Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tình cảm mà bài ca dao 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này

2 trả lời
Hỏi chi tiết
344
1
0
Nguyễn Nguyễn
04/09/2021 21:41:17
+5đ tặng
  • Bài 4 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được so sánh bằng hình ảnh cụ thể: “như thể tay chân”, thế hiện sự bền chặt, keo sơn, thiêng liêng và ấm áp. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
  • Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau, là chỗ dựa cho nhau khi gặp khó khăn và chia sẻ với nhau niềm vui trong cuộc sống. Có vậy gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hằngg Ỉnn
04/09/2021 21:44:24
+4đ tặng
Câu 3:
Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc. Có lẽ đây là bài ca dao đã chạm đến sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ.
  • Cái hay của bài ca dao là đã sử dụng những ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu nghệ thuật đặc sắc như:
  • Về hình thức, bài ca dao đó thế hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mầu tử. 
  • Về biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.
    • “Công cha” được so sánh với núi “ngất trời”. “Nghĩa mẹ” được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao.  Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là nghĩa tình cao cả, ko thể kể xiết
    • Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.
  • Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng. bài ca dao đó thế hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mầu tử.
  • Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ.

 “Công cha như núi Thái Sơn

 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

 Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

 

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày, thức đủ năm canh…”

 

 " Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang"

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo