LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kinh tế ở Liên bang Nga sau năm 1991 đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào

Kinh tế ở Liên bang Nga sau năm 1991 đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
306
1
0
Tâm Như
10/09/2021 19:49:37
+5đ tặng
"Lịch sử Nga hậu Xô viết" chuyển hướng tới đây. Bạn có thể tìm kiếm Nga hay Chính trị Nga sau khi Liên xô giải tán
Bài này nằm trong loại bài về
Lịch sử Nga

Văn hóa MaikopThế kỷ 37–30 TCN
Văn hóa YamnaThế kỉ 34–27 TCN
Văn hóa AfanasievoThế kỷ 34–26 TCN
Văn hóa gốmThế kỉ 30–24 TCN
Văn hóa Hầm mộThế kỉ 29–23 TCN
Văn hóa PoltavkaThế kỉ 28–22 TCN
Văn hóa SintashtaThế kỉ 22–19 TCN
Văn hóa AndronovoThế kỉ 21–10 TCN
Văn hóa SrubnaThế kỉ 19–13 TCN
Người CimmeriaThế kỉ 12–7 TCN
Người ScythiaThế kỉ 8–4 TCN
Người SarmatiaThế kỷ 5 TCN–4 SCN
Slav cổ đại/Người Rus'Thế kỉ 9
Đại Bulgaria (trung cổ)632–668
Khazar650-969
Hãn quốc Rus'Thế kỷ 9
Volga BulgariaThế kỉ 9–13
Rus' Kiev882–1240
Công quốc Vladimir-Suzdal1157–1331
Cộng hòa Novgorod1136–1478
Ách thống trị Mông Cổ1240–1480
Đại công quốc Moskva1283–1547
Nước Nga Sa hoàng1547-1721
Đế quốc Nga1721–1917
Cộng hòa Nga1917
Nga Xô viết1917–1922
Liên Xô1922–1991
Liên bang Nga1991–nay
Mốc thời gian
  • x
  • t
  • s

Với sự giải tán Liên bang Xô viết ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên bang Nga trở thành một quốc gia độc lập.

Nga là nước cộng hòa lớn nhất trong số 15 nước cộng hòa cấu thành nên Liên xô, chiếm hơn 60% GDP và hơn 50% dân số. Người Nga cũng chiếm đa số trong quân đội Liên xô và Đảng cộng sản (CPSU). Vì thế, Nga được hầu hết chấp nhận là quốc gia kế tục của Liên xô về ngoại giao và nắm ghế thành viên thường trực cùng quyền phủ quyết của Liên xô tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (xem Nga và Liên hiệp quốc).

Dù có sự chấp nhận này, nước Nga hậu Xô viết thiếu sức mạnh quân sự và chính trị của Liên xô cũ. Nga đã tìm cách để các nước cộng hòa thuộc Liên xô cũ giải giáp vũ khí hạt nhân và tập trung các nước này dưới sự chỉ huy của các lực lượng tên lửa và không gian vẫn còn mạnh mẽ, nhưng trong hầu hết thời gian quân đội và các hạm đội của Nga hầu như chệch hướng cho tới tận năm 1992. Trước sự giải tán Liên xô, Boris Yeltsin đã được bầu làm Tổng thống Nga vào tháng 6 năm 1991 trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Nga. Tháng 10 năm 1991, khi nước Nga sắp giành được độc lập, Yeltsin đã thông báo rằng Nga sẽ tiến hành cuộc cải cách căn bản theo định hướng thị trường cùng với cuộc "big bang" của Ba Lan, cũng được gọi là "liệu pháp sốc".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
dogfish ✔
10/09/2021 19:49:55
+4đ tặng

Sự chuyển đổi của nền kinh tế nhà nước lớn nhất thế giới sang một nền kinh tế thị trường sẽ luôn gặp phải những khó khăn to lớn bất kể sự lựa chọn chính sách. Các chính sách được lựa chọn cho sự chuyển đổi này là (1) tự do hóa, (2) ổn định hóa, và (3) tư nhân hóa. Các chính sách này dựa trên "Washington Consensus" tân tự do của Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, và Bộ tài chính Mỹ.

Các chương trình tự do hóa và ổn định hóa được thiết kế bởi phó thủ tướng Yegor Gaidar của Yeltsin, một nhà kinh tế có khuynh hướng tự do 35 tuổi và ủng hộ mạnh mẽ sự cải tổ triệt để, và được nhiều người coi là một người ủng hộ "liệu pháp sốc". Liệu pháp sốc bắt đầu chỉ vài ngày sau khi Liên xô tan rã, khi vào ngày 2 tháng 1 năm 1992, Tổng thống Nga Boris Yeltsin ra sắc lệnh tự do hóa thương mại nước ngoài, giá cả và tiền tệ. Sắc lệnh dẫn tới sự hủy bỏ các biện pháp quản lý giá thời Liên xô nhằm đưa hàng hóa vào trong các cửa hàng đang trống rỗng của Nga, loai bỏ các rào cản pháp lý với việc trao đổi và sản xuất tư nhân, và cắt bỏ các khoản trợ cấp dành cho các nông trại và cơ sở công nghiệp nhà nước trong khi cho phép những khoản nhập khẩu nước ngoài vào trong nước Nga nhằm phá vỡ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước.

Những kết quả một phần của việc tự do hóa (dỡ bỏ các biện pháp quản lý giá) gồm việc làm trầm trọng thêm tình trạng siêu lạm phát vốn dĩ đã nghiêm trọng, ban đầu bởi việc thả nổi tiền tệ trở nên tồi tệ thêm sau khi ngân hàng trung ương, một cơ quan dưới sự quản lý của nghị viện, tối quan trọng với các cuộc cải cách của Yeltsin thiếu nguồn tu và phải in thêm tiền để cân bằng các khoản nợ. Điều này dẫn tới tình trạng hầu như phá sản của đa phần ngành công nghiệp Nga.

Quá trình tư nhân hóa mang lại cơ hội cho một số người và tước đi lợi ích của những người khác, tùy thuộc theo cách các ngành công nghiệp, tầng lớp, nhóm tuổi, nhóm sắc tộc, vùng và các yếu tố khác của xã hội Nga được phân bố. Một số người được hưởng lợi nhờ sự cạnh tranh tự do; những người khác phải chịu thiệt. Trong số những người được lợi có tầng lớp doanh nhân mới và những kẻ chợ đen xuất hiện cùng với chương trình perestroika của Mikhail Gorbachev. Nhưng việc thả nổi giá cả đồng nghĩa với việc những người già và người có thu nhập cố định bị tụt giảm tiêu chuẩn sống mạnh, và nhiều người thấy khoản tiết kiệm cả đời của mình đột nhiên biến mất.

Với tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số mỗi tháng, hậu quả của việc in thêm tiền, sự ổn định vi mô được đưa ra để giải quyết tình trạng này. Sự ổn định hóa, cũng được gọi là điều chỉnh cơ cấu, là một chính sách hà khắc (chính sách tiền tệ và chính sách thuế thắt chặt) cho nền kinh tế theo đó chính phủ tìm cách kiểm soát lạm phát. Dưới chương trình ổn định hóa, chính phủ để hầu hết các loại giá cả được thả nổi, nâng tỷ lệ lợi tức lên mức cao kỷ lục, đưa ra các loại thuế mới, cắt giảm mạnh mẽ các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho công nghiệp và xây dựng, và thực hiện cắt giảm mạnh mẽ các khoản chi tiêu an sinh. Các chính sách này gây ra tình trạng khó khăn rộng lớn khi nhiều doanh nghiệp nhà nước bỗng thấy mình không được chỉ đạo cũng như không còn các khoản tài chính. Một cuộc khủng hoảng tín dụng sâu rộng làm đóng cửa nhiều ngành công nghiệp và dẫn tới một tình trạng giảm phát kéo dài.

Chương trình phân phối với mục tiêu hạn chế áp lực lạm phát bên trong nền kinh tế để các nhà sản xuất có thể bắt đầu đưa ra những quyết định nhạy cảm về sản xuất, giá cả và đầu tư thay vì tình trạng lạm dụng kinh niên các nguồn tài nguyên - một vấn đề đã gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng tại Liên xô trong thập nhiên 1980. Bằng cách để thị trường thay vì những nhà hoạch định chính sách quyết định giá cả, sản lượng, mức sản xuất, và loại hàng hóa, những nhà cải cách dự định tạo ra một cơ cấu khuyến khích bên trong nền kinh tế theo đó tính hiệu quả và sự liều lĩnh sẽ được hưởng lợi và những thứ vứt đi cùng cách quản lý cẩu thả sẽ bị loại bỏ. Các kiến trúc sư của cuộc cải cách cho rằng việc loại bỏ những nguyên nhân của tình trạng lạm phát kinh niên là một tiền đề cho mọi cuộc cải cách khác; tình trạng siêu lạm phát sẽ gây hại tới cả nền dân chủ và quá trình kinh tế; họ cũng cho rằng chỉ bằng cách ổn định ngân sách quốc gia chính phủ mới có thể loại bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa của Liên xô và tạo ra một nước Nga tư bản mới.

Những cản trở với cuộc cải cách tư bản tại Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Một lý do chính khiến quá trình chuyển tiếp tại Nga quá khó khăn là bởi nước này cùng lúc chú ý tới cả các định chế kinh tế và chính trị thời Xô viết của họ. Ngoài ra, Nga cũng đang tự tạo hình ảnh mình như một quốc gia mới sau sự tan rã của liên bang.

Liên Xô cũ phải đối mặt với một số cản trở đặc trưng trong quá trình chuyển tiếp hậu Xô viết. Những cản trở này có thể đã khiến nước Nga có một cơ bản kém hơn nhiều so với các quốc gia cộng sản cũ ở phía tây cũng đang trải qua quá trình chuyển tiếp kinh tế và chính trị cùng lúc như Ba Lan, Hungary, và Cộng hòa Séc, vốn đã vượt hơn nhiều từ sự sụp đổ của khối Đông Âu trong giai đoạn 1989 và 1991.

Vấn đề lớn đầu tiên nước Nga phải đối mặt là di sản từ sự cam kết to lớn của Liên Xô từ cuộc Chiến tranh lạnh. Cuối thập niên 1980, Liên Xô chi một phần tư Tổng sản phẩm quốc nội cho lĩnh vực quốc phòng (ở thời điểm ấy hầu hết các nhà phân tích phương Tây tin rằng con số này là 15%).[1] Cùng thời điểm, các tổ hợp quân sự - công nghiệp sử dụng ít nhất một phần năm lao động tại Liên Xô. Ở một số vùng của Nga, ít nhất một nửa lượng nhân lực làm việc tại các nhà máy quốc phòng. (Các con số so sánh của Hoa Kỳ là gần một phần mười sáu tổng sản phẩm quốc nội và khoảng một phần mười sáu lượng nhân lực). Sự chấm dứt của cuộc Chiến tranh Lạnh và sự cắt giảm chi tiêu quốc phòng ảnh hưởng lớn tới các nhà máy này, và thường họ không thể nhanh chóng tái trang bị, đào tạo lại công nhân và tìm ra các thị trường mới để thích ứng với thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh và hậu Xô viết. Trong quá trình chuyển đổi một lượng lớn cơ quan giàu kinh nghiệm, chuyên gia có trình độ và kỹ thuật đã mất đi, khi các nhà máy thỉnh thoảng phải chuyển từ việc sản xuất thiết bị quân sự kỹ thuật cao sang chế tạo các sản phẩm gia dụng.

Một trở ngại thứ hai, một phần liên quan tới sự rộng lớn và đa dạng địa lý của lãnh thổ Nga, là số lượng khá lớn các nền kinh tế vùng "đơn ngành" (các vùng hầu như chỉ có một ngành công nghiệp) mà nước Nga được thừa kế từ Liên Xô. Sự tập trung sản xuất trong một số lượng khá nhỏ các doanh nghiệp lớn của nhà nước đồng nghĩa với việc nhiều chính quyền địa phương hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe của một cá nhân duy nhất; khi Liên bang Xô viết tan rã và các quan hệ kinh tế giữa các nước cộng hòa thuộc Liên xô và thậm chí giữa các vùng trở nên gay gắt, sản xuất trong toàn thể quốc gia giảm hơn 50%. Gần một nửa các thành phố của Nga chỉ có một doanh nghiệp công nghiệp duy nhất, và ba phần tư không có hơn bốn doanh nghiệp.[2] Vì thế, sự sụt giảm sản xuất dẫn tới tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm nghiêm trọng.

Thứ ba, nước Nga hậu Xô viết không được thừa hưởng một hệ thống an sinh xã hội quốc gia từ Liên xô. Thay vào đó, các công ty, chủ yếu là những tập đoàn công nghiệp lớn, theo truyền thống chịu trách nhiệm về rất nhiều mặt an sinh xã hội và cung cấp nhà ở cho công nhân, chăm sóc sức khỏe, hưu trí, giáo dục và các mặt tương tự. Các thị trấn trái lại không sở hữu các cơ sở cũng như ngân quỹ cho việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản. Công nhân phụ thuộc lớn vào các công ty của mình. Vì vậy, sự chuyển tiếp kinh tế đã tạo ra các vấn đề nghiêm trọng trong việc duy trì an sinh xã hội bởi các chính quyền địa phương không thể đảm đương những trách nhiệm hành chính cho các chức năng đó.

Cuối cùng, có một sự thiếu hụt lớn về con người dẫn tới sự sai sót của những cuộc cải cách hậu Xô viết tại Nga. Dân cư Liên xô cũ không cần quan tâm quá tới giáo dục. Biết chữ hầu như là phổ thông, và mức độ giáo dục của dân cư Liên xô nằm ở mức cao nhất thế giới về khoa học, công nghệ và một số ngành kỹ thuật. Nhưng người Liên xô ít chú ý tới cái được gọi là "nghệ thuật tự do" ở phương Tây.[3] Các nhà quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước Liên xô quả thật có kỹ năng cao trong việc xử lý những yêu cầu họ nhận được theo hệ thống các mục tiêu sản xuất kế hoạch. Nhưng hệ thống khuyến khích được xây dựng bên trong các định chế nhà nước và các ngành công nghiệp thời Liên xô khuyến khích kỹ năng trong việc xử lý với nền kinh tế kế hoạch nhà nước, không khuyến khích thái độ chấp nhận mạo hiểm của nền kinh tế thị trường tư bản. Ví dụ, các giám đốc các công ty nhà nước Liên xô được khen thưởng vì đạt các mục tiêu sản xuất dưới các điều kiện khó khăn, như không chắc chắn về việc nhu cầu nguyên liệu có được đáp ứng kịp thời không. Như đã nói, họ cũng chịu trách nhiệm về rất nhiều lĩnh vực an sinh cho các công nhân, gia đình họ và những người dân ở thị trấn và khu vực nơi họ có nhà máy. Tuy nhiên, lợi nhuận và hiệu năng nói chung không phải là những ưu tiên hàng đầu với các giám đốc doanh nghiệp thời Liên xô.[4] Vì thế, hầu hết người lao động và quản lý ở Liên xô lần đầu tiên phải đối mặt với các điều kiện kinh tế yêu cầu phải đưa ra quyết định của một nền kinh tế thị trường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư