Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1, Câu trả lời ngắn với either và neither
“Either và neither" được dùng trong câu phủ định, để thể hiện sự đồng thuận mang ý phủ định giữa các người nói với nhau về một sự việc nào đó.
*Cấu trúc:
- Either: đứng ở cuối câu: S + trợ động từ + not + either
VD: I didn’t either; I don’t either; She doesn’t either…..
- Neither: đứng ở đầu câu: Neither + trợ động từ + S
VD: Neither do I, Neither did he……
2, Either và Neither được dùng làm đại từ:
- either có nghĩa là hoặc cái này hoặc cái kia, neither có nghĩa là không cái này mà cũng không cái kia.
- either và neither khi được dùng làm đại từ sẽ đứng một mình, động từ chính trong câu chia theo ngôi thứ ba số ít
Ví dụ:
I tried Asus and Oppo phones before, but neither was good. (Tôi đã thử dùng điện thoại Asus và Oppo trước đây. Nhưng không có cái nào tốt cả.)
Do you want tea or coffee? – Either is good for me.
(Bạn uống trà hay cà phê? – Cái nào cũng được hết.)
3, Một số cách dùng khác của either và neither:
*NEITHER
1. neither + Noun số ít
Ở trường hợp này neither được xem như một “người xác định” cho danh từ số ít đứng sau nó.
Ví dụ:
Neither member of our group came to the meeting yesterday. (Không có thành viên nào trong nhóm chúng tôi đi họp ngày hôm qua.)
2. neither + of + đại danh từ
- Trong cấu trúc này, of luôn phải đứng giữa neither và danh từ
- Động từ phải chia ở số ít
- Chỉ có 3 đại danh từ được dùng với neither of là you, them, us
Ví dụ:
Neither of us knows that Mr. Blank passed away. (Không ai trong chúng tôi biết rằng thầy Blank đã qua đời.)
Neither of you is approved for this vacancy. I’m so sorry. (Các bạn không được chấp nhận cho vị trí này. Tôi rất tiếc.)
3. neither + of + từ xác định + Noun số nhiều
Các từ xác định thường dùng trong cấu trúc này là: a, an, the, my, his, their, this, that
Lưu ý: Động từ phải chia theo ngôi thứ ba số ít (dù danh từ ở dạng số nhiều)
Ví dụ:
Neither of my friends knows how my brother looks like. (Không có đứa bạn nào của tôi biết mặt anh trai tôi.)
Neither of the dresses fixed me. (Không có cái váy nào vừa với tôi cả.)
4. Neither … nor:Đây là một cặp liên từ tương quan, được dùng để diễn tả sự phủ định kép, không cái này cũng không cái kia.
Ví dụ:
Neither me nor my friends want to talk with her. (Cả tôi lẫn bạn tôi đều không muốn nói chuyện với cô ta.)
*EITHER
1. either + Noun số ít:
Trong trường hợp này, either được sử dụng như một từ xác định (determiner) trước danh từ số ít
Ví dụ:
A: Where do you want to have dinner, at home or outside?
B: Either option is fine for me.
(Bạn muốn ăn tối ở đâu, ở nhà hay ngoài tiệm? – Cái nào cũng được hết.)
2. either + of + Đại danh từ
- Cấu trúc either of đi với một tân ngữ đại từ (thường là us, you, them)
Ví dụ:
I know Clara and Jason. Either of them loves volleyball.
(Tôi biết Clara và Jason. Cả hai bọn họ đều thích bóng chuyền.)
- Either có khi được sử dụng độc lập trong câu, lúc này nó có nghĩa là người nói không quan tâm đến sự lựa chọn, cái nào cũng được, đôi khi nó còn đi với từ “one”
Ví dụ:
A & B: We will eat out tonight. Do you want to eat seafood or pizza?
C: Either one.
(Bọn tôi tính ra ngoài ăn tối nè. Cậu muốn ăn hải sản hay pizza - Cái nào cũng ăn hết.)
3. either + of + từ xác định + Noun số nhiều
Các từ xác định thường dùng trong cấu trúc này là: a, an, the, my, his, their, this, that
Ví dụ:
Either of the dishes is delicious. (Cả hai món ăn đều rất ngon miệng.)
Either of his cars was broken last month. (Tháng rồi cả hai chiếc xe của anh ta đều hư hết.)
4. either … or: Đây là cặp liên từ tương quan được dùng để diễn tả sự lựa chọn: hoặc là cái này, hoặc là cái kia
Ví dụ: I want to have either tea or juice. (Tôi muốn uống trà hoặc cà phê.)
II. Ngữ Pháp Tiếng Anh: CÂU ĐIỀU KIỆNNHỮNG KTCB VỀ CÂU ĐIỀU KIỆN:
* Câu điều kiện được dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra.
* Cấu tạo:
Cấu tạo của câu điều kiện bao gồm hai mệnh đề:
- Mệnh đề If (If clause): là mệnh đề điều kiện, hay mệnh đề phụ
- Mệnh đề chính (main clause): là mệnh đề kết quả, hay mệnh đề chính
- Cách sắp xếp mệnh đề chính và mệnh đề phụ trong câu điều kiện:
If – clause, main – clause
Mệnh đề If đứng trước mệnh đề chính và cả hai được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy (hoặc chấm phẩy).
Main - clause If - clause
Mệnh đề If đứng sau mệnh đề chính thì không cần dùng dấu phẩy (hoặc chấm phẩy)
* Các từ điều kiện:
Mệnh đề điều kiện thường được bắt đầu với các từ như: if, unless (= if … not); provided (that) (= if only); so long as (as long as); on condition that (miễn là, với điều kiện là); suppose; supposing (giả sử như); in case (trong trường hợp); even if (ngay cả khi, dù cho)
CÁC LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN
• Câu điều kiện loại 0:
* Chức năng:Câu điều kiện loại 0 diễn tả một chân lý, sự việc luôn luôn đúng.
* Cấu trúc:
If clause (Simple present), main clause (simple present).
→ If + chủ ngữ 1 + động từ (chia theo chủ ngữ 1) , chủ ngữ 2 + động từ (chia theo chủ ngữ 2)
Nếu chủ ngữ là I/ they/ you/ we thì động từ giữ nguyên.
Nếu chủ ngữ là She/ he/ it thì động từ phải thêm -s/-es/-ies.
Ví dụ:
If you heat the ice, it smelts. (Nếu bạn đun nước đó, nó sẽ tan chảy)
The water reaches 100 degree if you heat it. (Nước sẽ đạt nhiệt độ 100 độ C nếu bạn đun sôi nó)
• Câu điều kiện loại 1: diễn tả một sự việc/ hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc:
If clause (simple present), main clause (simple future).
→ If + chủ ngữ 1 + động từ (chia ở hiện tại đơn) , chủ ngữ 2 + will + V
Lưu ý:
- Will có thể được thay bằng can/ may/ shall/ must
- Mệnh đề chính và mệnh đề if có thể đứng trước hoặc đứng sau đều được
Ví dụ:
If you take this medicine, you will feel better. (Nếu bạn uống thuốc, thì bạn sẽ thấy đỡ hơn đó.)
If it stops raining, we can go out. (Nếu như trời ngừng mưa thì chúng ta có thể đi ra ngoài.)
• Câu điều kiện loại 2:
- Câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
- Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả một điều không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc:
If clause S + V ( QKĐ), Main clause [S + would/ could (not) + V + …].
→ If + chủ ngữ 1 + V-ed/-d( BQT) (to be: were), chủ ngữ 2 + would/ could (not) + V
Ví dụ:
- If I were you, I would help him.
- If you tried hard again, you would succeed.
• Câu điều kiện loại 3:
- Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
- Câu điều kiện loại 3 được dùng để diễn tả một điều không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Cấu trúc:
If clause QKHT, main clause (could/ would + have + P2/ ed)
→ If + chủ ngữ 1 + had + P2/ -ed/ d, chủ ngữ 2 + would/ could + have +P2/-ed
Ví dụ:
If he had studied hard, he would have passed his exams. (Nếu cậu ta học hành chăm chỉ, thì cậu ta đã đậu kỳ thi rồi.)
If I had known she was sick, I would have visited her. (Nếu tôi biết cô ấy bị bệnh, thì tôi đã tới thăm cô ấy rồi.)
III. 55 Cấu trúc V-ing trong Tiếng Anh1. ADMIT DOING SOMETHING: Chấp nhận đã làm gì
2. AVOID DOING SOMETHING: Tránh làm gì
3. DELAY DOING SOMETHING: Trì hoãn làm gì
4. DENY DOING SOMETHING: Phủ nhận làm gì
5. ENJOY DOING SOMETHING: Thích làm gì
6. FINISH DOING SOMETHING: Hoàn thành làm gì
7. KEEP DOING SOMETHING: Tiếp tục, duy trì làm gì
8. MIND DOING SOMETHING: Bận tâm làm gì
9. SUGGEST DOING SOMETHING: Gợi ý làm gì
10. LIKE DOING SOMETHING: Thích làm gì
11. HATE DOING SOMETHING: Ghét làm gì
12. LOVE DOING SOMETHING: Thích làm gì
13. CAN’T BEAR DOING SOMETHING: Không thể chịu được làm gì
14. CAN’T STAND DOING SOMETHING : Không thể chịu được làm gì
15. CAN’T HELP DOING SOMETHING : Không thể tránh được làm gì
16. LOOK FORWARD DOING SOMETHING: Trông mong làm gì
17. ACCUSE SOMEBODY OF DOING SOMETHING: Buộc tội ai làm gì
18. INSIST SOMEBODY ON DOING SOMETHING: Nài nỉ ai làm gì
19. REMIND SOMEBODY OF DOING SOMETHING: Gợi nhớ làm gì
20. BE AFRAID OF DOING SOMETHING: Sợ làm gì
21. BE AMAZED AT DOING SOMETHING: Ngạc nhiên làm gì
22. BE ANGRY ABOU/ OF DOING SOMETHING : Giận/ Bực mình làm gì
23. BE GOOD/ BAD AT DOING SOMETHING : Giỏi/ Kém làm gì
24. BE BORED WITH DOING SOMETHING: Buồn chán làm gì
25. BE DEPENENT ON DOING SOMETHING : Phụ thuộc
26. THINK OF DOING SOMETHING : Nhớ về cái gì đó
27. THANK OF DOING SOMETHING : Nhờ vào cái gì, vào ai gì đó
28. THANK TO DOING SOMETHING : Cảm ơn ai vì đã làm gì
29. APOLOZISE FOR DOING SOMETHING : Xin lỗi ai vì cái gì đó
30. COMFRESS TO DOING SOMETHING: Thú nhận làm gì
31. COMGRATULATE SOMEBODY ON DOING SOMETHING: Chúc mừng ai vì điều gì đó
32. BE FROND OF DOING SOMETHING: Thích làm gì
33. BE GRATEFUL TO SOMEBODY FOR DOING SOMETHING: Biết ơn ai vì đã làm gì
34. BE USED TO DOING SOMETHING : Đã quen làm gì
35. WARN SOMEBODY ABOUT DOING SOMETHING: Cảnh báo ai việc gì hoặc làm gì
36. WARN SOMEBODY AGAINST DOING SOMETHING: Cảnh báo ai không được làm gì
37. DREAM OF DOING SOMETHING: Giấc mơ về việc gì, về ai,về làm
38. PREVENT FROM DOING SOMETHING: Ngăn cản làm gì
39. ALLOW DOING SOMETHING: Cho phép làm gì
40. CONSIDER DOING SOMETHING: Xem xét đến khả năng làm gì
41. DISKILE DOING SOMETHING: Không thích làm gì
42. DREAD DOING SOMETHING: Sợ phải làm gì
43. ENDURE DOING SOMETHING: Chịu đựng phải làm gì
44. GIVE UP = QUIT DOING SOMETHING: Từ bỏ làm gì đó
45. GO ON DOING SOMETHING: Tiếp tục làm gì đó
46. IMAGINE DOING SOMETHING: Tưởng tượng làm gì
47. INVOVLE DOING SOMETHING: Đòi hỏi phải làm gì đó
48. MISS DOING SOMETHING: Suýt đã làm gì
49. POSTPONE DOING SOMETHING: Trì hoãn làm gì
50. REMEMBER DOING SOMETHING: Nhớ đã làm gì
51. PRACTICE DOING SOMETHING : Thực tập, thực hành làm gì
52. RESENT DOING SOMETHING: Ghét làm gì đó
53. RISK DOING SOMETHING: Có nguy cơ bị làm gì đó
54. SPEND TIME DOING SOMETHING: Bỏ (thời gian) làm gì đó
55. BEGIN DOING SOMETHING: Bắt đầu làm gì đó
IV. Cấu trúc câu bị động - The Passive VoiceNHỮNG KTCB CẦN NHỚ:
*Câu bị động: Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật bị tác động bởi hành động của người, vật khác.
Ví dụ: The car is washed by Linh’s mother. (Mẹ của Linh rửa cái xe)
CÁC BƯỚC CHUYỂN CÂU BỊ ĐỘNG
*Bước 1: Chuyển tân ngữ chủ động thành chủ ngữ bị động
Ví dụ: My brother wrote a letter. → The letter was written by my brother
*Bước 2: Chia động từ cho thể bị động
Chủ Động
Bị Động
Ví dụ
Hiện tại đơn
V(s/-es)
am/is/are + P2
He delivers chicken every evening. → Chicken is delivered every evening.
Hiện tại tiếp diễn
am/is/are + V-ing
am/is/are + being + P2
He is asking me a lot of questions. → I am being asked a lot of questions
Hiện tại hoàn thành
have/has + P2
have/has + been + P2
I have cooked dinner. → The dinner has been cooked
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Have/has + been + V-ing
Have/has + been + being + P2
I have been reading that book -> That book has been being read
Quá khứ đơn
V-ed/d ( BQT)
was/were + P2
My mother wrote a book. → The book was written by my mother.
Quá khứ tiếp diễn
was/were + V-ing
was/were + being + P2
My brother was doing his homework. → My brother’s (His) homework was being done.
Quá khứ hoàn thành
had + P2
had + been + P2
They had hold a party for her birthday. → A party had been hold for her birthday.
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Had + been +
V-ing
Had+ been + being + P2
I had been doing the job -> The job had been being done
Tương lai đơn
Will + V
will+ be + P2
I will bring food for the picnic. → The food for the picnic will be brought by me.
Tương lai gần
Be(am,is,are) + going to +V
Is/are + going to + be + P2
She is going to visit an old school -> An old school is going to be visited
Tương lai hoàn thành
Will have + P2
Will have + been + P2
I will have bought this book -> This book will have been bought
Modal verbs
can/may/must… + V
can/may/must… + be + P2
Nam can answer this question. → This question can be answered by Nam.
Cấu trúc với have/ has to
have/has to + V
have/ has to + be + P2
You have to finish all your homework quickly. → All your homework have to be finished quickly.
*Bước 3: Chuyển chủ ngữ chủ động thành by + O
Lưu ý: Các đại từ như me, you, him, them, people, someone,her… thường được loại bỏ khi không muốn nêu rõ tác nhân.
*Bước 4: Vị trí của trạng ngữ trong câu bị động
- Trạng từ/trạng ngữ chỉ nơi chốn đứng trước by + O
Ví dụ: I have found the book in the closet. → The book has been found in the closet by me.
- Trạng từ/trạng ngữ chỉ thời gian đứng sau by O
Ví dụ: My dad bought a car yesterday. → A car was bought by my dad yesterday.
V. Cấu trúc câu Trực tiếp - gián tiếpNgữ Pháp Tiếng Anh: Câu Trực Tiếp – Gián Tiếp:
NHỮNG KTCB CẦN NHỚ :
- Câu trực tiếp: Là các câu nói diễn tả chính xác những từ ngữ của người nói . Là các câu nói bình thường trong giao tiếp. Thường đặt trong dấu ngoặc kép “”
- Câu gián tiếp (hay còn gọi là câu tường thuật): Là cách nói khi chúng ta muốn kể lại hay tường thuật lại cho ai đó nghe về những gì người khác nói. Đôi khi không cần phải dùng đúng những từ của người nói.
*CÁC ĐỘNG TỪ TƯỜNG THUẬT
1.Các động từ thường dùng:
-Khi tường thuật ta thường sử dụng các động từ trung gian như say và tell.
Ví dụ:
+ He said (that) he was ill. (Anh ấy nói là anh ấy bị bệnh.)
+ He told me (that) he was ill. (Anh ấy nói với tôi rằng anh ấy bị bệnh.)
- Sau tell ta có thể dùng nhiều loại mệnh đề và cụm từ khác nhau như:
He told me where he was. (Từ để hỏi)
He told me to go. (Động từ nguyên mẫu có to)
He told me where to go. (Từ hỏi + Động từ nguyên mẫu có to)
He told me a lie. (Danh từ/Cụm danh từ)
2. Các động từ trung gian khác
• Verb + O + to V: advise, ask, beg, command, encourage, entreat, expect, forbid, implore, instruct, invite, order, persuade, recommend, remind, request, tell, urge, warn…..
Ví dụ: She advised me to take a language class.(Cô ấy khuyên tôi nên chọn một lớp ngoại ngữ)
• Verb + to V: agree, demand, guarantee, hope, offer, promise, propose, swear, threaten, volunteer, vow…..
Ví dụ: Susan promises not to come home late again. (Susan hứa là sẽ không về nhà trễ nữa)
• Verb + V-ing: accuse of, admit, advice, apologize for, deny, insist on, mention, propose, recommend, report, suggest, dream of…..
Ví dụ: Lele apologized Amanda for deleting her images on Instagram. (Lele xin lỗi vì đã xoá những bức ảnh của Amanda trên Instagram.)
• Verb + O + Giới từ + V-ing: accuse … of, congratulate … on, prevent … from, stop … from, suspect … of, thank … for, warn … against.
Ví dụ: Destorm thanks Liane for joining his party. (Destorm cảm ơn Liane vì đã tham gia clip hài của anh)
*Verb + that clause:
Ví dụ:
King Bach admits that he doesn’t like Lele. (King Bach thừa nhận là cậu không thích Lele)
3. Cách chuyển đổi từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp ( lời tường thuật )
Thông thường, để tường thuật một câu, ta cần phải lùi thì, thay đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và thay đổi trạng từ chỉ nơi chốn hoặc thời gian trong câu.
LÙI THÌ TRONG CÂU TƯỜNG THUẬT
Câu trực tiếp
Câu gián tiếp
Thì hiện tại đơn (V-s/-es/-ies)
Thì quá khứ đơn (V-ed/-d/BQT)
Thì hiện tại tiếp diễn (am/is/are + V-ing)
Thì quá khứ tiếp diễn (was/were + V-ing)
Thì quá khứ đơn (V-ed/-d/(BQT)
Thì quá khứ hoàn thành (had + P2)
Thì hiện tại hoàn thành (have/has + P2)
Thì quá khứ hoàn thành (had + P2)
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (have/has + been + V-ing)
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (had + been + V-ing)
Thì quá khứ tiếp diễn (was/ were + V-ing)
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (had + been + V-ing)
Thì tương lai đơn (Will +V )
Would + V
Thì tương lai gần ( am/is/are + going to + V)
S + was/were + going to +V
Đối với các động từ khiếm khuyết không có dạng quá khứ, ta chuyển đổi như sau:
Trực tiếp
Gián tiếp
Must/have to/has to
had to
Can
could
May
might
Will/shall
would/should
THAY ĐỔI ĐẠI TỪ
Các đại từ nhân xưng và tính từ sở hữu khi chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp thay đổi như bảng sau:
-Đại từ nhân xưng
Câu trực tiếp
Câu gián tiếp
I
he/she
we
They
me
him/her
us
Them
you
them/me/him/her
-Tính từ sở hữu:
Câu trực tiếp
Câu gián tiếp
my
her/his
our
Their
your
them/his/her/me
mine
his/hers
ours
theirs
yours
theirs/mine/his/hers
- CHUYỂN ĐỔI TRẠNG TỪ TRONG CÂU TƯỜNG THUẬT
Trực tiếp
Gián tiếp
This
That
These
Those
Here
There
Now
Then
Today
That day
Tonight
That night
Yesterday
The previous day / The day before
Tomorrow
The following day /The next day
Ago
Before
Next week/ Next month/ Last week/ Last month
The following week / The next week/ the following month/ the next month/ the previous week/ the week before/ the previous month/ the month before
Tường Thuật Dạng Câu Hỏi
• Câu hỏi Yes/No:
Đối với câu hỏi Yes/No, dùng if hoặc whether ngay sau động từ trần thuật và đổi lại thứ tự của chủ ngữ và động từ/trợ động từ trong câu trực tiếp.
Ví dụ:
‘Have you seen the rain?’ He asked → He asked me if/whether I had seen the rain.
‘Will you be home tonight?’ She asked -> She asked me if/ whether I would be home that night
• Câu hỏi dùng các từ để hỏi( WH questions) như what, when, where, why, how…:
Đối với các câu hỏi có từ dùng để hỏi, dùng lại các từ để hỏi tại vị trí sau động từ trần thuật và đổi lại thứ tự của chủ ngữ và động từ/trợ động từ trong câu trực tiếp.
Ví dụ:
‘Where did you sleep last night?’ he asked → He asked me where I had slept the night before
Tường Thuật Câu Mệnh Lệnh
Câu mệnh lệnh và câu yêu cầu trong câu tường thuật:
Các câu mệnh lệnh và câu yêu cầu được mở đầu bằng những động từ như order, command, tell, ask, request,…và theo sau là tân ngữ trực tiếp chỉ người nhận lệnh + động từ nguyên mẫu có to
Ví dụ:
‘Stand up, Natasha.’ → He told Natasha to stand up.
‘Close the door, please.’ → The teacher ordered his students to close the door.
• Với các từ để hỏi:
Động từ nguyên mẫu có ‘’to ‘’thường được dùng sau từ hỏi khi chuyển câu hỏi sang câu tường thuật, thường được dùng để trả lời câu hỏi trực tiếp với ‘’should’’.
Ví dụ:
‘‘How should I make BBQ sauce?’’ → He asked her how to make BBQ sauce.
VI. Phân từ Hiện Tại – Phân từ Quá Khứ- Phân từ Hoàn Thành*Phân từ là do động từ tạo ra, và có đặc điểm như một tính từ.
*Có hai dạng phân từ chính là: hiện tại phân từ (Present participle) và quá khứ phân từ (past participle)
Bảng thể hiện các dạng của phân từ:
Phân từ
Chủ động
Bị động
Hiện tại phân từ
V-ing
Being P2-ed
Quá khứ phân từ
P2/-ed
P2/-ed
Phân từ hoàn thành
having P2/-ed
Having been + P2/-ed
1. Hiện tại phân từ:
• Tạo nên các thì tiếp diễn (be +V-ing)
Hiện tại phân từ được dùng nhiều trong các thì tiếp diễn như: hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, tương lai tiếp diễn, vv…
Ví dụ:
He is working.
They were havingdinner when I came.
• Thay thế các mệnh đề chính:
- Khi hai hành động có cùng chủ ngữ, xảy ra đồng thời, thì mệnh đề đi với liên từ có thể dùng hiện tại phân từ (V-ing hoặc Being P2/-ed) để rút gọn.
Ví dụ: Working all day long, I felt tired. (After I worked all day long, I felt tired.)
- Khi hành động thứ hai là một phần hoặc là kết quả của hành động thứ nhất, hành động thứ hai có thể được thay thế bằng hiện tại phân từ (V-ing hoặc Being P2/-ed).
Ví dụ: She went out, slamming the door. (She went out, she slammed the door)
- Thay thế cho mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, lý do và nguyên nhân
Ví dụ: Being the youngest child, Nancy is her mother’s favorite. (As Nancy is the youngest child, she is her mother’s favorite.)
- Thay thế đại từ quan hệ và danh từ
Ví dụ: Boys attending this school have to wear uniforms. (Boys who attend this school have to wear uniforms.)
• Sử dụng như một tính từ:
Hiện tại phân từ được sử dụng như tính từ và đứng trước danh từ: mang nghĩa chủ động, đặc điểm, tính chất, bản chất
Ví dụ:
-Boiling water turns to vapor.
-It’s an interesting book.
• Sau các động từ chỉ giác quan:
Các động từ chỉ giác quan gồm: see, hear, smell, watch, notice, observe, feel,.. nếu hành động mang tính chứng kiến sự việc đang xảy ra thì ta có thể sử dụng hiện tại phân từ.
Ví dụ: She smells something burning in the kitchen.
• Sau các động từ catch, find, leave, keep:
Cấu trúc: S + catch/find/leave/keep + O + V-ing
Catch (bắt gặp): chủ ngữ thường bày tỏ thái độ tiêu cực.
Ví dụ: I caught them stealing my books.
- Find (thấy, bắt gặp): chủ ngữ thường bày tỏ thái độ tích cực.
Ví dụ: I found him standing in at the door.
- Leave: để cho ai làm gì.
Ví dụ: I left him talking to Jerry.
• Sau các động từ: go, come, spend, waste, be busy, worth
- Go + V-ing: nói đến các hoạt động thể thao
Ví dụ: They go swimming everyday.
- S + spend/waste + time/money + V-ing: Tiêu xài, lãng phí
Ví dụ: He spends two hours a day jogging.
- Be busy + V-ing: bận rộn
Ví dụ: She is busy packing.
• Dùng sau các liên từ: when, if, although, while, once
Ví dụ: You should wear gloves when using detergents.
2. Quá khứ phân từ:
• Trong các thì hoàn thành:
Quá khứ phân từ được dùng để hình thành các thì hoàn thành như hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành, tương lai hoàn thành (had + P2/-ed; have + P2/-ed)
Ví dụ: I have been here for a while.
• Trong câu bị động:Quá khứ phân từ được dùng để hình thành thể bị động (passive voice): Be + P2/-ed
Ví dụ: This book was bought when I traveled to London.
• Sử dụng như một tính từ:
Khi quá khứ phân từ được sử dụng như một tính từ, nó mang nghĩa bị động, hoặc thiên về tác động từ bên ngoài, cảm xúc của ai đó từ cái gì đó ảnh hưởng đến
Ví dụ: The little girl was frightened by the dog.
• Thay thế đại từ quan hệ và động từ ở thể bị động
Ví dụ: The questions asked by our teacher was very difficult. (The questions which was asked by our teacher was very difficult.)
• Sử dụng trong các câu cầu khiến:
Cấu trúc: S + have/ get + O + P2 + by O
Ví dụ: She had her new dress made by me.
3. Phân từ hoàn thành:
Phân từ hoàn thành (Having + P2/-ed) được sử dụng trong câu có hai hành động nhằm nhấn mạnh hành động xảy ra trước.
Ví dụ:
Having done his lesson, he went out to play football.
(After he had done his lesson, he went out to play football.)
Having sung his song, he ran out the house.
VII. Câu Hỏi Đuôi (Tag Question)NHỮNG KTCB VỀ CÂU HỎI ĐUÔI:
*Câu hỏi đuôi (Tag question) là một dạng câu hỏi ngắn đằng sau một câu trần thuật.
*Vị trí: Câu hỏi đuôi được thêm vào sau một câu nói khẳng định hoặc phủ định, được ngăn cách với câu nói này bằng dấu phẩy ‘’,’’
* Chức năng: Câu hỏi đuôi được sử dụng khi người nói đã có thông tin về câu trả lời nhưng chưa chắc điều đó là đúng hay sai.
CẤU TRÚC CÂU HỎI ĐUÔI
Các dạng thường gặp:
• Công thức chung:
- Câu nói trước dấu phẩy ở dạng khẳng định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng phủ định
- Câu nói trước dấu phẩy ở dạng phủ định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định
• Hiện tại đơn với to be:
S + is/are + n/a/O, is/are + not + S?
S + is/are + not + n/a/O, is/are + S?
Ví dụ:
He is a doctor, isn’t he? (Anh ta là bác sỹ có phải không?)
They aren’t your roommate, are they? (Họ không phải bạn học của cậu sao?)
• Hiện tại đơn với động từ thường:
S + V(s,es,ies) , don’t/doesn’t S?
S + don’t/doesn’t + V , do/does + S?
Ví dụ:
You don’t know her, do you? (Bạn có biết cô ta có phải ko?)
She works in that company, doesn’t she? (Cô ta làm việc ở công ty đó phải không?)
* Hiện tại tiếp diễn:
S + is/are + V-ing, isn’t/aren’t S?
S + is/are + not + V-ing, is /are S?
Động từ khiếm khuyết (Modal verbs):
S + modal verbs + V , modal verbs + not + S?
S + modal verbs + not + V , modal verbs + S?
Ví dụ:
He couldn’t help his brother, could he? (Anh ta không thể giúp anh trai mình được phải không?)
You wouldn’t come to my party, would you? (Bạn sẽ không dự tiệc thật sao?)
• Quá khứ đơn với to be:
S + was/were + N/a/o , was/were + not + S?
S + was/were + not + /n/a/O, was/were + S?
Ví dụ:
We were there yesterday, weren’t we? (Chúng ta đã không ở đó hôm qua có phải không?)
It wasn’t our last motorbike, was it? (Nó không phải là chiếc mô tô cuối của chúng ta phải không)
• Quá khứ đơn với động từ thường:
S + V(-ed/d; BQT) , didn’t S?
S + didn’t + V , did + S?
Ví dụ:
She bought it with her money, didn’t she? (Cô ấy tự dùng tiền của mình để mua nó hả?)
We didn’t hear anything about it, did we? (Chúng ta đâu có nghe gì đâu, đúng không?)
Quá khứ tiếp diễn:
S + was/ were + V-ing, wasn’t/ weren’t S?
S + wasn’t/ weren’t + V-ing, was/were S?
• Thì hiện tại hoàn thành:
S + has/have + P2/ed , hasn’t/haven’t + S?
S + hasn’t/haven’t + P2/ed , has/have + S?
Ví dụ:
They have come, have’t they? (Họ tới rồi đúng không?)
She hasn’t finished her homework, has she? (Cô ấy chưa làm xong bài tập có đúng không?) •
Thì quá khứ hoàn thành:
S + had + P2/ed , hadn’t S?
S + hadn’t + P2/ed , had +S?
Ví dụ:
You hadn’t met him before, had you? (Bạn chưa gặp anh ta lần nào đúng không?)
They had known this news, hadn’t they? (Họ vẫn chưa biết tin này có phải ko?) • Thì tương lai
đơn:
S + will + V , won’t + S?
S + won’t + V , will + S?
Ví dụ:
It won’t rain, will it?
She will cook a meal for us, won’t she?
* Tương lai gần:
S+ is/are + going to +V, isn’t/ aren’t + S?
S + isn’t/aren’t + going to + V, is/are + S?
CÁC DẠNG ĐẶC BIỆT: • Với động từ to be am: I am…., aren’t I?
• Với modal verb have to:
Trường hợp modal verb trong câu phía trước là have/ has to thì câu hỏi đuôi sẽ chia trợ động từ là do/does
Ví dụ:
You have to go, don’t you? (Anh phải đi mà, đúng không?) • Với một câu có nhiều trợ động từ và động từ: Lấy trợ động từ đầu tiên
Ví dụ:
I have been answering, haven’t I?
• Với chủ ngữ là đại từ bất định chỉ vật:
- Với 1 số từ mang nghĩa phủ định
+ Nothing, anything -> Trợ động từ khẳng định + it
+ No one, nobody… -> Trợ động từ khẳng định + they
-Với 1 số từ mang nghĩa khẳng định:
+ Everything, something… -> Isn’t it?
+ Every one, every body, some one, some body….. -> Aren’t they?
• Với cấu trúc ‘‘let’s’’
-Let’s +V, shall + you/we ?
• Với câu mệnh lệnh
- Lời mời: dùng won’t
Ví dụ:
Take a seat, won’t you?
- Nhờ vả, ít lịch sự: dùng will
Ví dụ: Do it now, will you?
- Nhờ vả, lịch sự: dùng would
Ví dụ: Close the door, would you? (Cảm phiền đóng cửa giúp)
- Ra lệnh: dùng can, could, would
Ví dụ: Help me, can’t you?
• Câu nói phía trước dấu phẩy có các từ phủ định: seldom, rarely, hardly, scarely, barely, never, no, none, neither, either thì câu hỏi đuôi ở dạng khẳng định
Ví dụ:
You never hear that sound, do you? (Bạn chưa bao giờ nghe âm thanh đó, phải không?) • Câu nói phía trước dấu phẩy có cấu trúc used to V, thì câu hỏi đuôi sẽ là didn’t + S
Ví dụ:
They used to travel so much, didn’t they?
(Họ đã đi du lịch rất nhiều nơi phải không?
• Câu nói phía trước dấu phẩy có cấu trúc had better + V, thì câu hỏi đuôi sẽ là hadn’t + S
Ví dụ:
I had better tell him the truth, hadn’t I?
• Câu nói phía trước dấu phẩy có cấu trúc would rather + V, thì câu hỏi đuôi sẽ là wouldn’t + S
Ví dụ:
She would rather go now, wouldn’t she?
(Cô ấy nên đi ngay bây giờ, phải không?) • Nếu câu nói phía trước có sử dụng I wish, thì câu hỏi đuôi sẽ là may I
Ví dụ:
I wish to study Korean, may I?
• Nếu chủ ngữ của câu nói phía trước dấu phẩy là one, thì chủ ngữ cho câu hỏi đuôi sẽ là you hoặc one
Ví dụ:
One can be one’s master, can’t you/one?
• Nếu trong câu nói phía trước dấu phẩy dùng must, thì phải xét tới cách dùng của động từ khiếm khuyết nào mới có thể suy ra câu hỏi đuôi phù hợp: - Nếu must chỉ sự cần thiết, thì câu hỏi đuôi dùng needn’t
Ví dụ:
They must go to the supermarket, needn’t they?
- Nếu mustn’t chỉ sự cấm đoán thì câu hỏi đuôi dùng must
Ví dụ:
You mustn’t enter that zone, must you? (Cấm cậu không được vào khu vực đó)
- Nếu must chỉ sự dự đoán ở hiện tại, thì câu hỏi đuôi phải dựa vào động từ theo sau must
Ví dụ:
He must be a very charming gentleman, isn’t he?
- Nếu must chỉ sự dự đoán ở quá khứ (must + have + P2), thì câu hỏi đuôi sẽ dùng have
Ví dụ: It must have been rained, haven’t it?
* This/that/these/those:
This/That +is…., isn’t it?
This/That + isn’t…., is it?
These/Those +are…., aren’t they?
These/Those + aren’t…., are they?
VIII. Tổng hợp các mệnh đề tiếng AnhI. Mệnh Đề Trạng Ngữ Chỉ Mục Đích:
• Cụm từ chỉ mục đích: được dùng nếu trong câu chỉ có một chủ ngữ
Cấu trúc: S + in order (not) to/ so as (not) to + V + …
Ví dụ:
I try to study hard to get a scholarship. = I try to study hard in order to get a scholarship.
= I try to study hard so as to get a scholarship.
• Mệnh đề chỉ mục đích: được dùng nếu chủ ngữ của mệnh đề chính và mệnh đề chỉ mục đích khác nhau.
Cấu trúc: S1 + V1 + so that | in order that + S2 + will/would | can/could + V2( V2 ko chia )
Ví dụ:
He gives me this address so that/ in order that I can visit him. (Ông ấy đưa tôi cái địa chỉ này để mà tôi có thể đến thăm ổng)
II. Mệnh Đề Trạng Ngữ : Enough và Too.
- Với cấu trúc too … to: Cấu trúc này thường đi với tính từ, có nghĩa là quá … đến nổi không thể
Cấu trúc: S + to be( am/is/are/was/were) + too + adj + (for somebody) + to V
Ví dụ:
My Mom was too tired to cook dinner for us. (Mẹ tôi mệt tới nổi không thể nấu cơm tối cho chúng tôi)
You are too young to drive this car. (Cháu quá nhỏ để có thể lái chiếc xe này)
- Với cấu trúc enough:
enough có thể đi với tính từ, trạng từ lẫn danh từ, tuỳ vào từ loại mà vị trí của enough sẽ khác nhau. enough + to có nghĩa là đủ … để
+ Cách dùng enough trong câu
“Enough” đứng sau tính từ và trạng từ, sau “enough” là một động từ nguyên thể có “To”
· Tobe: S + tobe( am/is/are/was/were) (+not) + adj + enough + (for + O) + to V
· Động từ thường: S + V(ed/d/s/es/ies/BQT) + adv + enough + (for +O) + to V
S + don’t/doesn’t/didn’t + V + adv + enough + (for +O) + to V
“Enough” đứng trước danh từ.
Cấu trúc: S + V(s/es/ies/ed/d/BQT) + enough + N(danh từ) + (for +O) + to V
III. Mệnh đề Trạng ngữ Chỉ Kết Quả:
- Với cấu trúc so + adj/adv + that: có nghĩa là quá … đến nổi mà.
Cấu trúc: *Tobe: S + tobe( am/is/are/was/were) + so +adj + that + ……
*To V: S + V(s/es/ies/d/ed/BQT) +so + adv + that +…..
Ví dụ:
It was so dark that I couldn’t see anything. (Trời tối tới nổi mà tôi chả nhìn thấy gì)
- Với cấu trúc such + danh từ (N) + that: có nghĩa là cái gì đó quá … đến nổi
Cấu trúc: *Đối với danh từ đếm được số ít:
S + tobe(am/is/are/was/were + such + a/an + N + that + ……
V(s/es/ies/ed/d/BQT)
*Đối với danh từ đếm được số nhiều :
S + tobe(am/is/are/was/were) + such + N(s/es) + that……
V(s/es/ies/ed/d/BQT)
*Đối với danh từ không đếm được
S + tobe(am/is/are/was/were) + such + N + that……
V(s/es/ies/ed/d/BQT)
Ví dụ:
It was such a bad day that I don’t really want to remember. (Đó là một ngày tồi tệ tới mức tôi không hề muốn nhớ lại)
- Với cấu trúc so + quantifiers + N: quantifiers ở đây có thể là much, many, few, little, ….cấu trúc này không thể thay bằng such
Cấu trúc: S + V + so many/much/… + N + that +……
Lưu ý: Danh từ đếm được đi với many, few, danh từ không đếm được đi với much, little
Ví dụ:
The Smith had so many children that they could form a baseball team. (Nhà Smith có nhiều con tới nổi họ có thể tạo 1 đội bóng chày)
IV -Mệnh Đề Trạng Ngữ Chỉ Nguyên Nhân
• Cụm từ chỉ nguyên nhân:
- Thường bắt đầu bằng các cụm từ: on account of, because of, due to.
- Các cụm từ này thường được dùng trong câu chỉ có một chủ ngữ, theo sau các cụm từ này là danh từ hoặc danh động từ.
*Cấu trúc: on account of/because of/due to + V-ing/N + S +V.......
Hoặc Mệnh đề 1(S+V…….) + on account of/because of/due to + V-ing/N ( N là danh từ)
Ví dụ:
Mr. Jones was late because of the traffic.
Due to the heavy rain, we have to cancel the meeting.
• Mệnh đề chỉ nguyên nhân:
- Thường bắt đầu bằng các từ/cụm từ như because, since, as, seeing that, for, now that
- Mệnh đề này có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính, sử dụng trong câu có nhiều hơn 1 chủ ngữ.
*Cấu trúc: S + V + because/since/ as….. + S + V
Hoặc Because/For/Seeing that….. + S + V, S + V + …
Lưu ý: since và as thường đứng ở giữa câu.
Ví dụ:
I study to become a doctor since my mother wants me to.
Because I forgot to bring my raincoat, I got wet on the way home.
V - Mệnh Đề Trạng Ngữ Chỉ Sự Tương Phản(Sự Trái Ngược)
• Cụm từ chỉ sự trái ngược:
- Thường bắt đầu bằng các từ/cụm từ như: in spite of, despite, regardless of, theo sau các cụm từ này là danh từ (N) hoặc danh động từ (V-ing)
*Cấu trúc: S + V + … + in spite of/despite…+ N/V-ing
Hoặc In spite of/Despite/Regardless of + N/V-ing, S + V …
Ví dụ: In spite of the bad weather, Jane decided to go to school. ( Mặc dù thời tiết xấu nhưng Jane vẫn quyết định đi tới trường)
• Mệnh đề chỉ sự trái ngược:
- Thường bắt đầu bằng các từ/cụm từ although; though; even though; no matter; whatever; but; however…
- Mệnh đề này có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính, sử dụng trong câu có nhiều hơn 1 chủ ngữ.
- Trong nhiều trường hợp, ta có thể nhấn mạnh tính từ hoặc trạng từ trong câu bằng cách đặt though hay as về phía sau chúng, đặc biệt là khi động từ theo sau là be, appear, become, look, seam, sound, prove….
Cấu trúc: Although/though/..… + S + V clause( Clause là 1 mệnh +to be(am/is/are/was/were) + adj đề:S +V… )
VI- Mệnh Đề Trạng Ngữ Chỉ Thời Gian
Mệnh đề chỉ thời gian thường bắt đầu sau các từ:
- when (khi mà, khi)
Ví dụ: When I came home, my Mom had left. (Khi tôi về nhà, mẹ tôi đã đi ra ngoài mất rồi)
- before (trước khi)
Ví dụ: You should finish your homework before I come home. (Con nên làm xong bài tập trước khi mẹ về )
- after (sau khi)
Ví dụ: I will go home after I solve this problem. (Tôi sẽ về nhà sau khi giải quyết xong vấn đề này)
- while (trong khi)
Ví dụ: While I’m cooking, my husband is cleaning the fans. (Trong lúc tôi nấu ăn, chồng tôi lau chùi quạt)
- as (khi mà)
Ví dụ: As Barron comes back home, he cooks dinner right away. (Khi Barron về nhà, anh ấy nấu bữa tối ngay)
- since (khi mà)
Ví dụ: I haven’t seen Adam since we broke up. (Tôi đã không gặp Adam từ khi chúng tôi chia tay)
- til/until (tới khi, cho tới khi); as soon as (ngay khi); just as (ngay khi); whenever (bất cứ khi nào)
Vi dụ:
I won’t come there until you tell me to.
As soon as I go out, it started to rain.
Lưu ý:
Trong mệnh đề có các từ when, as, while đôi khi có sự khác nhau giữa thì của động từ, nhưng mệnh đề trạng ngữ không bao giờ chia ở thì tương lai. Nếu mệnh đề chính ở thì tương lai thì mệnh đề trạng ngữ ở thì hiện tại thường.
VII- Mệnh Đề Trạng Ngữ Chỉ Nơi Chốn
-Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn thường bắt đầu bằng where (nơi mà) hoặc wherever (bất cứ đâu). Theo sau các từ này là chủ ngữ và động từ (chú ý không đảo ngữ với where)
Ví dụ:
I need to know where my key is.
I will find you wherever you are!
VIII- Mệnh Đề Quan Hệ:
*Những KTCB cần nhớ:
- Mệnh đề quan hệ (Relative Clause) hay còn được gọi là mệnh đề tính từ (Adjective Clause), vì nó có chức năng như tính từ, được dùng để bổ nghĩa cho danh từ/ đại từ đứng trước nó (tiền ngữ)
- Vị trí trong câu: Mệnh đề quan hệ thường theo sau mệnh đề chính hay từ/cụm từ được nó bổ nghĩa và làm rõ.
*Các Loại Mệnh Đề Quan Hệ
1. Mệnh đề quan hệ xác định:
Mệnh đề quan hệ xác định hay còn gọi là mệnh đề quan hệ giới hạn (Retristive relative clause/ Defining relative clause):
- Là mệnh đề được dùng để xác định danh từ đứng trước nó.
- Mệnh đề xác định là mệnh đề cần thiết cho ý nghĩa của câu, không có nó câu sẽ không đủ nghĩa.
- Nó được sử dụng khi danh từ là danh từ không xác định và không dùng dấu phẩy ’’,’’ ngăn cách nó với mệnh đề chính
Ví dụ:
The old man is sitting on the park bench. He is Mr. Donald.
→ The old man who is sitting on the park bench is Mr. Donald.
I met a man yesterday. He teaches Math.
→ The man whom I met yesterday teaches Math.
2. Mệnh đề quan hệ không xác định
Mệnh đề quan hệ không xác định hay còn gọi là mệnh đề quan hệ không giới hạn (Non-restrictive relative clause/ Nondefining relative clause):
- Là mệnh đề cung cấp thêm thông tin về một người, một vật hoặc một sự việc đã được xác định.
- Mệnh đề không xác định là mệnh đề không nhất thiết phải có trong câu, không có nó câu vẫn đủ nghĩa.
- Nó được sử dụng khi danh từ là danh từ xác định và được ngăn cách với mệnh đề chính bằng một hoặc hai dấu phẩy (,) hay dấu gạch ngang (-).
- Tiền ngữ trong mệnh đề đã xác định hoặc rõ ràng (danh từ riêng, chỉ tên người, vật, trước danh từ có tính từ chỉ thị, tính từ sở hữu, danh từ có cụm giới từ theo sau)
Ví dụ:
My mother, who is 50 years old, began jogging a few years ago. (“My mother began jogging a few years ago” )
Mr. Han, whom I met yesterday, has gone to Paris. (“Mr. Han has gone to Paris” )
Lưu ý:
- Mệnh đề quan hệ không giới hạn mở đầu bằng các cụm từ như all of, any of, (a) few of, both of, each of, either, neither of, half of, much of, many of, most of, none of, two of, … có thể được dùng trước whom và which
Ví dụ:
I have two brothers. Both of whom are very naughty. (Tôi có hai đứa em, tụi nó nghịch như giặc)
- Đại từ quan hệ làm tân ngữ không thể bỏ được.
- Không được dùng ‘’ that ‘’trong mệnh đề không giới hạn (tức mệnh đề được ngăn cách bởi dấu phẩy)
- Có thể dùng which thay cho cả mệnh đề đứng trước.
Ví dụ:
She can’t come to my birthday party. That makes me sad.
→ She can’t come to my birthday party, which makes me sad
- Tân ngữ của một giới từ: Không thể bỏ đại từ quan hệ trong trường hợp này, vậy nên giới từ thường đặt trước whom. Tuy nhiên cũng có thể đưa giới từ ra phía cuối mệnh đề và khi đó who thường được dùng thay cho whom (nếu không đứng liền sau giới từ).
Ví dụ:
Mr Lam was very generous about overtime payments. I was working for him.
→ Mr Lam, for whom I was working, was very generous about overtime payments.
Hoặc
→ Mr Lam, who I was working for, was very generous about overtime payments.
3. Đại Từ Quan Hệ
WHO:
- Who là đại từ quan hệ dùng để chỉ người, đứng sau danh từ chỉ người để làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho động từ theo sau nó.
Ví dụ: The man who is standing in front of you is Batman.
WHOM:
- Whom là đại từ quan hệ dùng để chỉ người, đứng sau danh từ chỉ người để làm tân ngữ cho động từ theo sau nó.
- Whom có thể được loại bỏ trong mệnh đề quan hệ khi mệnh đề quan hệ được dùng để xác định cho mệnh đề chính.
Ví dụ:
The woman whom you saw in the shop is his wife. =The woman you saw in the shop is his wife.
WHICH:
- Which là đại từ quan hệ chỉ vật, đứng sau danh từ chỉ vật để làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho động từ đứng sau nó. Tương tự như whom, nếu mệnh đề quan hệ với which chỉ được dùng để bổ nghĩa cho mệnh đề chính, which có thể được lược bỏ.
Ví dụ:
This is the book which I like the best. =This is the book I like the best.
THAT:
- That là đại từ quan hệ chỉ cả người lẫn vật. Hơn nữa, that có thể được dùng thay cho who, whom, which trong mệnh đề quan hệ xác định.
Ví dụ:
This is the book that (which) I like the best.
My father is the person that (who/whom) I respect the most.
- That được dùng để thay thế cho cả cụm lẫn người và vật; sau các đại từ như everything, something, anything, all, little, much, none và sau so sánh nhất.
Ví dụ:
I can see a girl and her dog that are running in the park.
→ That được dùng để thay thế cho cả cụm ‘’a girl and her dog’’.
WHOSE:
- Whose là đại từ quan hệ dùng để chỉ sự sở hữu. Whose đứng sau danh từ chỉ người hay vật và thay cho tính từ sở hữu trước danh từ. Whose luôn luôn đi kèm một danh từ.
Ví dụ: The girl whose bike got stolen is Susan’s girlfriend.
WHAT:
What là đại từ quan hệ được sử dụng để diễn tả một điều gì đó không nhất thiết phải là người hay sự vật.
Ví dụ:
He said he would give her what she wants.
4. Trạng Từ Quan Hệ
WHEN:
- When là trạng từ quan hệ được dùng để chỉ thời gian, đứng sau danh từ chỉ thời gian. When được dùng thay cho at, on, in which, then.
Ví dụ: It was the time when I ran the shop for my brother.
WHERE:
- Where là trạng từ quan hệ được dùng để chỉ nơi chốn, đứng sau danh từ chỉ nơi chốn. Where được dùng thay cho at, on, in which, there.
Ví dụ: Do you know the country where I come from?
WHY:
Why là trạng từ quan hệ được dùng để chỉ lí do, đứng sau the reason. Why được dùng để thay cho for which.
Ví dụ: He explained to me the reason why he left her.
5. Giới Từ Trong Mệnh Đề Quan Hệ
• Với các động từ có giới từ đi kèm như listen to, speak to,…, trong mệnh đề quan hệ, giới từ thường được đặt cuối câu và sau đó ta bỏ các đại từ quan hệ đóng vai trò tân ngữ như whom, which.
Ví dụ:
That’s the person I spoke to. → Trong trường hợp này, whom đã được bỏ.
• Ta cũng có thể đặt giới từ trước các đại từ quan hệ. Cách dùng này thường phổ biến trong văn viết.
Ví dụ: That’s the person to whom I spoke.
• Khi dùng who hoặc that, ta không đưa giới từ ra trước mệnh đề quan hệ.
• Đối với các giới từ thuộc cụm động từ như look after, look for,… thì ta không mang giới từ lên trước.
• Khi dùng whom, which, các giới từ có thể đứng sau động từ, ngoại trừ without.
Ví dụ: The man whom Trang is talking to is Mr. Tuan.
5. Lưu Ý Về Mệnh Đề Quan Hệ
*Cách dùng Whose và Of Which:
• Whose:
Dùng cho cả người và vật. Đứng trước danh từ.
Ví dụ:
This is my bag. Its price is not too expensive. → This is my bag whose price is not too expensive
• Of Which:
- Chỉ dùng cho vật, không dùng cho người. Đứng sau danh từ
- Phải thêm THE trước danh từ
Ví dụ: This is my book. Its cover is nice. → This is my book the cover of which is nice.
*Cách đặt dấu phẩy:
- Dấu phẩy được đặt trong mệnh đề quan hệ không hạn định.
- Nếu mệnh đề quan hệ ở giữa thì dùng 2 dấu phẩy đặt ở đầu và cuối mệnh đề.
Ví dụ: My Mom, who is 54, still works as a teacher.
- Nếu mệnh đề quan hệ ở cuối thì dùng một dấu phẩy đặt ở đầu mệnh đề, cuối mệnh đề dùng dấu chấm.
Ví dụ: This is my Mom, who is a teacher.
*Khi nào có thể rút gọn mệnh đề quan hệ:
- Khi nó là mệnh đề quan hệ xác định (không có dấu phẩy)
- Khi đại từ là tân ngữ.
- Khi phía trước mệnh đề quan hệ không có giới từ
Ví dụ:
The man who is standing over there is a doctor. → The man standing over there is a doctor.
*Khi nào không được dùng đại từ quan hệ THAT: Khi phía trước nó có dấu phẩy hoặc giới từ
*Khi nào bắt buộc dùng THAT: Khi danh từ mà nó thay thế gồm 2 danh từ trở lên trong đó vừa có người vừa có vật
Ví dụ:
The man and his dog came out for a walk. They were very happy.
→ The man and his dog that came out for a walk were very happy.
*Khi nào nên dùng THAT:
- Khi đầu câu là ‘’it’’ trong câu chẻ (Cleft sentences: Câu chẻ được dùng để nhấn mạnh một thành phần nào đó trong câu bằng cách đổi tất cả các bộ phận còn lại thành một kiểu mệnh đề quan hệ trừ phần mà ta muốn nhấn mạnh. Nó thường được nối với mệnh đề quan hệ còn lại bằng that )
Ví dụ: It is my father that made the table.
- Khi đứng trước đó là: all, both, each, many, most, neither, none, part, someone, something, so sánh nhất.
Ví dụ:
There is something that must be done.
This the most beautiful girl that I’ve ever met.
6. Cách Đổi Mệnh Đề Quan Hệ
Lưu ý:
- when, where, why không làm chủ ngữ, do đó nếu phía sau chưa có chủ ngữ thì phải dùng which, that.
- Nếu chủ ngữ rõ ràng là thời gian, nơi chốn nhưng phía sau động từ có giới từ, thì không được dùng when, where, why mà phải dùng which.
- Trong trường hợp chủ ngữ ở câu trước chỉ người thì phải xem ở câu sau đã có chủ ngữ hay không.
+ Nếu có chủ ngữ rồi thì phải dùng whom/that, nếu chưa có chủ ngữ thì dùng who/that.
+ Nếu chủ ngữ ở câu đầu chỉ cả người lẫn vật thì phải dùng that.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |