Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vai trò của tự học đối với sự phát triển năng lực phẩm chất người học. Tiềm năng và những khó khăn đối với tự học
Theo Từ điển Lạc Việt: “Năng lực là khả năng thực hiện, hoàn thành một việc”. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là “ khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể”. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) thì CT GDPT tổng thể giải thích khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức kỷ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
Bản chất của tự học là một quá trình học tập không trực tiếp có giáo viên. Chính việc tự học sẽ giúp người học nhớ lâu, vận dụng tốt, giúp con người có tư duy độc lập, trở nên năng động sáng tạo, không phụ thuộc vào người khác và có khả năng học tập mọi nơi mọi lúc, học suốt đời. Việc tự học, kể cả khi học ở trường cũng phải độc lập, tự chủ sẽ có kiến thức vững chắc, cùng với sự tìm tòi sáng tạo, học đi đôi với hành thì kiến thức kỷ năng có được của người học sẽ có khả năng thực hiện, khả năng hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong cuộc sống. Như vậy, tự học là yếu tố quan trọng trong việc hình thành phát triển năng lực con người, và chính tự học cũng là một năng lực. Tự học đạt hiệu quả cũng đã thể hiện các phẩm chất ý chí, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm...
Con người có bản năng tò mò, thích khám phá, tự tin, quý trọng thành quả do sức lao động của mình đem lại và có ý chí tìm cách để ứng phó với các tình huống xảy ra của cuộc sống. Đó là những yếu tố thôi thúc, hình thành năng lực tự học ở mỗi con người. Nhân dân ta cũng đã đúc rút những kinh nghiệm trong vấn đề tự học qua các câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “Học thầy không tày học bạn”... Xã hội càng phát triển thì càng thuận lợi cho việc tự học. Cụ thể như hiện nay có nhiều sách báo, tài liệu, nhiều kênh thông tin, nhiều phương tiện máy móc, tin học và mạng intenet, Khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi, sự hội nhập quốc tế...
Tuy nhiên lực cản của sự tự học cũng không phải là ít. Đó là sự lười biếng; thiếu ý chí, thiếu tự giác; không có thói quen tư duy độc lập; sự bảo thủ, dấu giốt, tự cao tự đại, tự cho mình là giỏi nhất thiên hạ; nản chí khi đứng trước những vấn đề mới mẻ, khó khăn; tự thỏa mãn; không xác định được động cơ mục đích học tập như học chỉ để lấy bằng cấp chứ không phải học để làm, học để sống...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |