LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay?

trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.198
1
0
no kai
23/09/2021 09:08:24
+5đ tặng

Tham nhũng không phải là hiện tượng mới xuất hiện. Nó ra đời và gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước. Tham nhũng thực ra là một căn bệnh cố hữu của nhà nước. Mỗi khi đội ngũ cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, quyền lực nhà nước bị tha hóa thì những kẻ tham nhũng trở thành thế lực thao túng đời sống xã hội. Cho đến nay, trên toàn thế giới, chưa phát hiện được quốc gia nào không có tham nhũng. Nghĩa là, nó đang hiện diện ở mọi quốc gia không phân biệt sắc tộc, văn hóa và chế độ xã hội. Tuy nhiên, tính chất, mức độ, loại hình tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực là rất khác nhau và phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và chế độ chính trị.

Tham nhũng dù tiếp cận dưới góc độ nào thì vẫn là hành vi bất hợp pháp của người có trọng trách trong bộ máy công quyền nhằm trục lợi cá nhân. Rõ ràng, chủ thể tham nhũng phải là người có chức, có quyền, có vị thế trong hệ thống quyền lực công; mục đích tham nhũng là nhằm mang lại lợi ích cho bản thân; hành vi tham nhũng là lợi dụng vị thế, quyền lực của mình để nhận hối lộ, đưa hối lộ, tham ô, chiếm đoạt hay sử dụng trái phép tài sản chung, gây ảnh hưởng, tạo áp lực, nhũng nhiễu, cửa quyền, bao che, cản trở, can thiệp...

Với mục đích và hành vi như thế, tham nhũng gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho mọi quốc gia không chỉ về kinh tế, đạo đức mà còn cả về chính trị, xã hội, an ninh; nhất là những nước nghèo. Vì vậy, nhiều quốc gia coi tham nhũng là một loại tội phạm nguy hiểm, một quốc nạn trực tiếp tàn phá sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gây mất ổn định xã hội, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu xây dựng chế độ mới, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm nhiều tới công tác phòng, chống tham nhũng và lãng phí. Vì vậy, trong nhiều thập niên, tệ tham nhũng chưa trở thành mối lo của xã hội ta. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tham nhũng đang trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn của Quốc hội, tại các kỳ đại hội Đảng các cấp, nhiều người đã chỉ rõ sự phổ biến của tệ tham nhũng và phê phán gay gắt tệ tham nhũng, gọi tham nhũng là quốc nạn.

Nhận thức đúng những nguy cơ dẫn đến làm mất niềm tin của nhân dân, bất ổn định xã hội và đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa, kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân, Đại hội IX (tháng 4-2001) của Đảng vạch rõ: “Hiện nay, cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hết sức quan tâm đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Phải tăng cường về tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở... Xử lý nghiêm minh theo pháp luật và Điều lệ Đảng những cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào lợi dụng chức quyền để tham nhũng”, và “Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; người lãnh đạo cơ quan để xảy ra tham nhũng cũng phải bị xử lý về trách nhiệm. Bảo vệ những người kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; khen thưởng người phát hiện đúng những vụ tham nhũng”.

Triển khai những tư tưởng quan trọng của Đại hội IX của Đảng về chống tham nhũng, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng vào ngày 29-11-2005, được Chủ tịch nước ký Lệnh và có hiệu lực từ ngày 1-6-2006. Luật Phòng, chống tham nhũng gồm 8 chương với 92 điều. Đây là bộ luật khá toàn diện, đầy đủ các khía cạnh pháp luật xung quanh vấn đề phòng, chống tham nhũng ở nước ta; đồng thời, đã thể hiện được những tư tưởng cơ bản và quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta.

Mặc dù, công tác phòng, chống tham nhũng đã có sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của toàn xã hội nhưng tình trạng tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn, không giảm mà có xu hướng tăng. Đặc biệt, một loạt vụ án tham nhũng lớn được công luận phát hiện chưa được điều tra và xét xử kịp thời... Trước thực trạng đó, dư luận trở nên hết sức bức xúc và hoài nghi. Nhiều ý kiến cho rằng, chống tham nhũng chủ yếu mang tính hình thức, trên giấy tờ, trong các cuộc họp, hô hào khẩu hiệu; xử lý tham nhũng thiếu nghiêm minh, bao che, chạy tội, nể nang, mang tính nội bộ, không công khai, không minh bạch, không bình đẳng; thậm chí, còn có “vùng cấm”, “vùng an toàn” cho “quan tham”...

Trước thực trạng cấp bách đó, Đại hội X (tháng 4-2006) của Đảng chỉ rõ: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta...

Sắp tới, phải thi hành một cách kiên quyết và đồng bộ hệ thống các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí,... Khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng...; bổ sung, sửa đổi Luật Khiếu nại và tố cáo. Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu, tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng; những người bao che cho tham nhũng, hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực”. Đại hội X khẳng định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các cấp ủy và tổ chức đảng phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; có quyết tâm chính trị cao, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở, trong Đảng, Nhà nước và toàn xã hội”.

Cụ thể hóa những tư tưởng quan trọng của Đại hội X về phòng, chống tham nhũng, Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) đã tập trung thảo luận và ra Nghị quyết Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Hội nghị nhận định: “... cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Hội nghị chỉ rõ 4 nguyên nhân dẫn đến những yếu kém này; nêu rõ mục tiêu của phòng, chống tham nhũng là: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”. Đồng thời, Hội nghị cũng nêu rõ 5 quan điểm chỉ đạo và 10 chủ trương, giải pháp lớn nhằm thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí bước vào giai đoạn mới quyết liệt và triệt để hơn.

Hiện thực hóa những tư tưởng cơ bản của Đại hội X và triển khai Nghị quyết Trung ương 3 về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ngày 28-8-2006, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQHXI về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1009/2006 về nhân sự Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Trưởng ban, Phó Thủ tướng là Phó trưởng ban và các ủy viên gồm: Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo (thường trực), Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Ban Nội chính Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tiếp đó, ngày 22-9-2006, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 107/2006, quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách; ngày 5-10-2006, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1046/2006/NQ-UBTVQH XI phê chuẩn Quyết định số 121/QĐ-VKSNDTC/V9 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc thành lập các đơn vị mới của Viện, trong đó có Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng; ngày 31-10-2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1424/QĐ-TTg thành lập Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ; ngày 13-11-2006, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 1816 thành lập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng; ngày 1-2-2007, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã công bố Quyết định số 13/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng...

Các tư tưởng chỉ đạo và sự triển khai công tác phòng, chống tham nhũng như nêu trên đã thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng tình trạng tham nhũng vẫn mang tính phổ biến trong đời sống xã hội với rất nhiều biểu hiện khác nhau. Nhiều vụ án lớn gây chấn động xã hội không được xử lý nghiêm minh, dứt điểm đã gây nghi ngờ, mất lòng tin của nhân dân. Những vụ khiếu kiện đông người, kéo dài chủ yếu là do người dân bức xúc bởi sự không công khai, minh bạch và có dấu hiệu tham nhũng liên quan đến đất đai của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương mà chỉ có rất ít người bị xử lý kỷ luật; thậm chí, có người còn được thuyên chuyển công tác với chức vụ và quyền lực cao hơn. Tệ tham nhũng đã có nhiều biến thái tinh vi khác thường, nó không chỉ dừng lại ở biến tài sản công thành tài sản tư, không chỉ đơn thuần ở nhận và đưa hối lộ mà còn ở sự tham nhũng cả địa vị, chức vụ, quyền lực, vị thế, cơ hội và liên kết tạo lập, bảo vệ lợi ích nhóm. Sự biến hóa và phổ biến của tham nhũng trong xã hội ta thời gian qua đã không chỉ thực sự gây bức xúc trong xã hội mà còn tạo ra nỗi bất bình và thất vọng của không ít người.

Nhận thức đúng tình trạng tham nhũng và thẳng thắn chỉ rõ thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (tháng 1-2011), Đảng ta chỉ rõ: “Công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội”. Đại hội xác nhận tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng; đồng thời cảnh báo “Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư