Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong một gia đình đông con tại Transkei - quê hương của người da màu, ngày 18-7-1918, cậu bé Rolihlahla Mandela ra đời trong niềm hân hoan của gia đình. Mandela là người đầu tiên trong gia đình được đi học, và cô giáo tiểu học đã đặt cho ông cái tên “Nelson” với hy vọng cuộc đời của ông sau này đạt nhiều danh vọng.
Ngay từ thời sinh viên, Nelson Mandela đã bộc lộ tinh thần chống chế độ kỳ thị da màu đang ngự trị trên đất nước Nam Phi. Tinh thần đấu tranh quyết liệt đã khiến ông buộc phải rời trường đại học Fort Hare, vì tham gia vào cuộc xuống đường của sinh viên chống lại thể chế thuộc địa của người da trắng, và phải đến Johannesburg để theo học ngành luật.
Nhiều năm tháng phải chứng kiến những hành động vô nhân đạo của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid đã nhen nhóm trong ông một ý định thay đổi cả thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa thay vì an phận với một cuộc sống thôn dã thanh bình được sắp sẵn, công việc của một luật sư ít nhiều hứa hẹn thành công trong tương lai, ông đã chấp nhận hy sinh toàn bộ tuổi thanh xuân của mình để đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và lạm dụng nhân quyền ở Nam Phi.
Năm 1942, ông gia nhập đảng Đại hội dân tộc Phi của Nam Phi (ANC) và trở thành một trong những người sáng lập ra Liên đoàn thanh niên của tổ chức này. Ông đi khắp đất nước kêu gọi nhân dân kháng chiến chống lại chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của chính phủ đương thời và chống lại sự kỳ thị của người da trắng, điều khiến ông bị bắt và bị kết án tù nhiều lần.
Lần đầu tiên ông bị bắt là năm 1958 với cái gọi là tội “phản quốc” nhưng được tha bổng.
Năm 1964, vị luật sư trẻ tuổi lại tiếp tục phải ra tòa cùng với những chiến hữu kiên cường với tội danh “âm mưu phá hoại nhà nước” và bị kết án tù chung thân.
Với lòng căm thù những kẻ áp bức, ông đã kêu gọi toàn thế giới chống lại chế độ phân biệt chủng tộc bằng lời tuyên bố đanh thép: “Trong suốt cuộc đời mình, tôi đã hiến dâng bản thân cho cuộc tranh đấu của người dân châu Phi. Tôi chống lại sự thống trị của người da trắng và tất cả những kẻ thống trị. Tôi ấp ủ trong lòng lý tưởng về một xã hội tự do và dân chủ, trong đó tất cả mọi người đều cùng nhau sống trong thuận hòa và có cơ hội ngang bằng. Đó là một lý tưởng tôi hy vọng sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần thiết, tôi cũng đã chuẩn bị chết vì lý tưởng này”.
Trong suốt hơn hai thập kỷ bị giam trong xà lim của nhà tù trên đảo Roben, Nelson Mandela vẫn kiên trì đấu tranh và thu phục được lòng mến mộ của các bạn đồng cảnh ngộ. Trong chốn lao tù, Mandela đã xây dựng nên một hệ thống trường học khiến cho nhà tù đảo Roben vốn thâm nghiêm trở thành trường “Đại học Mandela.”
Trong suốt những năm của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh đòi trả tự do cho Nelson Mandela của nhân dân Nam Phi và quốc tế ngày một lên cao. Trước tình hình đó, nhà đương cục buộc phải hứa trả tự do cho Mandela.
Ngày 5-7-1989, người tù nổi tiếng nhất thế giới này đã được hộ tống trong vòng bí mật nghiêm ngặt đến Văn phòng tổng thống để bắt đầu một cuộc thương lượng không chỉ về sự trao trả tự do cho ông, mà còn cả về quá trình chuyển đổi đất nước từ chủ nghĩa Aparthied sang chế độ dân chủ, với con đường duy nhất là đàm phán giữa Chính phủ và ANC.
Tháng 9-1989, ông F.W.de Klerk lên làm Tổng thống Nam Phi. Thời gian này, việc xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bắt đầu được đẩy mạnh và vận mệnh của Nelson Mandela cũng thay đổi.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |