LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp cho rằng thơ là tự truyện của khát vọng

Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp cho rằng thơ là tự truyện của khát vọng Qua việc cảm nhận bài thơ tự tình của Hồ Xuân Hương và liên hệ  một số bài ca dao than thân có mở đầu bằng thân em làm sáng tỏ ý kiến trên
1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.551
1
0
+5đ tặng
  1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học; vận dụng khả năng phân tích, cảm nhận để làm rõ một ý kiến bàn về thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…Bố cục bài viết rõ ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

– Trên cơ sở nắm vững những kiến thức về lí luận văn học, con người và phong cách sáng tác của các nhà thơ Xuân Diệu, nội dung và nghệ thuật một số bài thơ tiêu biểu đã được học của ông, học sinh có thể triển khai bài làm bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được những vấn đề cơ bản sau:

Cấu trúc Nội dungĐiểmMở bài– Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói của nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp Jean – Michel Maulpoix0,5
Thân bài* Giải thích:

 

– Trong các thể loại văn học, thơ ra đời từ rất sớm và có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của con người. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú.

– Nói thơ là “tự truyện” vì đây là những chuyện của cái “tôi” nhà thơ gửi trao tới độc giả. Nhưng những câu chuyện ấy hoàn toàn không phải là những trải nghiệm đời tư theo thời gian nhà mà nhà thơ – con người thật từng sống. Thơ là câu chuyện của những khát vọng ấp ủ bao đời, nồng hương trong trí tưởng tưởng phong phú của thi nhân. Thi nhân có thể bộc lộ tất cả những khát vọng của cái tôi cá nhân trong thơ. Nhưng tiếng nói cá nhân trong thơ phải là tiếng nói đại diện cho bao người, mang tính điển hình, khái quát. Chỉ có như thế tác phẩm thơ ra đời mới có đời sống riêng đích thực của nó.

=> Ý kiến của nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp Jean – Michel Maulpoix đề cao tiếng nói của cái “tôi” cá nhân trong thơ: thành thực, khát khao, say mê trước cảnh sắc của cuộc đời, con người.

* Bước 2: Chứng minh

– Hơn ai hết, trong phong trào Thơ Mới, Xuân Diệu đã viết nên một cuốn “tự truyện” rạo rực, đắm say về khát vọng gắn kết tuyệt đối với cuộc đời.

+ Trong “Vội vàng” nhà thơ thổ lộ về ước muốn ngông cuồng, táo bạo được thay quyền tạo hóa giữ lại mọi hương sắc trần gian; bày tỏ sự tiếc nuối vì cuộc đời hữu hạn; không ngại ngần mà thể hiện những hành động vồ vập, chếnh choáng, đầy ham muốn với cuộc đời. Đó cũng là khát vọng được mở lòng mà ôm chứa, thâu tóm, ghì riết, tận hưởng đến khôn cùng cả cõi đời.

+ Đến “Đây mùa thu tới”, nhà thơ gửi đến người đọc một bức tranh thiên nhiên vào thu có dáng liễu buồn, màu áo mơ phai, cái rét luồn trong gió, cái vắng vẻ đìu hiu của một chuyến đò. Sự yên lặng hình bóng của người thiếu nữ kết thúc bài thơ cũng là khát vọng tìm kiếm một tâm hồn để cõi lòng bớt quạnh hiu, cô đơn.

+ Không vồ vập say mê như “Vội vàng”, không lặng buồn như “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên” thể hiện một cái tôi “bồng bột”, khao khát một cuộc gắn kết  giữa anh và em bởi sự se duyên của đất trời. Khát vọng hòa đôi chưa bao giờ tắt trong hồn thơ Xuân Diệu.

– Cuốn “tự truyện” bằng thơ của thi sĩ họ Ngô được chuyển tải dưới những hình thức nghệ thuật độc đáo, mới lạ.

+ Ngôn từ, hình ảnh thơ vừa quen thuộc, gần gũi vừa rất tây, rất mới.

+ Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh…

+ Sử dụng bút pháp tương giao để miêu tả niềm khát khao giao hòa giữa tâm hồn của thi nhân với cuộc đời.

+ Giọng điệu: lúc sôi nổi nồng nàn, đắm say lúc xót xa, tiếc nuối, khi gấp gáp, vồ vập….

=> Với sự thể hiện một cái “tôi” thành thực, bồng bột, si mê, khát khao giao cảm với đời; cách cảm nhận cuộc đời tinh vi, nhạy bén. Xuân Diệu xứng đáng được xem là “Nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ Mới”. Khát vọng của Xuân Diệu cũng là khát vọng của một tầng lớp trí thức đương thời gửi vào trong đó tình yêu tiếng Việt, tình yêu quê hương đất nước thầm kín.

* Bước 3: Đánh giá.

– Nhận định trên đúng và có ý nghĩa sâu sắc

+ Đối với nhà thơ

+ Đối với tác phẩm thơ

+ Đối với bạn đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư