Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thật khó để có thể hiểu rõ chiến tranh là gì như các nhà chiến tranh học. Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản nhất, chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Đó là hoạt động đấu tranh giữa các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị có xung đột về lợi ích, địa vị đối lập nhau. Các lợi ích đó có thể trên lĩnh vực kinh tế hay chính trị. Một cuộc chiến tranh diễn ra có thể dẫn đến một cuộc chiến về quân sự như hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) hoặc phi quân sự như cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai nước Mỹ và Liên Xô (1945 - 1991).Một cuộc chiến tranh nổ ra xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Nhưng cho dù nguyên nhân cụ thể của cuộc chiến ấy là gì thì nguyên nhân sâu xa nhất vẫn xuất phát từ việc tranh chấp quyền lợi về kinh tế và chính trị. Vậy chiến tranh đã gây ra những gì? Khi một cuộc chiến tranh xảy ra, dù là chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho các bên tham chiến. Có lẽ chẳng cần phải học lịch sử, mỗi người đều có thể chứng kiến được những hậu quả của chiến tranh. Mất mát to lớn nhất không gì bù đắp được phải chăng chính là con người? Hàng ngàn những ngôi mộ liệt sĩ nằm lặng im trong các nghĩa trang tưởng niệm. Các anh các chị đều là những con người tuổi đời còn rất trẻ mới mười tám đôi mươi với nhiều hoài bão thanh xuân vì chiến tranh phải ra đi, nhưng đều mang trong mình lời thề: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Họ đã yên nghỉ nhưng cho đến tận hôm nay vẫn không ai biết tên biết tuổi biết quê hương của họ ở nơi đâu. Không chỉ là mất mát của người ra đi, đó còn là mất mát của những người ở lại. Không phân biệt quốc gia hay dân tộc, những người mẹ có con tham gia chiến tranh đều chung một tấm lòng: lo lắng khi tiễn con lên đường, mỏi mòn chờ đợi tin tức của con và chạnh lòng, đau đớn khi nghe tin đứa con của mình mãi mãi không trở về. Ở Việt Nam, không hiếm những bà mẹ Việt Nam anh hùng phải chịu cảnh mất đi không chỉ một đứa con. Những người mẹ ấy đã sinh con ra nuôi con lớn nhưng chưa kịp nhận sự đáp đền thì con đã đem đời mình hiến dâng cho tổ quốc. Tự hào đấy nhưng cũng thật đau thương, xót xa. Còn có những người tham gia vào cuộc chiến, họ may mắn trở về nhưng lại mang trong mình những di chứng của cuộc chiến. Họ không thể trở về cuộc sống bình thường, phải sống trong cảm giác bất lực và sự ám ảnh về chết chóc, bom đạn và sự mặc cảm với đồng đội đã hy sinh. Điều đó thực sự còn tàn nhẫn hơn là nỗi đau của người đã ra đi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |