1. Hoàn cảnh quê hương:
a. Thiên nhiên khắc nghiệt:
Nam Đàn là vùng sông nước thường xuyên xảy ra thiên tai bão lũ. Chính vì thế nhân dân ở đây, từ thế hệ này sang thế hệ khác đã tôi luyện được một tính cách đặc biệt khác thường đã sản sinh ra được những nhân vật lịch sử kiệt xuất để lại những chiến công hiển hách trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Ngay khi Bác Hồ sinh ra và lớn lên, cuộc sống sông nước vẫn còn đậm nét: Nghề mò cua bắt ốc, nghề làm hom giỏ, nghề chài lưới, trồng dâu, dệt vải với làn điệu và lời dân ca đậm đà tình sông nước.
b. Quê hương đói nghèo:
Quê hương Nghệ Tĩnh người ta thường nghĩ đến những con người cần cù, nhẫn nại, gan góc. Con người trong hoàn cảnh đó phải chung lưng đấu cật, yêu thương nhau hơn, sống chung thuỷ với nhau hơn. Tình người lấy đạo lý kính trên nhường dưới làm trọng. Người ta lấy ý chí nghị lực như một thứ tôn giáo để vươn tới hoàn thiện mình. Đặc biệt quyết hướng tới chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ, sự học như một cái nghề, quan tâm lo lắng,hãnh diện tự hào từ sự thành đạt của nghề đề sách.
c. Miền quê nhiều cảnh sắc có nền văn hoá dân gian đậm đà.
Nam Đàn là huyện có nhiều danh thắng nổi tiếng, nơi chung đúc nhiều tú khí, nơi sinh ra nhiều nhân tài tuấn kiệt làm nên nhiều kì tích kì vĩ. Những kỳ tích của các vĩ nhân đã làm lung linh, linh thiêng cho các thắng cảnh, danh lam đi sâu vào lòng dân bao thế hệ, là niềm tự hào, là sức mạnh vô hình lớn lao và có sức lay động lan toả đến vô cùng.
Về sinh hoạt tinh thần, vùng quê mang đậm đà bản sắc riêng. Nổi bật nhất là những đêm hát phường vải mà quê hương của nó là làng Kim Liên, Hoàng Trù, Ngọc Đình... Nguyễn Sinh Cung được hưởng những lời ru ấm áp, ngọt ngào từ mẹ của mình là Bà Hoàng Thị Loan. Lời ca tiếng hát đã nhen nhóm vào lòng con người tình yêu quê hương đất nước mặn nồng. Sống giữa cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, có nhiều di tích lịch sử, những câu hát phường vải, hát ví, hát dặm đò đưa...góp phần nuôi dưỡng tâm hồn Bác rất mực yêu quê hương, đất nước bất chấp những gian lao nguy hiểm và coi khinh những cám dỗ vật chất tầm thường.
2. Truyền thống quê hương
a. Giàu truyền thống chống giặc cứu nước:
Nghệ Tĩnh – “địa sinh linh kiệt”, quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm; đó cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung; các lãnh tụ Yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,...và biết bao con người ưu tú khác của dân tộc Việt Nam.
Ngay mảnh đất Kim Liên cũng đã thấm máu anh hùng của bao liệt sỹ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến,... cả chị và anh của Nguyễn Tất Thành cũng đều tham gia vào hoạt động yêu nước, chống Pháp, bị bắt giam và lưu đày hàng chục năm. Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến một cảnh ngộ đối lập giữa cuộc sống nghèo khổ bị áp bức, bóc lột đọa đày của nhân dân mình, đồng bào mình với cuộc sống xa hoa, đồi trụy, những tội ác giã man, tàn bạo của những tên thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của lũ quan lại Nam triều. Những bài học thất bại của những nhà yêu nước tiền bối, đương thời cũng có tác động không nhỏ tới Nguyễn Tất Thành. Chính những điều đó đã có ảnh hưởng và nuôi dưỡng lý tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành ngay từ đầu và theo suốt quá trình cách mạng. Bởi vì, ở Người tư tưởng yêu nước, thương dân, cảm thông với mọi nỗi đau của nhân dân, của đồng bào luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Chính điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
b. Hiếu học:
Về mặt khoa cử và người đỗ đạt thấy: nhà Nguyễn từ năm 1903 đến 1919 cả Nghệ Tĩnh có 90 tiên sĩ và phó bảng thì Nam Đàn có 14 tiến sĩ và 15 phó bảng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Nam Đàn có "Nam Đàn tứ hổ". Làng Sen chiếm đến 3 người: Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương, Nguyễn Sinh Sắc chỉ có Phan Bội Châu ở làng Đan Nhiệm. Mang trong mình truyền thống hiếu học của quê hương Hồ Chí Minh ra đi tìm đờng cứu nước và đức tính tôt đẹp này.
c. Giàu đức hi sinh :
Nghệ Tĩnh là vùng quê giàu đức hy sinh cao cả. Đức hy sinh ấy bao gồm hai mặt: hy sinh cho tơng lai và hy sinh cho nghĩa lớn.
Vào thế kỷ XII, khi phải đương đầu quyết liệt với sự xâm lăng ồ ạt của giặc Nguyên, nhiều người con u tú của Nghệ Tĩnh đã góp xơng máu bảo vệ nền độc lập của dân tộc mà tên tuổi còn ghi nh Hoàng Tá( ....), Lê Thạch, Hà Anh. Trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh, do Trần Ngỗi và Trần Quý Kháng lãnh đạo, đất Nghệ Tĩnh xuất hiện nhiều gương hy sinh oanh liệt nh Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Biểu...
Đến thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nước ta, qua các phong trào Văn Thân, Cần Vương, nhân dân Nghệ Tĩnh đã hy sinh nhiều xương máu trong cuộc kháng chiến chống Pháp: những người con ưu tú Trần Tấn, Đặng Như Mai, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Lô Minh ... tên tuổi sẽ còn mãi trên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Từ khi có Đảng, bao chiến sĩ trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã ngã xuống: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Lý Tự Trọng, Hà Huy Tập, Nguyễn Sĩ Sách.
Tóm lại: quê hương ảnh hưởng lớn đến tuổi nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những ảnh hưởng đó để lại từ buổi bình minh của đời Bác một truyền thống cách mạng sâu sắc, những trăn trở về hành động cứu nước, cứu nhà, những tìm tòi học hỏi từ rất sớm.
2. Hoàn cảnh gia đình :
1. Đặc điểm gia đình:
a. Nhà Nho có tư tưởng tiến bộ :
Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929) - phụ thân Hồ Chí Minh, thuộc tầng lớp xã hội độc đáo ở làng quê Việt Nam - tầng lớp nhà Nho. Nguyễn Sinh Sắc sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn yếu hèn, bạc nhợc, đất nước dần dần rơi vào tay Pháp, đời sống nhân dân ngày càng bần cùng đói khổ. Ông tìm mọi cách làm cho con cái mình thấm nhuần tinh thần yêu nước ấy. Chính nhờ ảnh hưởng quý báu đó nên tuy nghiền ngẫm sách vở nho giáo nh những thiếu niên khác nhng Nguyễn Tất Thành lại hấp thụ một hệ thống quan điểm chính trị tư tưởng hơi khác, có thể nói đó là một biến thể độc đáo của nho giáo đã được chắt lọc và thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Quan niệm về chữ "hiếu" của ông cũng khác. Chữ "hiếu" trong quan hệ cha - con thời phong kiến là : làm con phải chăm sóc, phụng dỡng cha mẹ lúc già yếu, bệnh tật. Nguyễn Tất Thành trớc khi ra nước ngoài tìm đờng cứu nước có đến Bình Khê thăm cha. Thấy con trai đến, ông Sắc hỏi con : "Con đến đây làm gì? Nước mất không lo di tìm, tìm cha phỏng có ích gì". Nguyễn Sinh Sắc đặt chữ "quốc" lên trên chữ "hiếu", ông khuyên con trai trong thời buổi nước mất nhà tan, hãy đi tìm đờng cứu nước, lấy quốc gia làm trọng, tình nhà gác lại. Cuộc gặp gỡ này cũng thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đờng cứu nước và lời dạy của cha luôn được Thành ghi nhớ và làm theo.
b. Nhà tan nước mất :
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Các nước tư bản tăng cờng xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Lúc này, mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với tư bản Pháp xâm lược. Phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra mạnh mẽ nhng đều thất bại như : phong trào Cần Vơng, phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, khởi nghĩa Yên Thế... Sự thất bại của các phong trào yêu nước bộc lộ rõ tình trạng khủng hoảng về đờng lối cứu nước và cả giai cấp lãnh đạo. Sứ mệnh lịch sử đặt ra cho dân tộc, cho mọi người yêu nước Việt Nam khi đó là phải tìm ra đờng lối cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách thống trị của đế quốc và tay sai.
2. Truyền thống gia đình
a. Giàu lòng yêu nước, thương dân:
Truyền thống này được thể hiện qua cuộc đời hoạt động của các thành viên trong gia đình Hồ Chí Minh. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một tấm gương của lòng yêu nước thương dân.Nguyễn Tất Thành ảnh hưởng trực tiếp từ cha nhân cách cao thượng này. Yêu nước trong gia đình chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với hành động cứu nước.Nguyên Sinh Sắc thường đi khắp các vùng trong tỉnh gặp gỡ các sĩ phu yêu nước để bàn luận: làm cách nào để đuổi Pháp, giải phóng đất nước, làm sao cho dân hết khổ?
Những nơi ông đến là những nơi có phong trào chống Pháp sôi nổi và anh dũng. Những người ông kết giao đều là những người có lòng yêu nước, có chí cứu nước. Những cuộc đàm luận này có ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng yêu nước Nguyễn Tất Thành, góp phần giúp cậu có nhiều suy nghĩ về con đường sẽ lựa chọn. Muốn cứu nước là thể hiện tư tưởng thương dân vì cứu nước là cứu dân. Nguyễn Sinh Sắc yêu dân thể hiện qua lời nói, việc làm cụ thể. Vốn là một nhà nho có tư tưởng yêu nước tiến bộ, Nguyễn Sinh Sắc nhận thấy trong thời buổi loạn lạc rối ren này làm quan chỉ là bóc lột dân, đè nán dân do sau khi đỗ phó bảng đã từ chối lời mời ra làm quan của triều đình nhà Nguyễn
Chị gái Nguyễn Thị Thanh ( 1884 – 1954) và Anh trai Nguyễn Sinh Khiêm ( 1888 – 1950) đều dành cả cuộc đời cho cách mạng, mục đích là cứu nước cứu dân.
b. Giàu lòng nhân ái, giàu đức hy sinh:
Truyền thống này thể hiện rất rõ qua việc làm của cụ Hoàng lược_ ông ngoại Nguyễn Sinh Cung. Cụ đem lòng yêu mến cậu bé Sắc sớm mồ côi cha mẹ về nuôi và cho ăn học. Sau đó, gả con gái đầu lòng là bà Hoàng Thị Loan cho ông.
Từ nhỏ Nguyễn Sinh Cung được giáo dục lòng nhân ái. Cụ Kép luôn dạy cháu làm người phải biết điều nhân nghĩa thuỷ chung. Đặc biệt bà Hoàng Thị Loan đã dạy cho con biết cách cư xử, sống vì mọi người trong tình làng nghĩa nước, thương yêu, giúp đỡ những người nghèo khổ , sống chan hoà với mọi người, biểu hiện của đạo lý thương người như thể thương thân. Gia đình không chỉ giàu lòng nhân ái mà còn giàu đức hy sinh. Đức hy sinh của bà Hoàng Thị Loan xuất phát từ tình yêu thương chồng, con bao la sâu nặng. Bà rời quê vào Huế (1895) để nuôi chồng chuyên tâm đèn sách. Truyền thống nhân ái , giàu đức hy sinh của gia đình ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của Hồ Chí Minh. Truyền thống này được người nâng lên thành ước mơ khát vọng nước được độc lập dân được tự do.
c. Yêu lao động và có tinh thần vượt khó:
Trong gia đình, Nguyễn Tất thành chiu ảnh hưởng nhiều từ người cha, đồng thời là người thầy đầu tiên của mình. Nguyễn Sinh Sắc là tấm gương sáng người về tinh thần yêu lao động. Từ nhỏ Nguyễn Sinh Sắc mồ côi cả cha lẫn mẹ phải trông em,.. Sắc không có điều kiện học hành và cũng không rong chơi như bạn bè cùng trang lứa. Dẫu vậy cậu Sắc vẫn tìm thấy thích thú trong công việc nhất là chăn trâu. lao động vừa kiếm miếng ăn, vừa mong muốn có tiền đến lớp.
Nguyễn Sinh Sắc không chỉ yêu lao động mà còn có tinh thần vượt khó, ông là tấm gương tiêu biểu cho việc tự học, quyết tâm thực hiện mục đích mà mình đề ra. Điều này được Nguyễn Tất Thành tiếp thu, vận dụng và sau này đã trở thành một vĩ nhân bằng con đường tự học, tự lao động.