Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
19/09/2021 20:47:17

Viết một bài văn phân tích bài Chuyện người con gái Nam Xương

Viết một bài văn phân tích bài Chuyện người con gái nam xương
2 trả lời
Hỏi chi tiết
138
1
0
Nguyễn Hà Thương
19/09/2021 20:48:34
+5đ tặng

Mỗi một câu chuyện viết ra đều mang một ý nghĩa tự thân của nó, có tác dụng cảm hoá cuộc đời và con người. Nếu một tác phẩm văn học không mang được những ý nghĩa sâu xa như vậy, nó sẽ vẫn nằm trong sự băng hoại của thời gian. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã vượt qua được quy luật của thời gian và không gian để đến với chúng ta ngày hôm nay.

“Chuyện người con gái Nam Xương” nằm trong tập “Truyền kì mạn lục”, một trong những câu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian được ghi chép lại. Lạ nhưng câu chuyện ấy không viển vông đến xa rời thực tế, mà nó như một tấm gương soi chiếu xã hội bấy giờ, là khúc ca cho tấm lòng nhân đạo của tác giả Nguyễn Dữ. Bởi những giá trị ấy mà đã hàng ngàn năm trôi qua, vẫn còn một tác phẩm đồng hành với chúng ta ngày hôm nay.

Truyện kể về người con gái vùng Nam Xương, tính đã dịu hiền nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Nàng được gả cho Trương Sinh, một chàng trai giàu có nhưng ít học, tính tình lại cục cằn hay ghen. Và chiến tranh nổ ra, Trương Sinh bị bắt đi lính, để mẹ già vợ trẻ ở nhà ngày đêm mong nhớ. Trương Sinh đi để lại cho Vũ Nương một người con trai, vì thương nhớ chồng nên nàng chỉ chiếc bóng trên tường và nói với con đó là cha.

Ba năm sau, Trương Sinh trở về, nghi ngờ vợ mình thất tiết và đuổi đánh vợ, khiến nàng nhảy xuống sông mà tự vẫn. Một thời gian sau, Trương Sinh phát hiện ra sự thật, muốn vợ quay trở về nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Cả câu chuyện như một vở kịch đau thương về số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, tủi nhục, đau khổ đến nhường nào!

“Chuyện người con gái Nam Xương” còn tồn tại đến ngày hôm nay có lẽ là nhờ vào giá trị hiện thực sâu sắc của nó. Đó là bức tranh về hiện thực xã hội phong kiến chứa đầy những uất ức bất công, đặc biệt là với người phụ nữ. Vũ Nương dù mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp nhưng cũng không được lựa chọn hạnh phúc cho cuộc đời mình.

Nàng vì trăm lạng bạc của mẹ Trương Sinh mà về làm dâu làm vợ của người, không ai biết nàng có hạnh phúc hay không. Rồi khi bị chồng nghi oan, nàng cũng không có quyền nói lên nỗi lòng của mình. Dù bị đánh đập, bị đuổi đi mà không được nói một lời giải thích. Chính chế độ nam quyền khi ấy là nguyên nhân dẫn đến cuộc đời bi kịch của Vũ Nương.

Trong tác phẩm, ta còn nhận ra một hiện thực tàn khốc hơn nữa, chính là chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Cuộc chiến ấy khiến mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha. Dù cho một người giàu có như Trương Sinh, cũng không tránh khỏi vòng vây đao kiếm. Tất cả đều là để phục vụ cho nhu cầu của những thế lực phong kiến tranh giành quyền lực mà đổ lên đầu con đỏ dân đen.

Nếu như không có chiến tranh phong kiến, cũng không có ba năm xa cách đằng đẵng giữa Vũ Nương và chồng, cũng không có sự hiểu lầm đáng tiếc ấy. Vũ Nương phải chết, cũng một phần vì chiến tranh mà ra. Có thể nói, tác phẩm đã phản ánh chân thực được những hiện thực còn nhức nhối trong xã hội bấy giờ, để sau này người đời còn nhìn vào và hiểu rằng, đã có một thời lầm than như thế.

Nhưng một tác phẩm văn học sẽ không thể sống nếu nó chỉ là sự sao chép lại hiện thực một cách giản đơn. Trong hiện thực, ta còn phải thấy được cả tấm lòng của tác giả gửi gắm, hay chính là tiếng nói nhân đạo của Nguyễn Dữ trong tác phẩm của mình. Tiếng nói nhân đạo ấy trước hết thể hiện ở sự ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Vũ Nương được miêu tả là một cô gái, đã có tư dung tốt đẹp lại dịu hiền nết na. Nguyễn Dữ nhìn ra được những phẩm chất cao quý nhất trong tâm hồn người con gái ấy. Chính vẻ ngoài xinh đẹp và tính tình của nàng đã chiếm được trái tim chàng Trương Sinh, để chàng phải bắt mẹ hỏi cưới cho bằng được. Kể từ đó, Vũ Nương nổi bật lên là một người con hiếu thảo. Chồng đi lính, nàng hết lòng phụng sự, chăm lo cho mẹ chồng.

Khi bà ốm, nàng tất tả lo toan thuốc thang, khi bà mất, nàng lo toan ma chay cho thật chu đáo. Dẫu chỉ là mẹ chồng, nàng vẫn toàn tâm chăm sóc như bố mẹ. Đó là một tấm lòng thơm thảo, luôn dành sự biết ơn cho đấng sinh thành. Phẩm chất ấy thật đáng quý biết nhường nào.Khi đã làm mẹ, Vũ Nương lại hết lòng yêu thương và chăm sóc con.

Thương con lớn lên trong cảnh thiếu cha, ngày ngày nàng chỉ chiếc bóng trên tường và nói với con đó là cha nó. Ta có thể thấy một khao khát gia đình trọn vẹn để con được đủ đầy yêu thương. Bi kịch của cuộc đời Vũ Nương, có chăng cũng là từ tình yêu thương con ấy mà ra.

Nét nổi bật nhất trong vẻ đẹp của Vũ Nương có lẽ chính là tấm lòng chung thuỷ một lòng với chồng. Khi chồng ở nhà, nàng khôn khéo đảm đang không để chồng phật ý, khi chồng ra trận, nàng lại một lòng chăm sóc mẹ già con nhỏ. Nàng sống trong nỗi nhớ chồng, khao khát được gặp lại người chồng của mình. Nàng luôn giữ được hai chữ “tiết hạnh” để không có lỗi với chồng.

Chiếc bóng xuất hiện mỗi đêm có lẽ là minh chứng rõ nhất cho sự thủy chung của Vũ Nương. Và đặc biệt, khi chết đi, nàng quay trở lại gặp chồng lần nữa, một mặt là khẳng định tấm lòng chung thủy, một mặt vẫn còn lưu luyến tình xưa nghĩa cũ. Tấm lòng chung thủy của Vũ Nương, không ai có thể phủ nhận. Đó chính là vẻ đẹp tiêu biểu nhất cho người phụ nữ Việt Nam, dù chịu bất công nhưng một lòng chung thủy.

Tiếng nói nhân đạo của Nguyễn Dữ, ta còn gặp ở sự đồng cảm với khát vọng hạnh phúc của con người. Cuộc đời Vũ Nương luôn là những chuỗi ngày bị ép buộc, chờ đợi. Nàng luôn khát khao về một mái ấm gia đình có đủ đầy tình yêu thương nhưng không thành hiện thực. Nguyễn Dữ để nàng sống hạnh phúc ở một thế giới khác, không còn khổ đau hờn ghen, chính là để hiện thực hóa ước mơ hạnh phúc của con người.

“Chuyện người con gái Nam Xương”, với những giá trị hiện thực và nhân đạo của mình, đã thực sự chạm được đến phần sâu kín nhất của trái tim con người. Đó là nỗi lòng của chính Nguyễn Dữ, là cặp mắt nhìn đời tinh anh sắc sảo và tấm lòng nồng ấm yêu thương. Tác phẩm đã cho ta thấy được cái tâm và cái tài của một nghệ sĩ lớn, đó mới là nghệ thuật chân chính mà muôn đời con người theo đuổi.

Thời gian vẫn sẽ tuần hoàn theo quy luật của nó, nhưng ta sẽ vẫn còn nhớ về tác phẩm để hoài niệm về quá khứ xa vắng, để đau xót, để yêu thương!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
19/09/2021 20:48:53
+4đ tặng

Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ XVI. Vốn là học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. “Truyền kì mạn lục” chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.

“Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra và nói lời đa tạ chàng, rồi biến mất.

Có thể nói Vũ Nương là một người đàn bà có phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân trọng ngợi ca. Ước mơ của nàng rất bình dị. Tiễn chồng ra trận, nàng không hề mơ tưởng “đeo ấn phong hầu”, chỉ mong ngày đoàn tụ, chồng trở về “được hai chữ bình yên”. Nhưng người phụ nữ ấy lại không được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về cũng là lúc con thơ vừa học nói. Tưởng rằng ngày đoạn tụ cũng là ngày hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng câu chuyện “cái bóng” từ miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh hiểu lầm và cho rằng “vợ hư”. Mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có ý gỡ ra được”. Vốn đa nghi lại hay phòng ngừa vợ. Giấu biệt lời con nói. Trương Sinh đã “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi”. Cho dù Vũ Nương kết mực giải thích cũng không được. Cuối cùng, nàng phải tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Thời chiến tranh loạn lạc, nàng đã trải qua những năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng…

Thông qua cuộc đời của Vũ Nương, nhà văn muốn gửi gắm những giá trị nhân văn cao cả. Truyện là lời khẳng định sự trân trọng đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội. Cùng với đó là niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ. Không chỉ vậy, nhà văn cũng lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người. Cuối cùng là lời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm xuất sắc góp phần vào tiếng nói chung đòi sự bình đẳng cho người phụ nữ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo