Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nhận xét về các nhân vật Tấm, Cám, bà hàng nước trong truyện Tấm Cám

Hãy nhận xét về các nhân vật Tấm, Cám, Bà hàng nước trong truyện Tấm Cám.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
968
2
0
Unnie
24/09/2021 10:50:07
+5đ tặng

Truyện cổ tích Tấm Cám từ lâu đã được biết đến là một truyện cổ tích khá nổi tiếng và thu hút được rất nhiều người đọc và biết đến. Hình ảnh cô Tấm hiền lành cũng luôn xuất hiện trong ký ức của mỗi em nhỏ và trở thành một nhân vật luôn đại diện cho sự hiếu thảo, hiền lành và tốt bụng. Thông qua Tấm thì tác giả dân gian cũng đã gửi gắm rất nhiều ước mơ, lý tưởng về sự công bình. Nhân vật Tấm cũng chính là một nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”

Không khó có thể nhận thấy được “Tấm Cám” là truyện cổ tích thuộc kiểu truyện về người mồ côi và đặc biệt dễ nhận thấy được ở truyện lại mang yếu tố thần kì. Truyện cổ tích đặc sắc và tiêu biểu cho cổ tích của Việt Nam thì “Tấm Cám” thuộc loại truyện đã phản ánh số phận của cô gái mồ côi, nhân vật chính trong truyện cũng lại bất hạnh cùng mơ ước luôn mong muốn được đổi đời và công lí xã hội của người lao động chân chất và rất hiền lành. Đọc truyện “Tấm Cám” người ta nhận thấy được số phận của nhân vật trung tâm là cô Tấm. Hình ảnh của cô Tấm dường như cũng đã lại gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu qua hai chặng đời đấu tranh của cô được thể hiện rõ trong truyện đó chính là người con mồ côi bị ức hiếp và sau khi trở thành vợ vua sống một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn nhất.

Tác giả dân gian cũng đã xây dựng nhân vật cô Tấm mồ côi vốn hiền lành, chăm chỉ, luôn luôn bị mẹ con Cám chà đạp và hãm hại không thương tiếc. Ngay ở phần đầu câu chuyện thì người ta đã bắt đầu nhận thấy được sự mâu thuẫn dù còn nhỏ. Đó chính là chuyện đi bắt tép mà mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi. Nếu ai mà bắt được nhiều hơn thì sẽ được thưởng cho cái yếm đỏ, Tấm thì chăm chỉ nên bắt được nhiều hơn. Cứ ngỡ rằng Tấm sẽ là người nhận được phần thưởng, thế nhưng bằng mưu mô của mình mà Cám đã lừa chị Tấm để trút hết tôm tép vào giỏ của mình và đi về trước nhận thưởng của mẹ. Tấm như bất lực trước hành động của Cám và cô cũng chỉ còn biết khóc mà thôi. Bụt hiện lên và bảo cô nhìn vào giỏ xem còn cái gì không thì quả nhiên còn một con cá bống. Nghe lời bụt dặn thì cô Tấm mang cá bống về nuôi, hàng ngày để dành ra một bát cơm để nuôi cá bống trong giếng cùng với câu gọi mà Bụt căn dặn. Thế nhưng nuôi chẳng được bao lâu thì cá bống cũng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt.

Tiếp theo đó chính là sự việc khi được tin nhà vua mở hội, Tấm lại bị dì ghẻ hành hạ bằng cách bắt nhặt thóc gạo trộn lẫn với nhau, xong mới được đi xem hội. Thực sự người đọc như nhận thấy được cứ mỗi lần mà cô Tấm mà bị hà hiếp, Tấm dường như cũng chỉ biết khóc mà thôi. Tiếng khóc của Tấm như chứng tỏ một điều đó chính là Tấm cũng đã ý thức được nỗi khổ của chính mình và đó là một thái độ phản kháng mang tính thụ động và mềm yếu.

Khi cô Tấm lại trở thành hoàng hậu rồi nhưng vẫn bị cái ác tiêu diệt và luôn luôn đe dọa. Hình ảnh cô Tấm hiền lành, lương thiện khi vừa bị giết chết thì ngay lập tức ta lại thấy được có một cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc cho chính mình và ngày càng quyết liệt hơn nữa. Khi cô Tấm hóa vàng anh thì điều này dường như cũng đã lại báo hiệu sự có mặt của mình thì bị giết chết rồi. Cô Tấm thêm lần nữa lại hóa cây xoan đào (khung cửi), và không ngại ngần khi tuyên chiến với kẻ thù thì bị đốt cháy nhẫn tâm. Tro khung cửi vứt bên vệ đường thì lại mọc lên cây thị. Biết bao nhiêu lần chết đi rồi lại tỉnh lại của Tấm như khẳng định một sức sống vô cùng mãnh liệt không hề dễ dàng bị tiêu diệt. Và đó phải chăng cũng chính là thông điệp của người dân muốn gửi gắm cái thiện không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, cũng không bao giờ bị đánh bại. Hình ảnh con chim vàng anh, cây xoan đào (khung cửi) hay đó còn là hình ảnh của cây thị (quả thị) đều chính là những vật cô Tấm gửi gắm linh hồn. Đồng thời những hình ảnh này dường như cũng là những vật bình dị thân thương trong cuộc sống dân dã của nhân dân lao động.

Biết bao lần hóa thân chiến đấu chống kẻ thù, nhân vật cô Tấm trở lại với cuộc đời. Dường như Tấm cũng đã hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại được. Chính vì thế mà cũng đã có hành động ở cuối tác phẩm đó chính là cô lừa Cám tự dội nước sôi lên người và làm mắm gửi về cho mụ dì ghẻ. Khi cái ác bị tiêu diệt hoàn toàn thì lúc đó Tấm mới có thể sống trọn vẹn được hạnh phúc của mình. Và thông qua câu chuyện thì cha ông ta cũng đã thể hiện được những triết lý thông qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám này chính là "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo” thực sự cũng vô cùng phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt kẻ thù. Có thể nhận thấy được sau bao đau khổ, sau bao nhiêu lần Tấm cứ chết đi sống lại nhiều lần thì cuối cùng Tấm nhận được hạnh phúc trọn vẹn nhất.

Hình ảnh cô Tấm nghèo khổ, lương thiện luôn luôn bị các thế lực khác chèn ép và khiến cho cô nhiều lúc đến đường cùng. Thế nhưng đến cuối cùng thì Tấm vẫn được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Truyện cổ tích luôn được cha ông ta gửi gắm những ước mơ, ước mơ đổi đời của những người lao động nghèo. Thông qua hình ảnh của Tấm sống thảo hiền thì tác giả dân gian cũng đã tái hiện được bức tranh về một xã hội lí tưởng luôn có cái thánh thiện và sống lương thiện luôn được hạnh phúc, kẻ độc ác cũng sẽ bị trừng trị thích đáng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k