1. Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất, tuy nhiên, bề mặt của nó lại vô cùng lạnh giá. Nhiệt độ ban ngày ở đây có thể lên tới 840 độ F (450 độ C) còn ban đêm nhiệt độ xuống mức -275 độ F (-170 độ C). Vô cùng lạnh giá. Biên độ nhiệt trong một ngày lên tới hơn 1.100 độ F (600 độ C) - lớn nhất đối với các hành tinh thuộc Thái dương hệ.
Bề mặt của Sao Thủy đặc biệt lạnh giá
2. Sao Thủy là hành tinh bé nhất trong hệ Mặt trời. Đường kính của hành tinh vào khoảng 4.876km, tương đương với phần lục địa của Hoa Kỳ và chỉ to hơn một chút so với Mặt trăng.
Sao Thủy là hành tinh bé nhất trong Hệ Mặt trời
Hành tinh này thậm chí còn nhỏ hơn Mặt trăng của Sao Thổ (Titan) và Mặt trăng của sao Mộc (Ganymede). Ngày trước, Sao Diêm vương có đường kính nhỏ nhất, tuy nhiên, sau này khi nó bị "giáng cấp" xuống mức "sao lùn" thì Sao Thủy chiếm luôn danh hiệu "hành tinh tý hon nhất trong hệ Mặt trời".
3. Từng sống sót sau vụ va chạm với thiên thạch khổng lồ. Các nhà khoa học tin rằng một thiên thạch cỡ lớn đã "đâm sầm" vào Sao Thủy từ khoảng 4 tỷ năm trước, tạo ra một vết nứt khổng lồ dài tới hơn 1.500km trên bề mặt hành tinh.
Lưu vực Caloris là tên gọi của vết nứt này, nó to bằng bang Texas. Những nghiên cứu trước đây cho thấy thiên thạch đã đâm vào Sao Thủy rộng tới hơn 100km.
4. Quỹ đạo quay quanh Mặt trời của Sao Thủy là nhanh nhất. Không một hành tinh nào trong Hệ Mặt trời có thể so sánh với Sao Thủy về quỹ đạo bay. Tốc độ quay của nó là 180.000km/h theo hình ê-líp và điều này khiến nó chỉ mất 88 ngày trên Trái đất để hoàn thành quỹ đạo của mình.
Quỹ đạo quay quanh Mặt trời của Sao Thủy là nhanh nhất
5. Băng giá tồn tại trên Sao Thủy. Các nhà khoa học cho rằng trong vết nứt khổng lồ trên bề mặt Sao Thủy có tồn tại băng giá. Bên cạnh đó, cực Bắc và cực Nam của hành tinh này lạnh và rất tối, có thể giữ được nước ở trạng thái băng giá.
Những ngôi sao chổi và sao băng dường như là nguyên gốc đem nước, tạo ra băng giá trên Sao Thủy. Hoặc có thể do nước trên địa hình bốc hơi, sau đó đông cứng trở thành băng giá.
6. Lõi của Sao Thủy khá lớn và được cấu tạo từ sắt. Lõi bằng sắt của Sao Thủy chiếm tới 75% vòng bán kính của nó và chứa nhiều thành phần sắt hơn bất kỳ hành tinh nào trong Hệ Mặt trời.
Lõi của Sao Thủy được cấu tạo hầu hết từ sắt
Các nhà khoa học không chắc về hàm lượng sắt có trong lõi Sao Thủy và họ cũng đang đặt câu hỏi về sự hình thành của cấu trúc bên trong của nó.
7. Đã có bản đồ địa chất bề mặt Sao Thủy. Một phi thuyền từ Nasa, mang tên Messenger - hoạt động trong vùng quỹ đạo Sao Thủy từ năm 2011 đã gửi về Trung tâm vũ trụ này những hình ảnh rõ nét trên bề mặt. Từ đó, các nhà khoa học có thể vẽ ra một bản đồ chính xác về địa chất của hành tinh này.
Bản đồ địa chất của Sao Thủy đã được vẽ thành công
8. Lớp khí quyển ở Sao Thủy rất mỏng. Và được cho là mỏng nhất trong Hệ Mặt trời. Nó mỏng đến nỗi các nhà khoa học phải đặt một cái tên khác, thay vì "khí quyển" mà là "tầng ngoài".
9. Sao Thủy có "đuôi". Giới khoa học khẳng định trên có dòng các vật thể dường như đang tách bỏ khỏi bề mặt Sao Thủy. Họ gọi những dòng này là "đuôi" của hành tinh.
Các nhà khoa học chưa thể giải thích về cái đuôi của Sao Thủy
Vẫn chưa có cách giải thích chính xác về bộ phận "đuôi" này, nhưng có thể nguyên nhân là do từ trường của Sao Thủy và gió từ Mặt trời.
10. Sao Thủy có thể sở hữu các núi lửa. Đại bộ phận Sao Thủy được bao phủ bởi dung nham khô. Vùng bình nguyên phía Bắc có vẻ rất bằng phẳng bởi lớp dung nham này.