Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ; trình bày cảm nhận về hai câu thơ cuối của bài thơ "Thương vợ" (Trần Tế Xương)

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày cảm nhận về hai câu thơ cuối của bài thơ "Thương vợ" (Trần Tế Xương)
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.846
6
4
Hiển
18/09/2021 14:42:24
+5đ tặng
Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời...” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Tâm Như
18/09/2021 19:25:44
+4đ tặng

I. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Tú Xương (Trần Tế Xương): một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi

Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú

- Giới thiệu vị trí của hai câu kết.

II. Thân bài

– Sinh sống trong xã hội nửa tây nửa ta, công danh có thể mua bằng tiền thì những con người dẫu tài năng như Tú Xương cũng phải lận đận lên xuống với thi cử, công danh.

– Mãi theo đuổi con đường công danh, lí tưởng lớn của cuộc đời mà Tú Xương đã không thể hoàn thành vai trò trụ cột của một người đàn ông trong gia đình, mọi gánh nặng con cái, gia đình vô tình đã trút hết lên đôi vai gầy yếu của bà Tú.

–  Bà Tú đã không quản ngược xuôi, tần tảo với công việc buôn bán nhiều bon chen, xô bồ để nuôi sống cả gia đình.

– Tác giả Tú Xương đã tự chế giễu bản thân khi đặt mình ngang hàng với bốn đứa con thơ.

– Ông đã tự giễu sự vô dụng của bản thân, đồng thời thể hiện sự trân trọng, cảm thương với cái vất vả, lam lũ của bà Tú “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”.

– Càng thấu hiểu với nỗi khổ của bà Tú bao nhiêu thì tác giả Tú Xương càng tự trách mình bấy nhiêu.

– Bằng ngôn ngữ đời thường, tác giả Tú Xương đã lên án xã hội phong kiến đầy bạc bẽo đã mang đến bao thử thách khắc nghiệt của con người.

–> Cũng chính xã hội nửa tây nửa ta ấy đã khiến Tú Xương mãi lận đận với con đường thi cử mà trở thành kẻ vô dụng mang gánh nặng đến cho vợ con.

–  Tác giả ý thức được nỗi khổ của vợ, cũng thấy được sự thiếu xót trong trách nhiệm của bản thân đối với gia đình nên ông đã cay đắng thừa nhận mình là người chồng hờ hững.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công nội dung 2 câu kết trong bài Thương vợ.

- Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xã hội hôm nay.



 
Tâm Như
Phân tích 2 câu kết bài Thương vợ ngắn gọn Bài thơ “Thương vợ” không chỉ thể hiện tình thương, sự trân trọng của nhà thơ Trần Tế Xương với sự tần tảo, hi sinh của bà Tú mà còn là lời tự giễu, chê trách chính bản thân nhà thơ khi thân nam nhi nhưng lại chẳng thể hoàn thành trách nhiệm với gia đình mà mãi lận đận với con đường công danh, mang đến gánh nặng cho đôi vai gầy yếu của vợ. Nỗi bất bình với thời thế, lời tự trách đối với sự hờ hững của bản thân được tác giả Trần Tế Xương thể hiện rõ nét qua hai câu thơ cuối của bài thơ: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không” Sinh sống trong xã hội nửa tây nửa ta, công danh có thể mua bằng tiền thì những con người dẫu tài năng như Trần Tế Xương cũng phải lận đận lên xuống với thi cử, công danh. Ông đã từng nhiều lần thể hiện nỗi cay đắng với nghiệp công danh đầy trắc trở của bản thân “Thi không ăn ớt thế mà cay” hay “Đau quá đòn hằn rát hơn lửa bỏng”. Mãi theo đuổi con đường công danh, lí tưởng lớn của cuộc đời mà Tú Xương đã không thể hoàn thành vai trò trụ cột của một người đàn ông trong gia đình, mọi gánh nặng con cái, gia đình vô tình đã trút hết lên đôi vai gầy yếu của bà Tú. Để lo cho gia đình, chồng con bà Tú đã không quản ngược xuôi, tần tảo với công việc buôn bán nhiều bon chen, xô bồ “quanh năm buôn bán ở mom sông” cùng với gánh nặng gia đình đổ lên đôi vai gầy yếu “nuôi đủ năm con với một chồng”. Tác giả Tú Xương đã tự chế giễu bản thân khi đặt mình ngang hàng với bốn đứa con thơ. Ông đã tự giễu sự vô dụng của bản thân, đồng thời thể hiện sự trân trọng, cảm thương với cái vất bả, lam lũ của bà Tú “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”. Tuy gánh trên vai mọi gánh nặng nhưng bà Tú không hề than vãn, trách móc số phận mà chấp nhận toàn bộ gian khó về mình chỉ mong mang đến cuộc sống lo đủ cho chồng con. Càng thấu hiểu với nỗi khổ của bà Tú bao nhiêu thì tác giả Tế Xương càng tự trách mình bấy nhiêu. Đến hai câu thơ cuối của bài thơ, tác giả đã thể hiện sự phẫn uất trước cái bạc bẽo của cuộc đời, trước sự vô dụng của bản thân: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không” Bằng ngôn ngữ đời thường, tác giả Tế Xương đã lên án xã hội phong kiến đầy bạc bẽo đã mang đến bao thử thách khắc nghiệt của con người. Cũng chính xã hội nửa tây nửa ta ấy đã khiến Tú Xương mãi lận đận với con đường thi cử mà trở thành kẻ vô dụng mang gánh nặng đến cho vợ con. Lời chửi của Tế Xương gợi liên tưởng đến lời chửi đầy chua chát của Hồ Xuân Hương trước cảnh chung chồng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không” Vì mải theo đuổi nghiệp công danh, Tế Xương trở thành người chồng hờ hững, tác giả ý thức được nỗi khổ của vợ, cũng thấy được sự thiếu xót trong trách nhiệm của bản thân đối với gia đình nên ông đã cay đắng thừa nhận mình là người chồng hờ hững “có chồng hờ hững cũng như không”. Hai câu thơ cuối của bài thơ đã thể hiện được nỗi bất bình của nhà thơ Tế Xương đối với cuộc đời bạc bẽo, tự giễu bản thân khi chưa hoàn thành được trách nhiệm với gia đình, thân làm nam nhi nhưng lại để vợ bươn chải với cuộc sống lam lũ vất vả. Bài thơ cũng thể hiện được tấm lòng đáng trân trọng của con người đầy tình nghĩa của Tế Xương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×