Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo em, muốn phản ứng hóa học xảy ra phải có điều kiện gì?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.313
2
2
Phuonggg
13/09/2021 11:55:41
+5đ tặng

Phản ứng hóa học xảy ra khi:

- Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau: Bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng hóa học xảy ra càng dễ.

Ví dụ:

Trong thí nghiệm cho sắt tác dụng với lưu huỳnh, dùng sắt và lưu huỳnh ở dạng bột sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất làm phản ứng dễ dàng hơn.

– Đun nóng đến một nhiệt độ nhất định, tùy mỗi phản ứng cụ thể (do có những phản ứng hóa học cần đun nóng lúc đầu để khơi mào phản ứng, cũng có những phản ứng hóa học không cần đun nóng).

Ví dụ:

Natri phản ứng với nước mà không cần đun nóng. Trong khi sắt và lưu huỳnh cần nhiệt độ để phản ứng xảy ra.

– Thêm chất xúc tác, tùy mỗi phản ứng cụ thể: Chất xúc tác thúc đẩy phản ứng nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

Ví dụ:

Từ rượu muốn tạo thành giấm ăn cần có chất xúc tác là men.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Hằngg Ỉnn
13/09/2021 11:56:10
+4đ tặng
Câu 7:

a, – Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau. (Bề mặt tiếp xúc càng lớn, PƯHH xảy ra càng dễ).

Ví dụ: Ở dạng bột, sắt và lưu huỳnh sẽ phản ứng dễ dàng hơn.

– Đun nóng đến một nhiệt độ nhất định. (Có những PƯHH cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, cúng có những PƯHH không cần đun nóng).

Ví dụ: Nhôm phản ứng với axit clohidric mà không cần đun nóng. Trong khi sắt và lưu huỳnh cần nhiệt độ để phản ứng xảy ra, tạo thành sắt (II) sunfua.

– Thêm chất xúc tác. (Chất xúc tác thúc đẩy phản ứng nhanh hơn và giữ nguyên sau PƯHH).

Ví dụ: Từ rượu muốn tạo thành giấm ăn cần có chất xúc tác là men.
b, 

- chất xúc tác: bếp tắt, bạn quạt hoặc thổi là đang cung cấp Oxi cho bếp nên bếp cháy.Oxi ko bị mất đi

+) các enzim xúc tác trong cơ thể chúng ta

- diện tích bề mặt: nếu để củi to thì sẽ cháy nhỏ. bây giờ ta chặt nhỏ củi ra thì sẽ cháy nhanh hơn.

 

- nhiệt độ: trong mùa hè thức ăn thường nhanh bị ôi thiu hơn do nhiệt độ làm quá trình xảy ra phản ứng nhanh hơn còn mùa đông thì thức ăn lâu hỏng hơn vì nhiệt độ thấp quá trình xảy ra phản ứng chậm hơn.

+) Ta pha nước chanh đường. Nếu cho đá vào trước rồi mới bỏ đường vào ngoáy thì sẽ phải ngoáy với thời gian lâu thì đường mới tan và ngược lại.

- áp suất: chúng ta thường sử dụng những nồi áp suất để nấu thức ăn. Thức ăn sẽ nhanh chín hơn. Vd: nồi cơm điện.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Hóa học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư