Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về sự phát triển của văn học dân gian qua các thời kì

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
154
1
0
Th Vinh
03/09/2021 20:41:00
+5đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
dogfish ✔
03/09/2021 20:41:53
+4đ tặng
câu 1: I. Văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian Việt Nam chủ yếu là những sáng tác của nhân dân lao động qua từng thời kì. Đây hầu hết là những câu chuyện mang tính truyền miệng, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân trong quá trình sinh sống và lao động.

Văn học dân gian Việt Nam có các thể loại tiêu biểu như: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích.. đều có chung đặc điểm là lấy đạo đức - lối sống làm tâm điểm.

II. Quá trình phát triển văn học viết Việt Nam

Văn học viết Việt Nam được chia làm hai giao đoạn chính:

  • Thứ nhất là văn học trung đại, được phát triển từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Giai đoạn này được chia làm hai thể loại, đó là văn học chữ hán và văn học chữ nôm.
  • Thứ hai là văn học hiện đại, trải quá quá trình kháng chiến cứu nước nên các tác phẩm đậm chất tinh thần yêu nước.
1. Văn học Trung đại ( Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
Văn học chữ Hán

Văn học chữ Hán chính thức được hình thành ở nước ta là vào thế kỉ XX. Lúc này, nước chúng ta đã giành lại được chủ quyền từ quân đô hộ phương Bắc.

Văn học chữ Hán lúc bấy giờ được coi là phương tiện tiếp nhận của nhân dân ta đối với những học thuyết lớn của phương Đông và hệ thống thi pháp, thể loại của văn học cổ- trung đại Trung Quốc.

Trong thời kì này, đã có nhiều tác phẩm văn học chữ Hán mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tính nhân đạo rất cao.

Một số tác phẩm tiêu biểu của văn học chữ Hán:

  • Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
  • Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ
  • Hoàng Lê nhất thống chí - Lê gia đại phái
  • Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn
  • Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác
Văn học chữ Nôm

Văn học chữ Nôm ở nước ta phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt đỉnh cao là vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Văn học chữ Nôm chính là kết quả của lịch sử phát triển dân tộc, đồng thời nó như là một lời khẳng định cho ý chí độc lập và chủ quyền của quốc gia.

Quảng cáo

Văn học chữ Nôm đã để lại rất nhiều thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của văn học chữ Nôm, dân tộc ta cũng đã hình thành nên những thể loại văn học truyền thống khác. Những tác phẩm dễ dàng đến được với nhân dân lao động.

Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn học dân gian. Nó phản ánh quá trình phát triển của dân tộc, dân chủ hóa của văn học trung đại.

Những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu:

  • Truyện Kiều - Nguyễn Du
  • Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi
  • Hồng Đức quốc âm thi tập - Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn..
2. Văn học hiện đại

Văn học hiện đại đã bắt đầu được nhen nhóm từ cuối thế kỉ XIX, nhưng đến đầu những năm 30 của thế kỉ XX, nền văn học của nước ta mới chính thức bước vào thời kì văn học hiện đại.

Văn học Việt Nam được viết chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ, nó là nền văn học của Tiếng Việt và đã xây dựng được một khối lượng đồ sộ các tác phẩm văn học hiện đại.

Văn học hiện đại của Việt Nam mang những nét đặc trưng:

  • Về tác giả: Có rất nhiều người đã coi việc làm văn, sáng tác thơ là một nghề nghiệp chính thức. Xuất hiện nhiều tác giả tài giỏi, họ sáng tác rất chuyên nghiệp.
  • Thể loại: Văn học hiện đại phong phú về thể loại. Các thể loại cũ dần được thay thế bởi các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch. Các thể loại văn học trung đại vẫn còn tồn tại, tuy nhiên không còn giữ vai trò chủ đạo.
  • Đời sống văn học: Trong thời kì phát triển hiện đại hơn về kĩ thuật in ấn, các tác phẩm được đến tay bạn đọc một cách rộng rãi hơn. Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa tác giả và bạn đọc mật thiết và gần gũi hơn. Đời sống văn học lúc này trở nên sôi nổi và năng động hơn.
  • Thi pháp: Lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại được thay thế bởi hệ thống thi pháp mới. Các tác giả bắt đầu lối viết hiện đại, đề cao cái tôi.

Văn học hiện đại được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: Ở giai đoạn này, văn học Việt Nam có sự thừa kế tinh hoa của văn học truyền thống, bên cạnh đó là sự tiếp thu, du nhập tinh hoa của văn học các nước khác. Đây được coi là giai đoạn một ngày bằng ba mươi năm, văn học có nhiều sự đổi mới và cách tân với ba dòng văn học:
    • Văn học hiện thực: Các tác phẩm thể hiện sự ngột ngạt, muốn được giải thoát khỏi chế độ thực dân nửa phong kiến.
    • Văn học lãng mạn: Chủ yếu là đề cao cái tôi cá nhân, các tác giả bắt đầu đấu tranh cho quyền bình đẳng và hạnh phúc. Chủ nghĩa cá nhân được tuyên truyền rộng rãi.
    • Văn học Cách mạng: Góp phần lớn vào công cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc. Nó mang những âm hưởng hào hùng, xây dựng tinh thần chiến đấu rất cao.
  • Giai đoạn năm 1945- 1975:
    • Văn học Việt Nam phản ánh lên xã hội và con người Việt Nam lúc bấy giờ.
    • Các tác giả hoạt động viết văn và sáng tác thơ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Những tác phẩm có nhiệm vụ chính là phục vụ cho chính trị và cổ vũ tinh thần cho nhân dân.
  • Giai đoạn năm 1975 đến nay: Đất nước chúng ta bước vào thời kì đổi mới kéo theo sự phát triển của nền văn học. Các tác phẩm có nội dung phong phú, đạt được phẩm chất nghệ thuật cao.
3. Những đặc điểm của văn học trung đại
Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo
Chủ nghĩa yêu nước

Các tác phẩm trong giai đoạn này chủ yếu lấy đề tài từ tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc ngoại xâm. Họ ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước đó là đánh đuổi kẻ thù.

Những tác giả trong thời kì này luôn thể hiện tình yêu và lòng chung thủy với đất nước và nhân dân. Quá trình đấu tranh giữ nước đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của văn học dân tộc.

Chủ nghĩa nhân đạo

Văn học được tạo ra để phục vụ chính con người, chính vì thế tinh thần nhân đạo được đề cao trong các sáng tác. Trong các tác phẩm, chúng ta sẽ bắt gặp được những khát vọng sống, khát vọng hòa bình. Nhìn thấy được những hoàn cảnh trong xã hội lúc bấy giờ. Từ đó, họ đứng lên để đòi hỏi những hạnh phúc đời thường mà họ đáng được nhận.

Văn học trung đại cho ra đời những tác phẩm mang tính nhân văn rất lớn. Ca ngợi vẻ đẹp trong lao động của nhân dân ta ngày xưa. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, đấu tranh để giành quyền lợi.

Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân gian

Văn học viết Việt Nam đã thừa kế những tinh hoa của văn học dân gian, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi đất nước chúng ta độc lập, thoát khỏi ách thống trị của phương Bắc, các nhà văn , nhà thơ đều góp phần vào việc khẳng định lại chủ quyền của dân tộc.

Quá trình thừa kế và phát huy văn học dân gian thành văn học viết là một khoảng thời gian rất dài. Văn học viết chủ yếu tiếp thu từ văn học dân gian chủ yếu là về đề tài, thi liệu, ngôn ngữ.

Văn học viết phát triển dựa trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc từ văn hóa nước ngoài

Từ xa xưa, nước ta có giao lưu với các nước lân cận, nên sự du nhập về văn hóa là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta biết chọn lọc những điều tích cực và ý thức cao trong việc hòa nhập các nền văn hóa đó.

Các học thuyết Nho- Phật - Lão đều mang những điểm tích cực nhất định nên các nhà tư tưởng lớn đã khai thác, vận dụng một cách khéo léo trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

0
1
hà linh
03/09/2021 20:44:28
+3đ tặng
Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
  • Tính truyền miệng: Với đặc trưng tính truyền miệng bởi vì những câu truyện dân gian không có nguồn gốc cụ thể, mà nó được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những tác phẩm văn học dân gian thường phù hợp với những con người lao động, vì vậy chúng ta sẽ thấy nó rất gần gũi với đời sống của chúng ta.
  • Tính tập thể: Còn về tính tập thể ở đây đó là những câu truyện dân gian thường có thể do cá nhân hoặc tập thể cùng sáng tác, và họ sẽ cùng chỉnh sửa, thêm bớt sao cho phong phú, hấp dẫn và hoàn thiện nhất. Ngoài ra, trước đây trong lao động sản xuất, mọi người thường hay thư giãn bằng cách kể cho nhau nghe bằng các câu chuyện dân gian.
=> Văn học dân gian rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là những người dân lao động.
Một số bài ca dân gian nổi tiếng như: Hò sông Mã, hò giã gạo, …Trong hệ thống văn học dân gian, chúng ta có thể liệt kê rất nhiều thể loại đã được học:
  • Truyền thuyết: đây là thể loại thường được người dân kể lại dựa trên trên các sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc theo phong tục, quan niệm của nhân dân thời xưa. Truyện được biến hóa, hư cấu, phóng đại, và phổ biến hay sử dụng yếu tố thần kỳ, hư ảo.
  • Truyện cổ tích: Cũng là một thể loại truyện hư cấu được nhân dân tự sáng tác. Thể loại này thường gắn với các nhân vật: yêu tinh, thần tiên, phép thuật, …
  • Truyện cười: đây là thể loại dân gian có tác dụng gây cười, dùng tiếng cười để mua vui, giải trí hoặc phê phán, lên án vấn đề nào đó trong xã hội.
  • Ca dao: đây là một trong những thể loại rất phổ biến ở nước ta, những câu ca dao không chỉ phổ theo thơ, mà con người còn phổ theo nhạc để phong phú, đa dạng hơn.
Ngoài ra, các em còn có thể tìm hiểu thêm một số thể loại khác như: tục ngữ, truyện ngụ ngôn, sử thi, …Các giá trị của văn học dân gian:
  • Giá trị nhận thức: Là kho tàng tri thức phong phú nói về đời sống của nhân dân. Hầu hết các tác phẩm dân gian được người dân kể dựa vào kinh nghiệm đút kết từ ông cha ta để lại. Bên cạnh đó, những tác phẩm dân gian thường nói về người dân lao động.
  • Giá trị giáo dục: Văn học dân gian thường mang những giá trị dạy đạo lí làm người, lên án phê phán những mặt xấu của xã hội (bọc lột, áp bức). Những phẩm chất tốt đẹp mà văn học dân gian hay hướng đến đó là: lòng yêu nước, tình yêu quê hương, thiên nhiên, lòng vị tha, …
  • Giá trị thẩm mỹ: Văn học dân gian góp phần tạo nên những nét riêng cho nền văn học Việt Nam, làm đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trên đây là bài soạn Khái quát văn học dân gian Việt Nam, qua bài học này các em đã được biết chi tiết hơn về thể loại này, qua đó nắm được những đặc điểm, đặc trưng của văn học dân gian, bên cạnh đó cũng biết được những giá trị mà thể loại này mang lại. Hi vọng qua bài soạn này các em đã nắm được những kiến thức trọng tâm bài học. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×