Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn trích trên là lời nói của ai

Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”.

1. Đoạn trích trên là lời nói của ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

2. Chỉ ra hàm ý trong câu: Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”.

3. Em có suy nghĩ gì về bộ mặt của bè lũ cướp nước và bán nước trong hồi thứ 14 của tác phẩm HLNTC. Trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn diễn dịch, chỉ ra một từ mượn gốc Hán trong đoạn văn.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
738
2
1
Wall Flower
02/09/2021 23:23:04
+5đ tặng

Câu l:

-Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? (Vua Quang Trung)

-Nói trong hoàn cảnh nào?(Vua Quang Trung đem quân ra bắc, gặp các tướng trấn thủ Bắc Hà ở Tam Điệp)

Câu 2: Chỉ ra dụng ý trong câu: “Binh pháp dạy rằng: Quân thua chém tướng ".

-          “Quân thua…” là chỉ việc Sơ, Lân, Nhậm bỏ Thăn Long và cả Bắc Hà cho quân Thanh mà không đánh một trận.

-         “…chém tướng” là chỉ việc phải chịu hình phạt nghiêm khắc (chém đầu) để đền tội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
danh
02/09/2021 23:34:45
+4đ tặng

Câu l:

-Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? (Vua Quang Trung)

-Nói trong hoàn cảnh nào?( Vua Quang Trung đem quân ra bắc, gặp các tướng trấn thủ Bắc Hà ở Tam Điệp)

Câu 2: Chỉ ra dụng ý trong câu: “Binh pháp dạy rằng: " Quân thua chém tướng ".

-          “Quân thua…” là chỉ việc Sơ, Lân, Nhậm bỏ Thăn Long và cả Bắc Hà cho quân Thanh mà không đánh một trận.

-         “…chém tướng” là chỉ việc phải chịu hình phạt nghiêm khắc (chém đầu) để đền tội
Câu 3:
Không biết người viết Hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê Nhất Thống Chí có ngờ rằng, với công trình nghệ thuật này, mình đang viết bản án dành cho chính cái chế độ mình vẫn hằng tôn kính? Và con người phù Lê ấy liệu có tự giác nhận ra rằng mình đang tấu lên khúc ca dành cho những người đang kết thúc số mệnh lịch sử của chính nhà Lê.Nhưng đấy chính là sự thật. Một sự thật vô cùng thú vị khi ta tiếp nhận, thưởng thức và suy ngẫm về tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Tuy nhiên tác giả của những trang viết ta đang nói tới là một nhà văn, một người làm nghệ thuật. Tư cách nghệ sĩ không cho phép ông kể sự thật một cách phiến diện, giản đơn. Hồi chuyện được bắt đầu từ phía có vẻ như ngược lại.Đội quân xâm lược nhà Thanh thoạt nhiên được nói tới cứ y như một đạo hung binh, với sức mạnh lay thành phá ải, không gì có thể đương đầu: "Lại nói Tôn Sĩ Nghị sau khi đem quân ra cửa ải, xuyên rừng vượt núi như giẫm đất bằng, ngày đi đêm nghỉ, không phải lo lắng gì, kéo thẳng một mạch đến thành Thăng Long, không mất một mũi tên, như vào chỗ không người". Cứ xem đây thì chống chọi lại một đạo binh như thế này khác nào đem trứng chọi đá? Chưa hết, ngày liền sau đó, tác giả lại bồi thêm: "Từ xưa các nhà cầm quân chưa có khi nào được dễ dàng như thế".Nhưng sự dễ dàng chưa từng có gió, chính nó lại khiến cho những người từng trải, biết suy nghĩ có lý để mà ngờ vực. Từ rất lâu trước đấy, người xưa đã hiểu rằng cái gì đến độ thái quá, đến tột cùng thì thế nào cũng gặp phải sự biến. "Cùng tắc biến" (đến tận cùng thì phải thay đổi). Nhưng mà biến theo chiều trái lại.

danh
Nhớ cho mình full 3* nhé ^^

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư