Trong các vô vàn các truyền thống quý báu, truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại bao ngàn đời này như lòng biết ơn, sống nhân nghĩa, thủy chung, đoàn kết dân tộc, quyết chiến quyết thắng, tinh thần yêu nước sâu sắc,.. Trong đó không thể không kể tới đức hi sinh. Khi nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ nối tiếp nhau đều dùng có làm công cụ để dạy dỗ, rèn luyện con cái thành tài. Để trong tương lai, các thế hệ trẻ sau này sẽ được tốt đẹp, sẽ được học thêm nhiều điều hay lẽ phải để giúp xã hội ngày càng phát triển, phồn vinh, để sánh vai được với các cường quốc năm châu như lời Bác đã nói.
Trước tiên chúng ta cần đi giải nghĩa đức hi sinh là gì? Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp mà chúng ta phải nhìn nhận và học tập, rèn luyện mới có được. Hi sinh được hiểu là sự quên mình để lo cho tha nhân. Sự hi sinh không chỉ cho thấy giá trị của con người mà còn giúp thăng hoa sự giá trị ấy ở bản thân của họ.
Hi sinh trước giờ chúng ta được nghe nói đến nhiều nhất là hi sinh cho Tổ quốc, cho đất nước nhưng quên mất rằng sự hi sinh luôn thường trực xung quanh chúng ta. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đó còn là hình ảnh của mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc cho mình. Cha hi sinh sức khỏe, thời gian để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Là bóng hình thầy cô hi sinh nhiều thứ để truyền đạt những bài học bổ ích, những điều hay lẽ phải…
Hi sinh còn là sự tự nguyện đánh đổi. Đánh đổi những nhu cầu cá nhân, đánh đổi hạnh phúc riêng, đánh đổi lợi ích riêng để cho người khác có được những điều tốt đẹp hơn. Và chắc chắn một điều rằng, khi một người tự nguyện hi sinh, họ luôn cảm thấy vui vẻ, thấy tự hào vì những việc làm của mình, bởi họ biết rằng cho đi thì sẽ nhận lại hoặc cho đi sẽ không nhận lại được gì nhưng họ chấp nhận điều đó… Bởi lẽ khi họ tự nguyện hi sinh là họ đã hiểu được vấn đề đó nó sẽ như thế nào rồi. Chính vì thế mà đức hi sinh thật sự cao cả, cao đẹp, cao thượng, và rất đáng để chúng ta trân trọng nó bằng cả trái tim nhỏ bé của mỗi cá nhân con người dân tộc Việt Nam. Hi sinh ở đây là hi sinh cái mình mang có để mang đến niềm vui đến lợi ích cho người khác, chứ không phải hi sinh cái của người khác để trục lợi về bản thân của mình.
Đức hi sinh thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp mà mỗi cá nhân chúng ta ai cũng cần phải có, thế nên chúng ta phải hi sinh dù là những chuyện nhỏ nhặt, đời thường. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ nhận ra người có đức tính này luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Không chỉ vậy, người có đức tính hi sinh còn thể hiện được sự dũng cảm của bản thân mình, biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ rơi vào con đường tăm tối.
Theo suốt bề dày 4000 năm lịch sử, đã có rất nhiều vị anh hùng đã hy sinh, để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu, khắc ghi suốt đời.
Đầu tiên khi nghị luận xã hội về đức hi sinh, không thể không kể đến có chính là Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. Bác đã hy sinh trọn vẹn cả 79 mùa xuân của mình để tìm con đường cứu nước, thắp sáng tương lai lên cho dân tộc Việt Nam. Một sự hi sinh thật là vô cùng ý nghĩa mà khó ai có thể làm được như Bác. Bao nhiêu năm bôn ba nơi đất khách quê người, hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình chỉ vì một mục đích duy nhất là mong đất nước sớm được hòa bình, sớm được thống nhất, sớm được tự do, không còn xiềng xích nô lệ. Quả thật, Bác là một tấm gương sáng trong bài học về sự hy sinh.
Nhắc đến chiến tranh, chắc chắn phải nhắc đến sự hi sinh của những người anh hùng đã dám quả cảm, bỏ lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ phía sau mà đi lên đường chiến đấu, chung tay bảo vệ hòa bình cho đất nước Việt Nam. Đi là đi như vậy chứ không hề biết khi nào mới về, thế nên không ai hẹn ngày trở về cả, tất cả đều đồng lòng dốc tâm hết sức phụng sự cho sự nghiệp lớn lao của Tổ quốc với một câu thề son sắc “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Qua đó chúng ta thấy được tinh thần hi sinh cao cả, quyết tâm chiến đấu vì bảo vệ hòa bình, bảo vệ sự tự do của đất nước của thế hệ cha ông đi trước thật to lớn, vĩ đại và đáng ngợi ca biết bao.
Đó là những con người có nhiệm vụ ở tiền tuyến để ngày đêm túc trực, canh gác, ngày đêm chinh chiến nơi sa trường, còn ở hậu phương, những bà mẹ già ngồi đợi con, những người vợ đợi chồng, những đứa con đợi cha, chỉ biết chờ đợi trong vô vọng bởi lẽ nơi chiến trường khốc liệt ấy, không biết họ có thể trở về được nữa hay không.
Những tưởng chỉ có sự hy sinh của các chiến sĩ nơi sa trường mới lớn lao, mới vất vả nhưng không, sự hy sinh của các bà mẹ, các người vợ cũng lớn lao, vất vả không kém. Người hậu phương lo cho người tiền tuyến, dù mệt mỏi đi chăng nữa cũng luôn chung tay tiếp sức thêm cho các người lính đang ngày đêm dốc hết tâm huyết, dốc hết cả tính mạng của mình để bảo vệ sự bình yên cho bờ cõi nước nhà.
Ta cũng không quên khi nghị luận xã hội về đức hi sinh, là hình ảnh về một bà mẹ Việt Nam anh hùng kể lại rằng: “Thuở ấy, mẹ tiễn chồng ra chiến trận, rồi ông hi sinh, mẹ một mình nuôi 8 đứa con thơ, rồi khi lớn lên chúng nó cũng ra chiến trường hết. Mẹ xót xa lắm nhưng Tổ quốc đang cần, mẹ phải cho chúng đi để cứu Tổ quốc, thế rồi chúng nó cũng không về nữa,…”. Qua lời kể ngắn ngủi trên, ta mới cảm nhận sự hy sinh vất vả của các mẹ, nuôi con khôn lớn chỉ để mong con được vui vẻ, an yên, chăm sóc lại mình lúc tuổi xế chiều. Ấy vậy mà vì các con đi chinh chiến xa nhà, lại được nghe báo tin buồn, kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Ôi thật đớn đau…!
Trong lịch sử nước ta, không thể quên được hình ảnh Lê Lai – một vị tướng thời nhà Lê, đã quên thân mình, hy sinh đã tính mạng của mình để “tráo vai với chúa”, khoác lên mình áo bào để đánh lạc hướng bọn quân xâm lăng. Ông cứu nguy cho Lê Lợi cũng chính là cứu luôn cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, làm sao chúng ta có thể quên được công lao to lớn ấy của Lê Lai được đúng không..?
Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, hòa bình lặp lại, đất nước ta được thống nhất vẹn nguyên, nhưng không phải vì thế mà đức tính hi sinh dần bị mai một. Nó được thể hiện qua hình ảnh của các chiến sĩ ngoài biển đảo xa xôi, các chiến sĩ nơi biên cương Tổ quốc Việt Nam hay những chiến sĩ, bộ đội, công an trong đất liền vẫn còn đang ngày đêm thay phiên nhau túc trực, canh gác. Họ đã phải hi sinh thay đổi giờ giấc sinh hoạt hằng ngày, phải hi sinh đã sức khỏe, cả giấc ngủ, những cuộc vui, những lần tụ họp quay quần bên gia đình trong các dịp lễ để hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc, với nhân dân, với lời hứa họ đã thề nguyện khi bước vào con đường sự nghiệp bảo vệ nhân dân, bảo vệ vững chắc biên cương và bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà.
Đức hy sinh không chỉ trong chiến tranh mới có, mà nó còn xuất hiện trong đời thường nữa. Nghị luận xã hội về đức hi sinh, ta sẽ thấy rõ nét nhất cho đức tính hi sinh đó là cha mẹ. Mẹ hi sinh tuổi thanh xuân, để chăm sóc nuôi dạy con cái, cho con cái được tình yêu thương để được phát triển toàn diện. Cha hi sinh tuổi tác để ngày đêm làm việc, mong sao cho con luôn được đủ đầy hạnh phúc, có đủ cơm ăn áo mặc, được cắp sách đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa.
Cha mẹ hi sinh những thời gian quý báu của mình để cố gắng chăm sóc và dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ hi sinh giấc ngủ để thức trắng đêm lo cho chúng ta mỗi khi ta còn nhỏ, hay là thức trắng đêm lo cho ta mỗi khi ta bị bệnh. Tất cả những thứ tốt đẹp, từ điều nhỏ nhặt đến điều lớn lao, cha mẹ đều muốn dành cho con, không giữ lại cho mình điều gì. Một sự hi sinh thật vĩ đại và to lớn, không gì có thể sánh nổi được.
Bên cạnh cái tốt dĩ nhiên vẫn còn tồn tại cái xấu. Bên cạnh đức tính tốt đẹp là đức hi sinh thì vẫn còn đó một lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, sống theo chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà không nghĩ cho người khác. Họ không công nhận sự hi sinh của người khác, sống thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm. Có một số người còn tệ hại hơn, đó chính là sỉ nhục, giẫm đạp, tước đoạt công lao của người khác nữa, những hành động như thế đáng lên án và phải tìm phương pháp tốt nhất để loại bỏ đi những thành phần trong xã hội đang phát triển lên từng ngày như dân tộc Việt Nam ta.
Đức tính hy sinh được xem là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Đức tính tốt đẹp này đã rèn luyện cho chúng ta sự can đảm, biết vượt qua mọi khó khăn, gian lao, trắc trở trong cuộc sống. Người có đức tính hi sinh luôn là người được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Người có lòng hi sinh sẽ luôn được người đời ghi nhớ, tôn trọng, kính trọng không chỉ mỗi bản thân mình mà gia đình còn được thơm lây. Những anh hùng, những người mẹ anh hùng đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sẽ luôn được vinh danh trong sách sử đê thế hệ sau luôn ghi nhớ. Họ còn được yêu thương bởi chính họ đã góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Đức hi sinh là sợi dây kết nối những trái tim không chung nhịp đập đến được với nhau. Cùng nhau chia sẻ, cùng nhau thấu hiểu những nỗi lòng riêng không biết giải bày cùng ai. Đức hi sinh là tình yêu thương giữa con người với con người, thế nên nó có sức mạnh vô biên mà không ai có thể phá tan được những trái tim đã kết nối với nhau bởi sợi dây mang tên Đức hi sinh. Nghị luận xã hội về đức hi sinh, ta nhận ra đức tính ấy còn giúp ta biết yêu thương, biết hành động vì người, giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, sinh động hơn. Tâm hồn của con người cũng sẽ vui vẻ hơn, yêu đời hơn và đặc biệt là giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn, sống đẹp hơn và sống có ích cho xã hội bao la rộng lớn này.
Hi sinh là một trong những đức tính tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ chúng ta sau này. Hy sinh cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta trong suốt ngàn năm theo bề dày của lịch sử. Mỗi sự hy sinh dù nhỏ bé hay lớn lao cũng đều được trân quý và ghi nhớ, không bao giờ quên. Chúng ta, mỗi cá nhân đều hãy rèn luyện đức tính hy sinh, bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt thôi. Nhiêu đó cũng góp phần rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy, làm giàu thêm tình yêu thương trong mỗi con người chúng ta. Nó còn giúp chúng ta hoàn thiện được bản thân mình, gắn kết mọi người lại với nhau, xã hội sẽ được phát triển, ngày càng đi lên, tốt đẹp hơn.