Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

Phân tích nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
660
1
3
Hiển
02/09/2021 15:11:17
+5đ tặng
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước. Quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với những nhận thức, tìm kiếm, lựa chọn một hình thức, chế độ nhà nước thích hợp, thúc đẩy dân tộc Việt Nam phát triển theo đúng quỹ đạo tiến bộ xã hội. Ngay ở tuổi trưởng thành, trên quê hương mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ bộ mặt phản nhân tính của nhà nước thực dân phong kiến. Đó là hình thức nhà nước xấu xa, tồi tệ nhất mà nhân loại từng biết đến, nhưng lại là một sản phẩm tất yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới. Toàn bộ bản chất thật sự của nhà nước đó được Hồ Chí Minh bóc trần, lên án gay gắt trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết, trước hết là tác phẩm  Bản án chế độ thực dân Pháp.  Từ đó, Hồ Chí Minh đặt vấn đề về sự cần thiết phải lật đổ nhà nước thối nát đó, nhưng bằng cách nào, con đường nào, lấy gì để thay thế nó thì Người chưa có sẵn một câu trả lời.

Xuất phát từ nhu cầu giải phóng dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, là lý luận cách mạng tiên tiến nhất của thời đại. Được soi sáng bởi phương pháp luận biện chứng mácxít, thông qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã phát hiện vị trí lịch sử của các chế độ nhà nước đang vận hành, trên cơ sở phân tích, so sánh và đặt chúng trong dòng chảy liền mạch của tiến bộ lịch sử. Trong quá trình khảo cứu, Hồ Chí Minh chú ý tìm hiểu hai loại hình nhà nước hiện thời: Nhà nước dân chủ tư sản mà những đại diện tiêu biểu là Mỹ, Pháp và nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ Cách mạng Tháng Mười 1917.

Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, nhà nước tư sản dù ở Mỹ hay ở Pháp, mặc dầu đã xác lập được một hệ thống giá trị theo các chuẩn mực dân chủ và nhân đạo, nhưng về thực chất vẫn là công cụ thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu số; đại bộ phận dân chúng vẫn bị bóc lột, nô dịch cả ở chính quốc lẫn ở các nước thuộc địa. Tính chất phiến diện nửa vời, không triệt để của nhà nước dân chủ tư sản, ngay trong bản chất của nó đã bộc lộ những đối kháng không thể điều hòa và chắc chắn sẽ là nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc cách mạng xã hội trong tương lai. Cái gọi là “thiên đường của dân chủ, tự do”, lý tưởng bình đẳng, bác ái chỉ còn là những ngôn từ sáo rỗng, không có nội dung xã hội xác thực. Vì vậy, mục đích giải phóng và phát triển của xã hội Việt Nam không thể lựa chọn và đi theo kiểu nhà nước đó. Những nhận xét và khảo nghiệm của Hồ Chí Minh về nhà nước tư sản mang tính cách mạng, khoa học, có ý nghĩa phương pháp luận to lớn và ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị.

Đối lập với nhà nước tư sản là nhà nước Xôviết còn non trẻ, nhưng đã bộc lộ sức sống và những ưu thế nổi trội của mình, hướng vào phục vụ quần chúng công - nông - binh, thật sự vì lợi ích của họ. Đây chính là loại hình nhà nước của chế độ xã hội mới mà cách mạng Việt Nam phải đi theo. Như vậy, bằng những khảo nghiệm thực tiễn, với tư duy chính trị nhạy cảm, sắc sảo, vào những năm 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh đã quyết định lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười, kiểu nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin. Câu hỏi về con đường xóa bỏ nhà nước thực dân phong kiến và lấy gì để thay thế đã tìm được lời giải xác đáng. Để lựa chọn kiểu nhà nước theo xu thế vận động của lịch sử, Hồ Chí Minh dựa trên hai cơ sở chính. Đó là tính chất nhân dân và khả năng của nhà nước trong việc bảo đảm cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, thoả mãn các “nhu cầu trần thế” của nhân dân và con người. Ở Hồ Chí Minh, việc lựa chọn kiểu nhà nước gắn bó chặt chẽ với mục tiêu giải phóng con người và phát triển xã hội.

Tính chất sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh là việc vận dụng kinh nghiệm Xô viết để kiến tạo, xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Về mục đích, nguyên tắc, Người trung thành với “mô hình Xôviết”, nhưng lại có bước đi, cách làm độc lập, không giáo điều, rập khuôn. Có thể nói, Hồ Chí Minh chỉ lĩnh hội cái “tinh thần Xôviết” để định hình “mô hình Nhà nước Việt Nam”. Chính vì thế, năm 1941, khi về nước, trong quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng, Hồ Chí Minh không chủ trương xây dựng các Xôviết đã từng xuất hiện trong phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) mà thành lập Ủy ban Việt minh, Ủy ban giải phóng và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh, liên tỉnh. Giữa năm 1945, khu giải phóng Việt Bắc đã hình thành chính quyền hoàn chỉnh. Đồng bào toàn khu được hít thở không khí tự do, tự tổ chức đời sống của mình, từ sản xuất, đánh giặc, quản lý mọi mặt đời sống xã hội đến bảo vệ chính quyền. Bằng công tác thực tiễn chu đáo, thiết thực, các ủy ban nhân dân, chính quyền kiểu mới cắm rễ trong lòng quần chúng, tạo nên uy tín và sức mạnh. Chính phủ lâm thời (Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam) do Đại hội quốc dân Tân Trào bầu ra (16-8-1945) và Nhà nước hình thành theo quy định của Hiến pháp 1946 đều tiếp tục truyền thống này, thực sự là một nhà nước dân chủ nhân dân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Nguyễn Nguyễn
02/09/2021 15:11:17
+4đ tặng
1. Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và mong muốn của Người là mục tiêu giành độc lập, tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, làm cho nhân dân "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Để thực hiện mục tiêu đó cần thực hiện sự giải phóng triệt để: Đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chính vì mục tiêu cao cả đó, Người đi tìm đường cứu nước và đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động trên toàn thế giới.

2. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Người đã chỉ ra rằng: "Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Người đã giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Những tư tưởng quan trọng này xuất phát từ một đòi hỏi thực tiễn bức xúc: Phải chống chủ nghĩa thực dân, phải gắn liền cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính quốc. Con đường để giữ vững độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no cho dân tộc là con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ di sản lý luận Hồ Chí Minh.

3. Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh đã đưa vai trò của nhân dân lên tầm cao mới: Nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, là người chủ thực sự của đất nước; coi nhân tố con người là nguồn lực cơ bản tạo nên sức mạnh vô địch để kháng chiến, kiến quốc. Người thường nói: Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong. Sức mạnh của nhân dân được nhân lên gấp bội khi thực hiện được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công"..

4. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.

Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN. Dân chủ là mục tiêu, là động lực của cách mạng XHCN. Thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, trong nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Do đó, Hồ Chí Minh coi trọng việc xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, của dân, do dân, vì dân. Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, có tính dân tộc và nhân dân sâu sắc do Đảng lãnh đạo, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực; đội ngũ cán bộ Nhà nước phải có đức, có tài, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là công bộc của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ rõ phải kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Coi tham ô, lãng phí, quan liêu là ba thứ "giặc nội xâm" rất nguy hiểm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×