Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn (từ 5 - 7 dòng) nêu cảm nhận về sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống ngày nay

Viết đoạn văn ( từ 5-7 dòng) nêu cảm nhận về sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống ngày nay.
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.685
4
5
Nguyễn Nguyễn
11/09/2021 15:54:34
+5đ tặng
Niềm vui như nhân lên, nỗi buồn như lắng xuống, sự yếu đuối được thay thế bằng ý chí, nghị lực, bởi con được tiếp thêm sức mạnh khi nghĩ về đôi bàn tay chan sạn ẩn chứa tình yêu thương, những hy sinh thầm lặng mẹ dành cho chúng con.Con từng bị đeo bám bởi tâm lý hổ thẹn, mặc cảm vì mẹ là một người nông dân nghèo khó, quanh năm chân lấm tay bùn trong khi mẹ của các bạn con người thì là giáo viên, người là kế toán, văn thư, thậm chí có người còn là giám đốc một cơ quan danh tiếng.Mỗi lần nghe bạn bè tự hào, hãnh diện khoe về mẹ mình con chỉ im lặng nuốt những tủi hờn vào trong. Con thầm trách mẹ sao không là một công chức nhà nước để con được mở mày mở mặt với đám bạn đồng trang lứa. Điều làm con xấu hổ nhất chính là bàn tay sần sùi, thô ráp, móng lúc nào cũng thâm đen vì quanh năm dầm bùn đất, lại có một ngón bị liệt của mẹ. Còn nhớ, có lần mẹ đến trường đón con, vừa thấy bóng con bước ra, mẹ tươi cười tiến lại, trìu mến khoác tay lên vai liền bị con cau mặt gạt ra rồi lảng mau đi chỗ khác vì sợ chúng bạn chê cười…Hiểu rõ tâm tư của con, mẹ không trách mắng mà tỏ ra đồng cảm. Rất nhiều lần mẹ nhẹ nhàng tâm sự với con rằng ngày bé mẹ cũng rất tự ti khi bạn bè chê bai, cười nhạo đôi bàn tay xấu xí bằng biệt danh “búp chuối”. Nhưng sau những trải nghiệm, thăng trầm mẹ đã vững vàng lên, thậm chí mẹ còn tự hào vì tay mẹ không đẹp nhưng chưa từng làm điều xấu, gieo cái ác mà cần mẫn lao động chân chính kiếm tiền nuôi 4 đứa con học giỏi, nên người. Con đã chép miệng bỏ ngoài tai tất cả…Niềm vui như nhân lên, nỗi buồn như lắng xuống, sự yếu đuối được thay thế bằng ý chí, nghị lực, bởi con được tiếp thêm sức mạnh khi nghĩ về đôi bàn tay chan sạn ẩn chứa tình yêu thương, những hy sinh thầm lặng mẹ dành cho chúng con. Với con, bàn tay mẹ kỳ diệu hơn tất thảy mọi thứ trên đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
4
Hiển
11/09/2021 15:54:35
+4đ tặng

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, và noi theo sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống được hiểu là những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mỗi chúng ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời.

2
2
『F•O•G』Anonymous
11/09/2021 15:54:53
+3đ tặng
Trong chuyến công tác này, chúng tôi may mắn được tiếp xúc, trò chuyện với nhiều cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại hầu hết các nhà giàn thuộc thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Mỗi nhà giàn là một trạm Dịch vụ - Kinh tế - Khoa học - Kỹ thuật thuộc sự quản lý của Tiểu đoàn DK1, Vùng 2 Hải quân. Những cán bộ, chiến sĩ nơi đây, người nhiều có gần 30 năm gắn bó với nhà giàn, người ít thì lần đầu công tác ở nhà giàn... Tuy tuổi đời, tuổi quân chênh lệch nhau nhưng ở họ có điểm chung nhất đó là tinh thần trách nhiệm; sẵn sàng vì nhiệm vụ chung.Qua câu chuyện của những người lính Hải quân bên ấm chè Thái Nguyên lẫn vị mặn mòi của biển, tôi được biết về đồng chí Trung tá Lê Xuân Nam, Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/16. Trung tá Lê Xuân Nam quê ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, trong quãng thời gian 29 năm gắn bó với nhà giàn DK thì anh Nam có đến 25 năm đón Tết ở các nhà giàn. Anh đã thực hiện nhiệm vụ tại nhiều nhà giàn khác nhau như: 1/12, 1/9, 1/15, 1/10, 1/16...... Hướng ánh mắt về khoảng biển cả bao la phía cuối chân trời, đồng chí Nam tâm sự, nhiều năm nay anh thường xuyên công tác tại nhà giàn DK1 nên mọi việc ở đất liền đều do một tay vợ đảm trách. Hai lần vợ đều sinh con một mình vì anh đang thực hiện nhiệm vụ trên biển đảo. Mỗi lần nhận nhiệm vụ trực Tết ở nhà giàn, anh đã phải động viên vợ con rất nhiều. “Mỗi tối gọi điện về đất liền, nghe các con hỏi “Tết này bố có được về không?” mà lúc đó tự dưng thấy cảm giác nghèn nghẹn nơi cổ họng”, Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/16 chia sẻ. Cũng như biết bao đồng đội ở nhà giàn, với Trung tá Lê Xuân Nam, đón Tết trên biển là quãng thời gian có những cảm xúc buồn vui đan xen lẫn nhau. Vui là đón Tết ở biển đảo và góp sức cùng đồng đội canh giữ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; song cũng có đôi chút buồn bởi Tết không được ở bên gia đình, vợ con. Nhưng vì nhiệm vụ chung, những người lính nhà giàn đã hy sinh hạnh phúc của bản thân, niềm vui của gia đình để giữ bình yên cho Tổ quốc thân yêu.
3
1
Hương Giang
11/09/2021 15:56:21
+2đ tặng
Dịch bệnh Covid – 19 quái ác đang gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng đến cuộc sống của toàn nhân loại, đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người, số người nhiễm đã lên đến hàng triệu. Nó khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới kể cả những cường quốc từ Á, Âu, sang Mỹ như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Mỹ… đang rơi vào tình trạng nguy cấp, khốn đốn khi mà số ca nhiễm và ca tử vong tăng lên từng ngày theo cấp số nhân đến chóng mặt. Trong tình hình đó, thật may mắn và thật đáng tự hào biết bao khi Việt Nam ta là một trong những nước giáp biên với Trung Quốc (là nơi khởi nguồn của dịch bệnh Covid) đã tận dụng được những khoảng “thời gian vàng”, phản ứng rất nhanh khi dịch bệnh xuất hiện, nhanh chóng áp dụng các biện pháp để bảo vệ đất nước trước mối đe dọa nghiêm trọng, khống chế hiệu quả dịch COVID-19. Có được kết quả khả quan và đáng mừng như vậy là nhờ sự lãnh đạo kịp thời, khẩn trương, sáng suốt của Đảng và Chính phủ, sự đồng lòng và ý chí mạnh mẽ của toàn dân, sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp các ngành. Đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ trong cả nước – những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu đang căng mình trong trận chiến với dịch bệnh. Bài viết này tôi xin được gửi tới những y bác sĩ nói chung và các y bác sĩ công tác ở Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế Đà Lạt nói riêng như một lời tri ân sâu sắc, một sự cảm phục chân thành, một lời động viên sẻ chia với những khó khăn, vất vả mà các anh chị đang trải qua. Bởi những hi sinh thầm lặng của “những người lính thời bình” ấy đã góp phần không nhỏ trong trận chiến chung của toàn dân tộc, để giữ gìn cho cuộc sống của chúng ta được bình yên trước mối nguy hiểm khôn lường của dịch bệnh.
Bên cạnh các y bác sĩ đang trực tiếp điều trị thì những y bác sĩ ở công tác y tế dự phòng chính là những “lá chắn” phòng vệ vững chắc, ngăn chặn dịch bệnh thâm nhập và lây lan trong cộng đồng. Chúng ta vẫn thường nghe “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng chính là những người đầu tiên, trực tiếp và gần dân nhất để làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giám sát cũng như triển khai các hoạt động phòng chống dịch, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Từ những ngày đầu khi con virut mang tên Corona xuất hiện trên đất nước ta, đáp lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, cùng với nhân dân cả nước, đội y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cũng sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để chạy đua, trực dịch 24/24. Bác sĩ Trần Đắc Nguyện – Trưởng khoa Y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cho biết: “Từ khi có dịch, nhiệm vụ của đội là ngay lập tức phải rà soát danh sách và trực tiếp đi đến các cơ sở lưu trú trên khắp toàn địa bàn thành phố để điều tra dịch tễ của những người nhập cảnh về địa phương, những người dân địa phương hoặc người nước ngoài đến hoặc đi từ vùng dịch đến Đà Lạt, khoanh vùng đối tượng tiếp xúc gần cần theo dõi hoặc cách li. Sau đó phải tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình, thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng dịch tại cộng đồng. Ở giai đoạn đầu, công tác điều tra dịch tễ và giám sát cộng đồng của đội gặp rất nhiều khó khăn bởi công việc rất nhiều và quá phức tạp. Thời điểm lượng khách du lịch ở Đà Lạt còn đông, mỗi ngày danh sách rà soát và điều tra lên gần cả ngàn người. Việc điều tra thông tin dịch tễ và vận động cách li cũng không hề đơn giản. Du khách nước ngoài không chịu hợp tác, luôn thay đổi lịch trình và di chuyển thường xuyên nên rất khó để tiếp cận. Một số chủ khách sạn, homestay sợ ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh nên chưa thực sự tạo điều kiện trong việc cung cấp thông tin của du khách. Nhiểu khi chỉ một trường hợp mà phải đi tới đi lui cả bốn năm lần mới có thể gặp được đối tượng để làm công tác tư tưởng và ghi nhận thông tin. Để đảm bảo tiến độ, các anh em nhân viên y tế phải làm việc cả ngoài giờ hành chính, có khi là xuyên đêm tới sáng”. Khó khăn là thế nhưng những “chiến sĩ áo trắng” ấy vẫn không ngần ngại. Trên những chiếc xe máy đơn sơ, dưới cái lạnh buốt của xứ cao nguyên, dù đêm muộn hay sáng sớm mờ sương, họ đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chỉ với một mục tiêu duy nhất là có được thông tin nhanh nhất, chính xác nhất để tổng hợp và chuyển về Sở y tế trước 16h hằng ngày. Bởi họ biết rằng, nếu chỉ vì sự chậm trễ một chút ít thời gian của cá nhân sẽ có thể gây ra những hệ lụy vô cùng to lớn cho cả cộng đồng, cả đất nước. Khái niệm ngày và đêm, ngày nghỉ cuối tuần hay lễ Tết không còn tồn tại trong những ngày tháng ấy. Quà Tết của họ là những báo cáo dài dằng dặc danh sách người nhập cảnh, người cần cách li, khai báo y tế. Bữa cơm của họ là những ổ bánh mì, những gói xôi mua vội dọc đường. Giấc ngủ của họ là những phút chợp mắt vội vàng, những cái gục đầu trên bàn máy tính vì quá mệt. Đổi lại, niềm vui và động lực cho những “người lính trên chiến trường không tiếng súng” ấy là cuộc sống nhân dân vẫn được bình yên, Đà Lạt thân yêu của chúng ta vẫn đang được bảo vệ một cách an toàn trước sự hoành hành ghê gớm của đại dịch.
Những gì tôi viết trên đây chỉ là những vất vả trong muôn vàn nỗi vất vả mà các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội…tuyến đầu chống dịch của đất nước đang phải trải qua. Đó chỉ là một mảnh ghép trong muôn vàn các mảnh ghép của một bức tranh về cuộc chiến chống dịch Covid -19 mà nhân dân Việt Nam cùng thế giới đang căng mình chiến đấu. Hôm nay đây, chúng ta được ngồi trong nhà, ngủ trong nệm ấm chăn êm, được ăn cơm quây quần bên người thân…đã là một điều may mắn và hạnh phúc quá lớn lao. Bởi vì, để cho bạn, cho tôi có được niềm hạnh phúc ấy, có biết bao người đã và đang chịu rất nhiều vất vả thiệt thòi, đánh đổi cả khát khao hoài bão thậm chí là cả sự sống của bản thân để nhường hạnh phúc cho chúng ta. Những hi sinh thầm lặng ấy thật đáng trân quý và cảm phục biết bao!
Đà Lạt đang đón những cơn mưa đầu mùa. Và sau cơn mưa trời lại sáng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta có thể bình thản ngắm bình minh, không còn phải vội vàng bật ti vi hay điện thoại và nơm nớp lo sợ khi xem tin tức về số ca nhiễm, ca cách li hay ca tử vong vì vi rút Corona. Nhưng để làm được điều đó, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng chung tay trong công cuộc chống dịch của cả đất nước và toàn thế giới. Hãy góp sức nhỏ bé của mình bằng những hành động đơn giản nhưng vô cùng thiết thực. Hãy đoàn kết, chung tay cùng lan tỏa những thông điệp, thực hiện những khuyến cáo và biện pháp mà Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch và Bộ Y tế đề ra thì chắc chắn, như lời của phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói: “Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng, như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng”.
0
0
Linh Phương
30/12/2021 11:56:11
cái này lớp 6 học rồi á

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×