II. QUI LUẬT PHÂN LI
1. Thí nghiệm của Mendel
Quy trình thí nghiệm:
- Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
- Bước 2: Cho lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo ra đời con F1.
- Bước 3: Cho các cây lai F1 tự thụ phấn với nhau để tạo ra đời con F2.
- Bước 4: Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo ra đời con F3.
- Bước 5: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả.
Kết quả thí nghiệm:
P: Hoa tím x Hoa trắng
F1: 100% Hoa tím
F2: 75% Hoa tím : 25% Hoa trắng (3 : 1)
F3 :
- 1/3 cây hoa tím F2 cho F3 gồm toàn cây hoa tím
- 2/3 cây hoa đỏ F2 cho F3 tỉ lệ 3 tím :1 trắng.
- Tất cả các cây hoa trắng ở F2 cho F3 gồm toàn cây hoa trắng.
Trong 7 năm (1856-1863) ông đã tiến hành các thí nghiệm trên đậu Hà Lan, quan sát ở 37 ngàn cây đậu và 300 ngàn hạt đậu.
Nét độc đáo trong thí nghiệm của Mendel:
- Menđen đã biết cách tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau dùng như những dòng đối chứng.
- Biết phân tích kết quả của mỗi cây lai về từng tính trạng riêng biệt qua nhiều thế hệ.
- Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ chính xác.
- Tiến hành lai thuận nghịch để tìm hiểu vai trò của bố mẹ trong sự di truyền tính trạng.
- Lựa chọn đối tượng nghiên cứu thích hợp Đậu Hà lan:
- Thời gian sinh trưởng ngắn.
- Hoa có cấu tạo kiểu chiếc thìa úp ngược, có khả năng tự thụ phấn cao, nên tránh được sự tạp giao trong lai giống.
- Có nhiều cặp tính trạng tương phản và tính trạng đơn gen (Ông đã chọn 7 cặp tính trạng để nghiên cứu).