Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 câu phát triển sự việc đoạn văn có thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm

Cho sự việc: em giúp mẹ làm việc nhà. Em hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 câu phát triển sự việc đoạn văn có thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
683
0
1
Wow
05/10/2021 19:03:22
+5đ tặng
Vì ở xa nên mỗi năm gia đình em chỉ sắp xếp về quê được 1-2 lần, vì vậy được gặp ông bà sau thời gian xa cách luôn để lại những cảm xúc dạt dào trong em. Sau quãng thời gian dài đi đường, cuối cùng em cũng về tới nhà ông bà, một cảm giác xúc động khó tả bỗng trào dâng trong lòng. Vừa vào đến nhà, em thấy bà đang lúi húi quét sân, thu dọn vườn tược. Ông thì đang chẻ nan để đan giá rổ. Em vui mừng chạy đến ôm chầm lấy bà và ông vì sung sướng. Cái cảm giác bao lâu mới được gặp lại người thân thật khó tả và xúc động biết mấy. Bà ôm lấy em, vuốt tóc em rồi hỏi han nhẹ nhàng "Con đi đường xa có mệt không?". Em ôm ông bà một lúc lâu. Ở trong vòng tay của bà khiến những kỉ niệm tuooit thơ trong em ùa về và hiện thành những dòng kí ức rõ nét. Ngày xưa vì bố mẹ phải đi công tác xa nên một tay bà chăm sóc, chỉ bảo em, những lần ốm đau bà đều hết sức lo lắng. Ông bà bây giờ đã già hơn trước nhiều, tóc bạc nhiều hơn, da cũng nhăn nheo. Được gặp lại ông bà thật vui biết bao nhiêu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Scakyara
05/10/2021 19:03:32
+4đ tặng

Heraclitus từng nói: "Cuộc sống là dòng chảy."

Triết gia Hy Lạp này vào năm 500 trước Công nguyên đã chỉ ra rằng mọi thứ liên tục chuyển động và trở nên khác đi so với nó trước đó.

Nghĩ về cái chết để làm cuộc đời tốt đẹp hơn

Bí ẩn chiếc bình mực trên kiệt tác của danh họa Raphael

Phép ẩn dụ, ví von khiến ta phải suy nghĩ

Giống như một dòng sông, cuộc sống trôi chảy mãi về phía trước, và mặc dù chúng ta có thể bước từ trên bờ xuống sông, dòng nước đang chảy qua chân ta sẽ không bao giờ là dòng nước đã chảy qua trước đó, dù chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi.

Heraclitus kết luận rằng vì bản chất của cuộc sống là biến đổi, nên việc chống lại dòng chảy tự nhiên này là chống lại chính bản chất của sự tồn tại. "Không có gì vĩnh cửu ngoại trừ sự biến đổi," ông nói.

Hãy chấp nhận thay đổi

Hay như tiểu thuyết gia Elena Ferrante mới đây nói rằng: "Chúng ta không việc gì phải sợ thay đổi, và không nên hoảng sợ trước những điều khác biệt."

Nếu học được cách xử lý dòng chảy vô tận này, chúng ta có thể xoay sở được chính bản thân cuộc đời - điều mà, sau Heraclitus vài thiên niên kỷ, trong thời đại vốn bất định và thay đổi nhanh chóng của chúng ta lúc này, đang đặc biệt có sức cộng hưởng.

Kể từ khi loài người xuất hiện, nhiều nghệ sĩ, nhà văn và triết gia vĩ đại đã đau đầu với ý niệm về sự thay đổi, và cả với sự bốc đồng của chúng ta trong việc phản kháng lại những thay đổi.

"Có cái gì đó bên trong khiến chúng ta mong muốn mãi là một đứa trẻ… từ chối mọi thứ xa lạ," Carl Jung, nhà tâm lý học và là tác giả thế kỷ 20 viết trong cuốn 'Các giai đoạn cuộc đời', suy ngẫm về lời của Heraclitus.

Đối với các nhà tư tưởng này, việc không chịu chấp nhận rằng thay đổi chính là một phần tất yếu và bình thường của cuộc sống sẽ gây ra rắc rối, đau đớn và thất vọng. Nếu chúng ta chấp nhận rằng mọi thứ liên tục thay đổi và thoáng qua, họ nói, mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ hơn.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Nhà triết học Heraclitus (ngồi cạnh chiếc bàn) trong kiệt tác The School of Athens của danh họa Raphael

Vậy thì lý thuyết 'cuộc sống là dòng chảy' có hàm ý chúng ta phải cam chịu, coi là định mệnh trước tất cả những thách thức, thay đổi và khủng hoảng mà cuộc sống đưa đẩy chúng ta hay không?

Cuộc chiến thành Troy: Huyền thoại hay lịch sử?

Iran: Sức nóng Hỏa giáo thổi vào Phương Tây

Nhân vật cổ bí hiểm làm thay đổi biên niên sử Trung Hoa

Không nhất thiết phải vậy, John Sellars, tác giả cuốn sách mới 'Những bài học về chủ nghĩa khắc kỷ' đồng thời là giảng viên triết học tại trường Royal Holloway, Đại học London, nói.

Theo Sellars, lý thuyết của Heraclitus không phải là 'buông xuôi' mà là 'chấp nhận'.

Thay đổi là chủ đề yêu thích của Chủ nghĩa Khắc kỷ, một trường phái triết học Hy Lạp (một phần được khơi nguồn cảm hứng từ Heraclitus) dựa trên một hệ thống lý luận và quan điểm về thế giới tự nhiên.

'Khắc kỷ' trong trí tưởng tượng của mọi người là chịu gian khổ mà không phàn nàn, 'mỉm cười và cam chịu'.

Nhưng triết lý này có nhiều khía cạnh hơn thế. Trong cuốn sách của mình, Sellars kết hợp những suy nghĩ của ba nhà Khắc kỷ - Seneca, Epictetus và Marcus Aurelius - cho thấy ý tưởng của họ có thể giúp ích cho chúng ta ngày nay như thế nào.

Thể hiện trong văn học

"Những người theo thuyết khắc kỷ tin rằng không có gì là ổn định và chúng ta cần đối mặt với điều đó. Thế giới tự nhiên được cấu thành từ một loạt các chu trình luôn biến đổi, nhưng nếu chúng ta muốn sống hạnh phúc với thiên nhiên, chúng ta phải hòa hợp với nó."

Thật ra, ông nói, khắc kỷ chú trọng vào việc đối mặt chứ không phải là phản kháng những thay đổi. "Tất cả mọi thứ đều thay đổi, câu hỏi đặt ra là chúng ta có thay đổi theo hay không?" Sellars nói. "Những người khắc kỷ nói rằng chúng ta không có bất kỳ lựa chọn nào, chúng ta không thể chiến đấu chống lại nó."

Ý tưởng này được hưởng ứng trong nghệ thuật và văn học.

Tác giả người Anh Virginia Woolf, người được biết đến nhiều với phong cách viết độc thoại nội tâm, qua đó lột tả được những biến đổi trong suy nghĩ của nhân vật, viết rằng: "Một bản ngã luôn thay đổi là bản ngã tiếp tục sống."

Trong một trong những tác phẩm lạ đời nhất của bà, bài văn vần 'The Waves', (1931), Woolf lần theo hướng tư duy ý thức của sáu người bạn, bắt đầu từ thời thơ ấu của họ.

Các nhân vật bước vào giai đoạn mới của cuộc đời với đầy những điều mới lạ và bất định. Giọng kể chuyện trôi chảy luân chuyển một cách tinh tế giữa các quan điểm khác nhau của họ, vì tất cả bọn họ đều phải vật vã trong việc xác định bản thân dù bằng cách này hay cách khác.

Ngòi bút của Woolf trình bày tất cả những điều này trong một quá trình thay đổi và biến chuyển vô tận xuyên suốt câu chuyện, giống như tất cả chúng ta trong cuộc sống.

Thay đổi là một trong những ám ảnh của Woolf.

Trong tiểu thuyết vui tươi trước đó, Orlando (1928), bà thuật lại câu chuyện về một nhà quý tộc thời Nữ hoàng Elizabeth ở Anh (từ giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17). Vào giữa truyện, người này tỉnh giấc và phát hiện ra mình đã trở thành phụ nữ.

Woolf viết trong tiểu thuyết: "Thay đổi diễn ra không ngừng, và thay đổi có lẽ không bao giờ chấm dứt. Những tường luỹ bảo vệ cho tư tưởng và thói quen tưởng chừng như vững chắc như bàn thạch hoá ra lại đổ sụp tan tành khi bị tư tưởng khác chạm vào, để lại một khung trời trống không và những ngôi sao mới lấp lánh."

Woolf là người rất tích cực chép nhật ký và viết ra những suy nghĩ sâu kín nhất trong lòng nhằm để thấu hiểu cảm xúc của mình.

Đây cũng là thói quen của nhiều nhà văn và nhà tư tưởng lớn, trong đó có Susan Sontag, Joan Didion, Oscar Wilde - và nhà văn khắc kỷ Marcus Aurelius.

Trên thực tế, những người thực hành khắc kỷ ngày nay vẫn khuyên là cần phải ghi nhật ký.

Họ cho rằng điều này là để tự rèn luyện trước bất cứ điều gì có thể xảy ra trong tương lai, và để trong ngày có thể kiểm điểm lại hành động bản thân, qua đó tôi luyện bản thân và sẵn sàng tâm thế ở mức tốt nhất để trước những biến chuyển có thể phát sinh trong cuộc sống.

Có lẽ đây là lý do tại sao những người khắc kỷ nổi tiếng là 'môi trên cứng đơ' - không nói chuyện nhảm nhí.

"Quả thực là có cơ sở thực tế," John Sellars thừa nhận. "Một phần đó là nhờ kiên cường tôi luyện, bởi vì học cách ứng phó với nghịch cảnh có nghĩa là làm sao để ta đừng cảm thấy nghịch cảnh đó là quá khắc nghiệt. Nhưng mà đó không phải là kiểm soát hay kìm nén - vấn đề ở đây, đó là khắc kỷ là chuyện cương quyết tiếp tục bỏ qua điều gì đó quan trọng."

Wow
Bạn cứ như bị lạc đề ý
Scakyara
À mik xl bn nhé
0
0
Nguyễn Nguyễn
05/10/2021 19:03:55
+3đ tặng

Hôm cuối tuần em đi học về với tâm trạng rất vui vẻ, bởi một tuần học căng thẳng đã kết thúc phía trước em có hai ngày nghỉ thật thoải mái. Sắp đển chỗ rẽ chuẩn bị vào nhà thì em thấy một bà cụ đứng khép nép bên lề đường, khuôn mặt băn khoăn. Em định bước đi nhưng có một cái gì đó níu chân em lại. Em đến gần bà hỏi:
– Bà ơi! Bà có cần giúp đỡ việc gì không ạ?
– Bà đang muốn qua đường mà xe chạy dữ quá, sợ không dám qua.
– Để cháu đưa bà qua nhé!
Em đỡ một bên vai bà, cả hai bà cháy cùng chầm chậm bước qua những chiếc xe máy của mấy cậu thanh niên choai choai phóng vun vút lượn sát người, làm bà cụ cứ co rúm cả lại. Đưa bà qua tới bên kia đường em lễ phép chào bà. Trên khuôn mặt nhăn nheo của bà nở một nụ cười thật tươi. Bà cảm ơn em. Trên đường về nhà lòng em cứ lâng lâng vui sướng khi nghĩ mình đã làm được một việc tốt nhỏ bé trong ngày cuối tuần.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K