chuyện của nhiều người, nhiều thế hệ, của nhân dân, của đất nước. Nó có ý nghĩa gợi nhắc và cảnh tỉnh cho mọi người phải sống tốt đẹp; sống xứng đáng với những người đã khuất; sống trung thực với chính mình. Sống phải biết trân trọng quá khứ để vững bước tới tương lai. Bài thơ nói chuyện trăng là để nói chuyện đời, chuyện người, chuyện tình nghĩa của kiếp người đó thôi.

     Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ gợi nhắc về lối sống đẹp, ân nghĩa, thủy chung. Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Ý thơ gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

     Qua những rung động chân thành mà thiết tha của Nguyễn Duy, người đọc cũng tự nhận ra chính mình trong dòng thời gian khắc nghiệt. Đã biết bao lần ta cũng vô tình, lãng quên như thế. Đã biết bao lần ta đã vô tâm, thờ ơ, lạnh nhạt với quá khứ nghĩa tình. Biết bao lần ta nhẫn tâm phủ nhận truyền thống. Thậm chí là dẫm đạp lên những giá trị mà trước đây vốn đã mang đến cho ta biết bao tốt đẹp.

     Người đọc cũng như Nguyễn Duy vội vàng và hoang mang đi tìm. Họ sững sờ khi nhìn lại chính mình trong tủi hổ và xót xa. Tất cả cùng “rưng rưng” muốn khóc khi đối diện với chính mình trong một niềm tâm cảm dạt dào.

     Nguyễn Duy qua những câu thơ bình dị đã truyền được suy nghĩ của ông trước cuộc đời đến người đọc. Một nỗi niềm suy tư quá quen thuộc nhưng mấy ai nghĩ đến. Và có biết bao người cũng đã “rưng rưng” khi nhìn ngắm vầng trăng hay một biểu tượng nào đó của quá khứ nghĩa tình. Không cần nói nhiều lời, chỉ bằng hình tương,  tác phẩm đã “truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.

     Rõ ràng, mỗi “tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác”, cũng “vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Ý kiến của Nguyễn Đình Thi có ý nghĩa với cả người sáng tác và bạn đọc. Nó nhắc nhở người cầm bút phải có trách nhiệm trong công việc và trước cuộc đời. Không những là tạo ra tác phẩm nghệ thuật, gửi gắm vào đó những tâm tư mà còn phải khơi gợi được trong lòng người đọc sự đồng cảm cảm lớn lao. Nó nhắc nhở người đọc phải biết sống nghĩa tình dù cuộc sống chẳng bao giờ mang lại cho ta đầy đủ những gì ta muốn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k