Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
15.775
50
11
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
19/01/2018 14:08:03
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.
Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.
Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.
Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.
Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc
Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.
Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
26
10
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
19/01/2018 14:08:18
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.
40
11
Bạch Ca
19/01/2018 17:03:54
Ngày nay, được đến trường đi học là niềm hạnh phúc của nhiều bạn, là ước mơ lớn lao của những bạn không có đủ điều kiện để cắp sách đến trường. Thế nhưng, bên cạnh đó, có một số bạn có điều kiện thì lại không lo học hành, ham chơi, học qua loa, đối phó. Đáng buồn thay, hiện tượng đó đã trở nên phổ biến trong học sinh.
Những học sinh lười học, học qua loa, đối phó ất dễ nhận ra qua những biểu hiện như ngại học, lúc nào cũng lẩn trốn, tìm mọi lý lẽ để biện minh cho việc lười học của mình, biếng nhác, ham chơi. Họ quan niệm rằng, học cho ba mẹ vui, đến trường cho có bạn, nên họ không hề chủ động trong việc học. Học không đến nơi đến chốn, học đầu quên đuôi. Học lúc ấy để trả bài, đối phó với sự kiểm tra của thầy cô, cha mẹ nên bài cũ không nhớ lâu, một thời gian ngắn sẽ quên ngay. Ngay cả trong lớp, những học sinh học có lối học như trên cũng ngồi học một cách chán nán, hoặc không tập trung vào bài học, làm việc riêng, giả vờ ghi ghi chép chép, ngoan hiền để qua mặt thầy cô. Đến khi bị nhắc nhở thì tỏ ra chú ý rồi đâu lại vào đấy. Đối với bài tập ở nhà, họ không bao giờ chịu suy nghĩ để làm, mà chỉ toàn chép trong sách giải, sách học tốt hoặc lên lớp mượn vở bạn chép lại. Táo bạo hơn, nhiều học sinh còn trả tiền cho bạn để làm bài hộ mình.
Việc học qua loa đối phó này gây những tác hại ghê ghớm, cho chính bản thân người học sinh ấy, cho gia đình và xã hội. Bởi lối học bị động như trên, nên kiến thức nắm lơ mơ, nông cạn, hời hợt, phiến diện, mất kiến thức cơ bản, vì vậy đầu óc rỗng tuếch. Đó là nguyên nhân gây nên sự tụt dốc nghiêm trọng trong việc học. Những học sinh đã sút học thường ít khi có ý chí cầu tiến mà hầu như dễ chán nản, bi quan, nghĩ rằng mình không còn đủ sức học nữa đâm ra không còn sự say mê, hào hứng torng học tập dần dần bỏ bê luôn việc học. Nặng hơn nữa là bỏ học do xấu hổ, thiếu niềm tin. Mà những người thất học thì tương lai sẽ không mấy tốt đẹp, không có nghề nghiệp ổn định. Thật tai hại khôn lường. Một khi đã không tập trung vào việc học, “nhành cư vi bất thiện”, họ rất dễ bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm pháp, tệ nạn xã hội, cuộc đời càng ngày càng đi vào ngõ cụt.
Không những gây hại cho chính bản thân họ mà còn liên lụy tới mọi người trong gia đình. Vừa tốn kém tiền bạc thuê gia sư đến dạy, vừa phải đóng phí cho những năm bị lưu ban mà không thu được kết quả tốt. Những bậc cha mẹ có con em mình bị như vậy thì vô cùng đau khổ, xấu hổ trước bạn bè, vì liên tục bị GVCN mời gặp. Thử hỏi họ còn an tâm công tác, làm việc khi con họ hư hỏng, ăn chơi…
Còn đối với xã hội, những người như vậy là gánh nặng cho xã hội về nhiều mặt: kinh tế tư tưởng, đạo đức, lối sống. Việc học qua loa, đối phó sẽ tạo ra những con người không có tri thức, bất tài, vô dụng trong khi đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần những người tài giỏi, ra sức giúp nước. Một vấn đề đang nhức nhối hiện nay là tệ nạn xã hội nước ta ngày càng gia tăng do những người vô công rỗi nghề gây nê. Mới đây là những vụ bằng cấp giả, “tiến sĩ giấy” đã bị báo chí đưa lên. Họ không học hành đến nơi đến chốn nhưng lại muốn có tiền, được tăng lươn, thăng cấp, vì vậy xảy ra một số trường hợp thừa bằng cấp, thiếu năng lực
Đây quả là một hiện tượng rất đáng chê trách. Vậy làm thế nào để khắc phục được hiện trạng này? Bản thân ở mỗi người cần ý thức và tự giác trong học tập: học cho mình, học để lấy kiến thức, để phát triển nhân cách, tâm hồn, có tương lai sáng lạn và để xây dựng đất nước. Nhưng phản học như thế nào?? Học ở thầy, ở bạn, những người xung quanh mình và ngoài xã hội. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiểu biết. Quan trọng nhất là xác định đung đắn, mục tiêu, lí tưởng, động cơ, nhiệmvụ học tập một cách nghiêm túc, đúng đắn.Học tập thật hết mình để đạt kết cao và thường xuyên rèn luyện nhân cách
Học vấn là con đường duy dấn đi đến tương lại. Chúng ta hãy cố gắng học tập để tự khẳng định , tự tìm chỗ đứng của mình trong xã hội, hơn thế nữa là tự nuôi sống bản thân và gia đình, không biến mình thành gánh nặng cho xã hội.
29
19
Quỳnh Anh Đỗ
19/01/2018 19:18:54
Học tập giúp chúng ta hoàn thiện con người và có thêm tri thức vững bước đứng trên đường đời. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều học sinh học qua loa đối phó, không học thật sự. Họ chưa hiểu hết được tác hại của phương pháp này:
Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng
4
0
NPC Lucffy
01/03/2021 04:50:25
+1đ tặng

Ngày nay, được đến trường đi học là niềm hạnh phúc của nhiều bạn, là ước mơ lớn lao của những bạn không có đủ điều kiện để cắp sách đến trường. Thế nhưng, bên cạnh đó, có một số bạn có điều kiện thì lại không lo học hành, ham chơi, học qua loa, đối phó. Đáng buồn thay, hiện tượng đó đã trở nên phổ biến trong học sinh.

Những học sinh lười học, học qua loa, đối phó ất dễ nhận ra qua những biểu hiện như ngại học, lúc nào cũng lẩn trốn, tìm mọi lý lẽ để biện minh cho việc lười học của mình, biếng nhác, ham chơi. Họ quan niệm rằng, học cho ba mẹ vui, đến trường cho có bạn, nên họ không hề chủ động trong việc học. Học không đến nơi đến chốn, học đầu quên đuôi. Học lúc ấy để trả bài, đối phó với sự kiểm tra của thầy cô, cha mẹ nên bài cũ không nhớ lâu, một thời gian ngắn sẽ quên ngay. Ngay cả trong lớp, những học sinh học có lối học như trên cũng ngồi học một cách chán nán, hoặc không tập trung vào bài học, làm việc riêng, giả vờ ghi ghi chép chép, ngoan hiền để qua mặt thầy cô. Đến khi bị nhắc nhở thì tỏ ra chú ý rồi đâu lại vào đấy. Đối với bài tập ở nhà, họ không bao giờ chịu suy nghĩ để làm, mà chỉ toàn chép trong sách giải, sách học tốt hoặc lên lớp mượn vở bạn chép lại. Táo bạo hơn, nhiều học sinh còn trả tiền cho bạn để làm bài hộ mình.

Việc học qua loa đối phó này gây những tác hại ghê ghớm, cho chính bản thân người học sinh ấy, cho gia đình và xã hội. Bởi lối học bị động như trên, nên kiến thức nắm lơ mơ, nông cạn, hời hợt, phiến diện, mất kiến thức cơ bản, vì vậy đầu óc rỗng tuếch. Đó là nguyên nhân gây nên sự tụt dốc nghiêm trọng trong việc học. Những học sinh đã sút học thường ít khi có ý chí cầu tiến mà hầu như dễ chán nản, bi quan, nghĩ rằng mình không còn đủ sức học nữa đâm ra không còn sự say mê, hào hứng torng học tập dần dần bỏ bê luôn việc học. Nặng hơn nữa là bỏ học do xấu hổ, thiếu niềm tin. Mà những người thất học thì tương lai sẽ không mấy tốt đẹp, không có nghề nghiệp ổn định. Thật tai hại khôn lường. Một khi đã không tập trung vào việc học, “nhành cư vi bất thiện”, họ rất dễ bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm pháp, tệ nạn xã hội, cuộc đời càng ngày càng đi vào ngõ cụt.

Không những gây hại cho chính bản thân họ mà còn liên lụy tới mọi người trong gia đình. Vừa tốn kém tiền bạc thuê gia sư đến dạy, vừa phải đóng phí cho những năm bị lưu ban mà không thu được kết quả tốt. Những bậc cha mẹ có con em mình bị như vậy thì vô cùng đau khổ, xấu hổ trước bạn bè, vì liên tục bị GVCN mời gặp. Thử hỏi họ còn an tâm công tác, làm việc khi con họ hư hỏng, ăn chơi…

Còn đối với xã hội, những người như vậy là gánh nặng cho xã hội về nhiều mặt: kinh tế tư tưởng, đạo đức, lối sống. Việc học qua loa, đối phó sẽ tạo ra những con người không có tri thức, bất tài, vô dụng trong khi đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần những người tài giỏi, ra sức giúp nước. Một vấn đề đang nhức nhối hiện nay là tệ nạn xã hội nước ta ngày càng gia tăng do những người vô công rỗi nghề gây nê. Mới đây là những vụ bằng cấp giả, “tiến sĩ giấy” đã bị báo chí đưa lên. Họ không học hành đến nơi đến chốn nhưng lại muốn có tiền, được tăng lươn, thăng cấp, vì vậy xảy ra một số trường hợp thừa bằng cấp, thiếu năng lực.

Đây quả là một hiện tượng rất đáng chê trách. Vậy làm thế nào để khắc phục được hiện trạng này? Bản thân ở mỗi người cần ý thức và tự giác trong học tập: học cho mình, học để lấy kiến thức, để phát triển nhân cách, tâm hồn, có tương lai sáng lạn và để xây dựng đất nước. Nhưng phải học như thế nào?? Học ở thầy, ở bạn, những người xung quanh mình và ngoài xã hội. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiểu biết. Quan trọng nhất là xác định đúng đắn, mục tiêu, lí tưởng, động cơ, nhiệm vụ học tập một cách nghiêm túc. Học tập thật hết mình để đạt kết cao và thường xuyên rèn luyện nhân cách.

Học vấn là con đường duy nhất đi đến tương lai. Chúng ta hãy cố gắng học tập để tự khẳng định, tự tìm chỗ đứng của mình trong xã hội, hơn thế nữa là tự nuôi sống bản thân và gia đình, không biến mình thành gánh nặng cho xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×