Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Một số truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài là:
+ Giê-hô-va sáng tạo ra con người (châu Âu)
+ Thần Pờ-rô-mê-tê sáng tạo ra con người (Hy Lạp)
+ Bản Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người (phương Đông), …
- Các truyện có điểm kì lạ là đều giải thích nguồn gốc loài người do Trời sinh ra. Đó là cách giải thích mang màu sắc hoang đường, kì ảo.
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Một số bài thơ viết về tình cảm gia đình như:
LÀM ANH (Phan Thị Thanh Nhàn)
Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ.
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng.
Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn.
Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi
THƯƠNG ÔNG (Tú Mỡ)
(Trích)
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu:
- Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên!
Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
- Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong một dòng thơ.
- Một dòng thơ có 5 tiếng.
2. Hình dung: Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra.
+ Trên trái đất trần trụi
+ Không dáng cây ngọn cỏ
+ Mặt trời cũng chưa có
+ Chỉ toàn là bóng đêm
+ Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác.
3. Hình dung: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ.
+ mặt trời nhô cao.
+ màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ cây cao bằng gang tay
+ có lá cỏ và hoa
+ hoa có màu đỏ
+ chim bấy giờ sinh ra
+ có tiếng hót của chim trong và cao
+ có gió truyền âm thanh
+ có sông, có biển
+ biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ đám mây cho bóng rợp
+ có đường cho trẻ tập đi
4. Theo dõi: Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ.
- Các nhân vật: mẹ, bà, bố, thầy giáo
- Các sự việc:
+ cái bống, cái bang
+ cái hoa
+ cánh cò
+ vị gừng
+ vết lấm
+ đầu nguồn cơn mưa
+ bãi sông cát vắng ,…
5. Hình dung: Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con.
+ mẹ cho con tình yêu và lời ru
+ mẹ bế bồng chăm sóc
6. Hình dung: Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể.
+ Chuyện con cóc nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác …
+ Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện.
7. Hình dung: Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con.
+ Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
8. Hình dung: Khung cảnh mái trường thân yêu.
+ Có lớp, có bàn, có thầy giáo, có cái bảng bằng cái chiếu, cục phấn từ đá,…
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Những căn cứ để xác định văn bản “Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ” là:
+ Mặc dù có yếu tố tự sự nhưng “Chuyện cổ tích về loài người” vẫn là một bài thơ vì nhà thơ chỉ mượn phương thức tự sự để bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ thơ.
+ Về hình thức: mỗi dòng thơ có 5 tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài.
+ Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ, ví dụ:
“Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
+ Mỗi dòng thơ đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng. Ví dụ:
“Trời sinh ra/ trước nhất
Chỉ toàn là/ trẻ con
…..
Màu xanh/ bắt đầu cỏ
Màu xanh/ bắt đầu cây”
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi sau khi trẻ con ra đời là:
+ mặt trời nhô cao.
+ màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ cây cao bằng gang tay
+ có lá cỏ và hoa
+ hoa có màu đỏ
+ chim bấy giờ sinh ra
+ có tiếng hót của chim trong và cao
+ có gió truyền âm thanh
+ có sông, có biển
+ biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ đám mây cho bóng rợp
+ có đường cho trẻ tập đi
→ Theo cảm nhận của nhà thơ, mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ.
+ Cái bống cái bang vốn chỉ những em bé ngoan, chăm chỉ trong bài ca dao:
“Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm
Mẹ bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng”
Nhắc đến cái bống, nhà thơ ngầm ý nhắc nhở các em hãy là những người con hiếu thảo, biết yêu thương, giúp đỡ cha mẹ.
+ Cánh cò gợi nhớ đến bài ca dao:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”
Cánh cò trắng biểu tượng cho người nông dân vất vả, một nắng hai sương kiếm ăn mà vẫn quanh năm thiếu thốn. Tuy hoàn cảnh sống lam lũ, cực nhọc nhưng họ vẫn giữ tấm lòng trong sạch.
+ Vị gừng cay trong lời ru của mẹ gợi nhớ những câu ca dao:
“Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
Người xưa đã mượn những đặc tính tự nhiên của gừng và muối để diễn tả tình nghĩa thủy chung, son sắt của con người. “Gừng càng già càng cay”, cũng giống như tình cảm yêu thương chân thành của con người sẽ càng trở nên mặn mà, đằm thắm qua thời gian. Bài ca dao nhắc nhở sự thủy chung trong tình vợ tình chồng.
ð Những hình ảnh mẹ mang đến cho trẻ con qua lời ru chứa đựng những lời nhắn nhủ ân cần về cách sống đẹp: biết yêu thương, chia sẻ, nhân ái, thủy chung,… Đó chính là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Những câu chuyện cổ tích và điều bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện đó:
+ Tấm Cám, Thạch Sanh: Ước mơ về lẽ công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành, ở ác sẽ bị quả báo.
+ Cóc kiện trời: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
+ Nàng tiên ốc, ba cô tiên: Lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.
→ Những câu chuyện cổ tích đó mang đến cho trẻ thơ những bài học về triết lí sống nhân hậu, ở hiền gặp lành; là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.
Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Những nét riêng trong tình cảm mà bố dành cho trẻ:
+ Nếu mẹ yêu thương trẻ, dành cho trẻ sự chăm sóc ân cần và lời ru ngọt ngào thì tình yêu của bố hiện qua sự truyền dạy những tri thức về thiên nhiên và cuộc sống.
+ Mẹ nuôi dưỡng cho trẻ trái tim ấm áp, yêu thương; Bà mang đến cho trẻ những bài học về triết lí sống nhân hậu, nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn. Bố giúp trẻ trưởng thành về trí tuệ.
Câu 6 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Mái trường hiện lên với những hình ảnh rất đỗi thân thương, bình dị như chữ viết, ghế, bàn, lớp học, bảng, phấn và thầy giáo.
- Chính nơi này, người thầy cùng với những phương tiện dạy học đơn sơ đã mang đến cho trẻ thơ những bài học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp, … giúp trẻ trưởng thành hơn.
Câu 7 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bài thơ có nhan đề: “Chuyện cổ tích về loài người” gợi cho người đọc những liên tưởng về những câu chuyện ưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoang đường, kì ảo.
Câu 8 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bài thơ kể về nguồn gốc loài người với nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo (giống như những truyện thần thoại và cổ tích) nhưng nhà thơ Xuân Quỳnh lại kể theo cách riêng: không phải người lớn mà là trẻ con được sinh ra trước nhất. Trẻ con chính là trung tâm của vũ trụ, vạn vật được sinh ra là vì trẻ em; những người thân như ông bà, bố mẹ được sinh ra là để che chở, yêu thương, nuôi dạy trẻ em khôn lớn thành người.
- Sự khác biệt ấy thể hiện thông điệp nhà thơ muốn nhắn gửi:
+ Tới trẻ em: Hãy yêu thương những người thân trong gia đình bởi họ đã dành cho các em nhữn tình cảm tốt đẹp nhất. Tình cảm cần được thể hiện qua những lời nói, hành động, việc làm cụ thể, giản dị hàng ngày.
+ Tới các bậc làm cha mẹ: Hãy yêu thương, chăm sóc và dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất bởi các em chính là tương lai của gia đình, đất nước. Các em cần được sống trong môi trường tốt đẹp, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ để khôn lớn, trưởng thành.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |