Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết câu chủ đề cho các mô hình đoạn văn diễn dịch; quy nạp; tổng - phân - hợp để triển khai làm rõ nhận xét

Bài tập 1: Viết câu chủ đề cho các mô hình đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng tông - phân - hợp để triển khai làm rõ nhận xét: Hồi thứ 14 của “Hoảng Lê nhất thống chỉ” đã miêu tả thành công hình tượng vua Quang Trung lâm liệt trên chiến trận.
Bài tập 2. Từ nội dung bài tập 1, hãy triển khai thành đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép, 1 câu hỏi tu từ. Gạch chân, chi rõ
a. Gạch chân, xác định yêu cầu của đề bài
b. Viết câu chủ đề, câu văn cuối đoạn
c. Tìm ý, lập dàn ý cho đoạn văn
d. Hoàn chỉnh đoạn văn
2 trả lời
Hỏi chi tiết
435
2
0
Nguyễn Nguyễn
05/10/2021 21:18:14
+5đ tặng

Sự sụp đổ không thể nào cưỡng đại của triều đại Lê- Trịnh và khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn là hai nội dung lớn được phản ánh qua "Hoàng Lê nhất thống chí". Đặc biệt là Hồi thứ 14 đã được thể hiện một cách hào hùng sức mạnh quật khởi của dân tộc trước thù trong giặc ngoài và khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ, người anh hùng dân tộc đã làm nên chiến công Đống Đa bất tử.

Ta như được sống lại những giờ phút lịch sử oanh liệt và hào hùng của dân tộc vào cuối năm Mậu Thân (1788), đầu năm Kỉ Dậu (1789) khi Lê Chiêu Thống đã rước 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, kéo sang xâm lược nước ta. Tác giả " Hoàng Lê nhất thống chí" mở đầu Hồi thứ 14 đã viết:

"Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận,
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài"

Vị cứu tinh của dân tộc thuở ấy là Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn. Ngày 22 tháng 11 năm Mậu Thân, Tôn Sĩ Nghị chiếm Thăng Long. Tướng Ngô Văn Sở lui binh về án ngữ tại Tam Điệp. Ngày 24, Nguyễn Huệ được tin cấp báo, và ngày 25 lên ngôi Hoàng đế "tế cáo trời đất cùng các thần Sông, thần Núi", lấy niên hiệu là Quang Trung. Nguyễn Huệ đốc xuất đại binh ra Bắc. Ngày 29 đến Nghệ An tuyển thêm một vạn quân tinh nhuệ.

Nguyễn Huệ tổ chức duyệt binh truyền hịch đến quân Thanh, vạch trần âm mưu của bọn chúng "mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, kêu gọi tướng sĩ đồng tâm, hiệp lực, để dựng nên công lớn".... Nhà Vua chia quân ra làm năm doanh (tiền, hậu, tả, hữu, trung quân) rồi thần tốc ra Tam Điệp hội quân với cánh quân Ngô Văn Sở. Quang Trung chia đại quân ra làm năm đạo, cho quân ăn tết Nguyên Đán trước, "bảo kín" với các tướng soái đến tôi 30 thần tốc đánh quân Thanh, hẹn ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long "mở tiệc ăn mừng".

Qua đó, ta thấy rõ Quang Trung có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, sáng suốt, giàu mưu lược, nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ xâm lăng. Các sự kiện như lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân, tuyển quân và truyền hịch ở Nghệ An, cho quân sĩ ăn tết Nguyên Đán trước; đặc biệt, nhà vua đã tạo nên yếu tố bất ngờ đánh quân Thanh vào đúng dịp tết khi chúng "chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc" đã thể hiện tinh thần quyết đoán của một thiên tài quân sự khi Tổ quốc lâm nguy.

Tác giả mượn lời người cung nhân cũ để làm nổi bật tính cách anh hùng phi thường của Nguyễn Huệ khi trận Ngọc Hồi chưa xảy ra: "Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sấm sét."

Nguyễn Huệ là một anh hùng có tài điều binh khiển tướng, trù hoạch quân mưu như thần. Ra quân đánh thắng như chẻ tre. Bắt sống toàn bộ toán quân Thanh đi do thám tại Phú Xuyên, dùng mưu gọi loa, vây kín làng Hà Hồi, quân Thanh " rụng rời sợ hãi" phải đầu hàng. Dùng kỳ mưu kết ba tấm ván thành một bức bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là 20 bức; mỗi bức có 20 dũng sĩ, lưng dắt dao ngắn thành trận chữ "nhất" xông thẳng vào đồn Ngọc Hồi.

Súng quân Thanh bắn ra đều vô hiệu. Vua Quang Trung cưỡi voi độc chiến. Sáng mồng 5, đồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt, Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử, hàng vạn giặc bị giết "thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại". Vua đã đặt phục binh tại đê Yên Duyên và Đại Áng, hợp vây quân Thanh tại Quỳnh Đô, giặc trốn xuống Đầm Mực vị quây Tây Sơn " lùa voi cho giày đạp, chết đến hàng vạn người".

Thừa thắng, vua Quang Trung tiến vào giải phóng Kinh thành Thăng Long đúng trưa mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu. trước kế hoạch hai ngày. Có tài thao lược vô song, có tin vào sức mạnh chiến đấu và tinh thần yêu nước của tướng sĩ, của nhân dân ta mới có niềm tin tất thắng ấy. Chiến thắng Đống Đa 1789 đã làm cho tên tuổi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sáng ngời mãi ngàn thu.

Các tác giả "Hoàng Lê nhất thống chí" đã từng ăn lộc của nhà Lê, vốn có cảm tình với nhà Lê nhưng trước họa xâm lăng và chiến công Đống Đa oanh liệt, học đã đứng trên lập trường dân tộc, đã viết nên những trang văn đẹp nhất, dựng nên một tượng đài kỳ vĩ, tráng lệ của người anh hùng Nguyễn Huệ. Chỉ mấy năm sau, trong bài "Ai tu vãn" khóc vua Quang Trung qua đời, Ngọc Hân công chúa đã viết:

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
...♥
05/10/2021 21:21:26
+4đ tặng
“Hoàng Lê nhất thống chí” được viết bằng chữ Hán. Tác phẩm ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Nó không chỉ dừng lại là sự thống nhất của vương triều nhà Lê, mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX. Văn bản là hồi thứ 14, viết về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
 
Ngô Gia Văn Phái là một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Dòng họ Ngô Gia là một dòng họ tài danh của đất kinh kì, không những có nhiều người làm quan lớn, có quan hệ rất mật thiết với triều đình mà tài văn chương cũng đứng đầu thiên hạ. Hoàng Lê nhất thống chí là kì công hợp lực của nhiều văn nhân thuộc nhiều thế hệ của dòng họ Ngô Gia. Có thể coi đây là bộ tiểu thuyết lớn nhất, có nhiều giá trị nhất của nền văn học trung đại.
 
Qua Hồi thứ 14, với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận thảm thương, bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Cách kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.
 
Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn ở Thăng Long, rút quân về Tam Điệp và cho người vào Phủ Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ. Nhận được tin ngày 24/11, Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân làm hai đạo thuỷ – bộ. Ngày 25 tháng Chạp, làm lễ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, trực tiếp chỉ đạo hai đạo quân tiến ra Bắc. Ngày 29 tháng Chạp, quân Tây Sơn ra đến Nghệ An, Quang Trung cho dừng lại một ngày, tuyển thêm hơn 1 vạn tinh binh, mở một cuộc duyệt binh lớn. Ngày 30, quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp, hội cùng Sở và Lân. Quang Trung đã khẳng định : “Chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Cũng trong ngày 30, giặc giã chưa yên, binh đao hãy còn mà ông đã nghĩ đến kế sách xây dựng đất nước mười năm sau chiến tranh. Ông còn mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở thành Thăng Long mở tiệc lớn. Ngay đêm đó, nghĩa quân lại tiếp tục lên đường. Khi quân Tây Sơn ra đến sông Thanh Quyết gặp đám do thám của quân Thanh, Quang Trung ra lệnh bắt hết không để sót một tên.
 
Từ rạng sáng ngày 3 Tết, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận tưng bừng khiến quân thanh khiếp sợ, kinh hồn bạt vía. Đến trưa mùng 5 Tết, Quang Trung đã dẫn đầu đoàn quân thắng trận tiến vào Thăng Long, kết thúc trận tiến quân lịch sử, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
 
Hồi thứ 14 cũng đã khắc họa đậm nét hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ hiện lên với những tài năng kiệt xuất, hiếm có ở trên đời. Trước hết, ông là vị vua hết lòng yêu nước, thương dân. Nghe tin quân giặc đã kéo vào thành, lòng ông sôi sục, muốn cầm quân đi đánh ngay. Tấm lòng yêu nước, thương dân lớn lao của vị anh hùng lúc nào cũng lo lắng cho vận mệnh đất nước, căm ghét kẻ hung bạo, tham lam. Bởi thế, khi kẻ thù giày xéo lên quê hương, cướp bóc dân chúng lầm than, ông không thể tha thứ được. Khi đất nước sạch bóng quân thù, ông lại tiếp tục đem tâm huyết an dân, mở mang sản xuất, dựng xây cuộc sống yên bình. Tấm lòng của bậc minh quân thật lớn lao biết chừng nào.
 
Quang Trung là người biết nhìn người và trọng dụng nhân tài. Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sư “đa mưu túc tri’ việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao.
 
Quang Trung cũng là người thông minh, nhạy bén, quyết đoán, hành động quyết liệt, mạnh mẽ. Tính ông nói là làm, rất nhanh chóng và gọn gàng. Quân giặc vừa đặt chân vào thành, ông đã vạch ra mưu kế đánh giặc. Chính bởi luôn hành động mạnh mẽ, ông đã cùng nghĩa quân làm nên cuộc hành binh thần tốc, tạo nên tính bất ngờ, là cơ sở của những chiến công hiển hách, khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, đến lúc thua chạy cũng không biết là bởi vì sao.
 
Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”. Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình hết sức rõ ràng. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì nỗi sỉ nhục của nước lớn còn đó. Cho nên, sau chiến thắng là phải thực hiện ngoại giao hòa hoãn để đợi thời cơ. Ông khẳng định: nếu “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.
 
Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người. Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tiết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày. Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề, bí mật được giữ kín, không phiền nhiễu nhân dân, sức mạnh được duy trì cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.
 
Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự, là một dũng tướng tài ba trên xa trường. Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận hoành tráng, thắng áp đảo kẻ thù. Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc họa lẫm liệt: trong cảnh “khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì”, nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
 
Hình ảnh người anh hùng được khắc họa đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần. Quang Trung Nguyễn Huệ là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
 
Mơ ước về một vị anh hùng trượng nghĩa giúp nước, giúp đời, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa đậm nét nhân vật Lục vân Tiên với đầy đủ những phẩm chất cao quý, thậm chí là phi thường. Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, hội tụ đầy đủ những chuẩn mực của một người anh hùng nghĩa hiệp, tuổi trẻ, tài cao, lòng đầy khát khao được đem công danh, tài năng cứu người, giúp đời.
 
Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, những phẩm chất của người anh hùng trọng nghĩa khinh tài và bậc quân tử thanh liêm, chính trực được bộ lộ rõ nét. Trước bọn cướp hung bạo, chàng dũng cảm tả xông hữu đột đánh cho chúng một trận tơi bời:
 
“Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”.
 
Trước Kiều Nguyệt Nga, chàng giữ lễ đúng mực:
 
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.”
 
Trước mong muốn đền đáp ơn cứu giúp, chàng khảng khái chối từ, nêu cao đạo lí nhân nghĩa ở đời:
 
“Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Này đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
 
Lục Vân Tiên quả thực là một người rất chính trực, anh hùng, chính nghĩa và nhân hậu, là hình tượng gửi gắm niềm tin và ước mong của nhân dân ta đem đến một xã hội công bằng.
 
Hồi thứ 14 trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí thể hiện rõ xu thế lịch sử của nước ta thế kỉ 18. Với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, những người trí thức, các tác giả Ngô Gia Văn Phái vốn là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và ghi nhận chân thực chiến công lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn, làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của cả dân tộc.
 
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư