LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những hiểu biết của em về sự giúp đỡ của liên xô đối với việt nam? 

trình bày những hiểu biết của em về sự giúp đỡ của liên xô đối với việt nam?      bài 1
4 trả lời
Hỏi chi tiết
637
2
0
dogfish ✔
04/09/2021 15:19:41
+5đ tặng

Trong những chặng đường dài và trải qua nhiều biến cố lịch sử, kể cả sau sự kiện Liên Xô sụp đổ năm 1991, mối quan hệ tốt đẹp Việt – Xô, Việt – Nga luôn được Đảng ta coi trọng và được hai nước vun đắp. Trong chiều dài lịch sử ấy, số lượng lớn cán bộ, học sinh, sinh viên các thế hệ của Việt Nam đã được bồi dưỡng, đào tạo trên đất nước Liên Xô anh em. Đây là nguồn nhân lực quý giá của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là số nhân lực được bổ sung sau này đã đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

 

Từ những năm trong chiến tranh, Liên Xô đã đào tạo cho Việt Nam rất nhiều cán bộ kỹ thuật ở các chuyên ngành khác nhau, đến nay Nga vẫn luôn là một trong những nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho Việt Nam. Song điều biết ơn và cảm phục nhất là trong lúc chúng ta còn đang đương đầu với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Liên Xô đã tiếp nhận đào tạo sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh để chuẩn bị nguồn nhân lực trí thức cho Việt Nam trong tương lai xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặc dù lúc này để thực hiện nhiệm vụ quốc tế, đất nước Liên Xô dù còn muôn vàn khó khăn vẫn tự nguyện “nhường cơm sẻ áo”, họ sẵn sàng vì các dân tộc hướng tới mục tiêu cao đẹp của chủ nghĩa xã hội.

 

 

Từ năm 1953, Chính phủ Liên Xô tiếp nhận thêm 155 lưu học sinh Việt Nam, cùng với số lượng ít trước đó khi chưa có hiệp định hợp tác đào tạo (2), cho đến những năm sau đó và hiện nay Nga luôn giúp đỡ chúng ta đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Số lượng các giáo sư, tiến sĩ, công nhân kỹ thuật được đào tạo từ Liên Xô trở về đã góp công sức to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với việc hỗ trợ các máy móc, thiết bị, các khoản tín dụng dài hạn và viện trợ không hoàn lại để xây dựng, phát triển kinh tế, Chính phủ Liên Xô còn giúp Việt Nam phát triển ngành giáo dục, đào tạo. Từ năm 1955 và nhiều năm sau đó, các hiệp định về hợp tác, trao đổi trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đào tạo giữa Việt Nam và Liên Xô đã được ký kết và thường xuyên được bổ sung. Theo hướng đó, Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng mới một số trường đại học như: trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Nông nghiệp I, đồng thời hỗ trợ tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới một số trường dạy nghề khác. Đến đầu những năm 70 đã có trên 7.000 nam, nữ thanh niên Việt Nam được đưa sang học tập và công tác tại Liên Xô. (3) 

 

Các thầy cô dưới mái trường Liên Xô đã nuôi nấng vun đắp cho Việt Nam những mầm xanh tương lai để khi trở về họ hiến dâng cho đất nước những mùa xuân thay áo mới. Bom đạn có thể hủy diệt cả những mầm non, hủy diệt những cánh rừng Trường Sơn bạt ngàn, nhưng những hạt mầm được gieo trên đất nước Liên Xô thuở ấy đã trở thành những trái ngọt hồng tươi cho cách mạng. Những học sinh năm xưa của đất nước Liên Xô đã trở thành những chiến sỹ cách mạng kiên trung, nhiều đồng chí giữ vai trò quan trọng của trung ương, của các tỉnh thành, trong lực lượng vũ trang hay các giáo sư, tiến sĩ...là nguồn cán bộ chất lượng cao góp phần quan trọng đối với sự thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Sự giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thật vô cùng to lớn, thiêng liêng với một tình cảm quốc tế cao cả, vô tư, trong sáng, thể hiện tinh thần sẻ chia và quan tâm to lớn của Liên Xô (ngày nay là Nga) tới sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.

 

Trong xu thế của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Nga vẫn giúp đỡ Việt Nam tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ năng lượng, lĩnh vực y- dược, nghiên cứu khoa học biển và thiết kế tàu thủy. Đặc biệt, phía Nga lưu ý giúp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Phía Nga cũng tăng cường số lượng diện học bổng, tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh Việt Nam. Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, việc đào tạo cán bộ Việt Nam vẫn được Liên Bang Nga – quốc gia kế tục Liên Xô duy trì trên một cơ sở mới. Bên cạnh kênh hợp tác đào tạo chính thức giữa hai chính phủ, trên phương diện giáo dục còn nhiều hình thức hợp tác đào tạo đa dạng giữa các trường, bộ, ngành hai nước: Ví dụ: Đại học Tổng hợp Công nghệ Kỹ thuật Quốc gia Voronezh, tại trường có những ngành sinh viên Việt Nam theo học: thực phẩm nguồn gốc động vật, công nghệ sinh học, quản lý khách sạn. Trường Công nghệ thực phẩm Moscow, trường đã đào tạo nhiều khoá sinh viên học ngành công nghệ sữa thuộc diện học bổng Vinamilk. Trường Đại học Trắc địa - Bản đồ Moscow, trường có các ngành: Trắc địa và viễn thám, trắc địa ứng dụng, quản lý đất đai và địa chính. Trường Đại học hàng không Moscow, sinh viên Việt Nam theo học các khoa: khoa trực trăng, khoa động cơ, khoa điều khiển, khoa hàng không vũ trụ, khoa thiết bị điện tử, với số lượng sinh viên và nghiên cứu sinh hằng năm khá lớn …

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
04/09/2021 15:19:44
+4đ tặng

"Theo yêu cầu của lãnh đạo Việt Nam và trên tinh thần Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang CHXHCN Xô Viết ký tháng 11/1978, ở Thủ đô Moskva, đoàn công tác đặc biệt đã cấp tốc được thành lập.

Thông tin về việc Trung Quốc chuẩn bị tấn công Việt Nam chúng tôi đã nắm được từ trước. Vì thế ngay từ đầu tháng 2/1979, Bộ Tổng tham mưu đã thành lập một nhóm 20 chuyên gia quân sự, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Ghenady Ivanovich Obaturov.

Vì sao Obaturov được chọn? Theo ý kiến của chúng tôi, ở thời điểm đó, ông là một vị tướng được đào tạo bài bản và rất giỏi. Chúng tôi vẫn gọi ông là "từ điển bách khoa sống".

Ông nắm rõ đến tận chân tơ kẽ tóc các chiến thuật của nghệ thuật quân sự, các binh quân chủng, các loại vũ khí và cách sử dụng chúng trong chiến tranh hiện đại. Thêm nữa, ông đã trải qua kinh nghiệm trận mạc".

Trong khi các tướng lĩnh, sĩ quan trong nhóm chuyên gia tập trung chuẩn bị sang Việt Nam thì Đại tướng Obaturov tự mình nghiên cứu một chương trình làm việc riêng.

Đại tá Igor Kuminov từng công tác tại Bộ Tổng tham mưu Bộ quốc phòng Liên Xô nhớ lại:

"Ghenady Obaturov có quan hệ rất tốt với Tổng tham mưu trưởng, Nguyên soái Liên Xô N.Ogarkov. Ông đã yêu cầu Ogarkov cho ông được biết các loại vũ khí của Liên Xô hiện đang được trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ông nắm vững các loại vũ khí khí tài, bởi trước đó đã từng tự lái tăng và sử dụng thuần thục các loại vũ khí khác nhau".

Đại tướng Obaturov tại Việt Nam, tháng 2/1979.

Phu nhân tướng Ghenady Ivanovich Obaturov, bà Elizaveta Pavlovna kể:

"Đích thân nguyên soái Tổng tham mưu trưởng Ogarkov gọi điện cho tôi, khuyên không nên đi cùng chồng sang Việt Nam bởi tình hình ở đó khá phức tạp. Tôi đã từ chối đề nghị này, nói đây không phải lần đầu tôi chia sẻ những khó khăn với chồng của mình".
 
2
0
thảo
04/09/2021 15:20:14
+3đ tặng
Dưới sự giúp đỡ của những chuyên gia Liên Xô (cũ), những công nhân Việt Nam và những công nhân nước bạn cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nên nhà máy, mang đến ánh sáng kì diệu cho nhiều nơi trên đất nước ta. Cùng như vậy, sự đoàn kết các (dán tộc trên đất nước Việt Nam làm cho chúng ta có sức mạnh tổng hợp, nhờ đó đã đánh thăng biết bao kẻ thù xâm lược mạnh hơn và trang bị hiện đại hơn chúng ta gấp nhiều lần.Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học là nguồn gốc của biết bao thành tựu kĩ thuật. Nhóm kiến trúc sư trẻ do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào làm nhóm trưởng đã đạt giải thưởng thế giới năm 1994 về quy hoạch đổi mới làng gốm Bát Tràng. Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhóm trưởng Hoàng Thúc Hào có nói: “Một trong những nguyên nhân thành công cơ bản là sự thương yêu, đoàn kết của toàn nhóm”. Quả thật không sai.
2
0
Ngo Nguyen Ngoc Anh
04/09/2021 15:24:22
+2đ tặng
Một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong những năm 1954 – 1991. Trên cơ sở tổ chức Hiệp ước Vácsava (5 – 1955) và Hội đồng tương trợ kinh tế – SEV (1 – 1949), Liên Xô đã trở thành 1 nước có vai trò quan trọng trong tổ chức để giúp các nước Chủ nghĩa xã hội cùng phát triển cụ thể đối với Việt Nam sau: – Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ủng hộ về tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vòng vây kẻ thù, Liên Xô là hậu phương quốc tế, đặc biệt là ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh. + Giai đoạn chống Mĩ (1954 – 1975) : * Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam * Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam * Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên (Hà Nội), bệnh viện Việt – Xô… + Giai đoạn 1975 – 1991 * Công trình thuỷ điện Hoà Bình (500 Kw) : * Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ (Vũng Tàu) * Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên. * Hợp tác xuất khẩu lao động * Hàn gắn vết thương chiến tranh. 2. Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta : – Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mĩ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. – Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản. – Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá (dầu khí Vũng Tàu, thuỷ điện Hoà Bình

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư