Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Hiến pháp luôn có vai trò rất quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước, của nhà nước và pháp luật.
- Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý tổng kết một giai đoạn lịch sử nhất định và mở ra một giai đoạn phát triển mới của quốc gia, của dân tộc.
- Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, Hiến pháp là luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.
- Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại xóa bỏ chế độ thực dân - phong kiến, lập nên chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân non trẻ vừa ra đời đã phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là: Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Nhận rõ tầm quan trọng của Hiến pháp, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị sớm tổ chức tuyển cử và xây dựng Hiến pháp nhằm trước hết ban bố quyền dân chủ của nhân dân và hợp thức hóa chính 2 quyền do nhân dân lập nên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Người nói: “Trước ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tháng Tám năm 1945 nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại xóa bỏ chế độ thực dân - phong kiến, lập nên chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân non trẻ vừa ra đời đã phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là:
Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ, chỉ trong một thời gian rất ngắn. Nhà nước Việt Nam đã ban hành 479 văn bản pháp luật, trong đó có 243 sắc lệnh, 172 nghị định, 46 thông tư và 12 văn bản khác. Ngày 19/11/1946 Quốc hội khoá I thông qua Hiến pháp năm 1946 - bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Hiến pháp năm 1946, nhân dân ta đã có cơ sở hiến định để được hưởng các quyền tự do dân chủ, được tham gia tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 1946 đã củng cố nền độc lập vừa giành được, hợp thức hóa chính quyền mới. Đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để nhân dân ta tiến hành công cuộc kháng chiến, kiến quốc tiếp đó. Sau khi Hiến pháp năm 1946 ra đời, hệ thống pháp luật nước ta tuy trong hoàn cảnh chiến tranh vẫn có một bước phát triển mới. Các lĩnh vực luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự tiếp tục có sự phát triển. Và điều đặc biệt là trong hoàn cảnh thời chiến nhưng các lĩnh vực pháp luật kinh tế và pháp luật lao động vẫn được quan tâm phát triển.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |