Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hành vi của Trần Dụ Châu có phải là biểu hiện không liêm chính không? Vì sao? Vì sao Bác Hồ không chấp nhận đơn xin giảm án của Trần Dụ Châu?

* Hồ Chủ tịch chống tham nhũng
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Người coi tham nhũng, lãng phí là "giặc nội xâm", là "quốc nạn". Người kêu gọi mọi người phải cương quyết đấu tranh để loại bỏ chúng. 

Cách đây 63 năm, ngày 5/9/1950 tại chiến khu Việt Bắc diễn ra một phiên toà đặc biệt gây chấn động dư luận xã hội lúc bấy giờ, đó là vụ án Trần Dụ Châu, nguyên giám đốc nha quân nhu can tội tham ô tiền và các tài sản khác của công quỹ. 

Có thể nói đây là vụ án tham nhũng điển hình xảy ra trong bối cảnh đảng, nhà nước, quân và dân ta còn gặp muôn vàn khó khăn, ăn đói, mặc rét. Nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì việc đưa vụ ánán này ra xét xử công khai trước công đường không chỉ vạch trần các hành vi tham nhũng của kẻ phạm tội mà còn là lời cảnh tỉnh, cho những người coi thường pháp luật, tham ô, trộm cắp tài sản của nhà nước, của nhân dân, sống sa đoạ đang nhởn nhơ ở ngoài xã hội.

Tại phiên tòa, trước những chứng cứ đanh thép, Trần Dụ Châu đã phải cúi đầu nhận tội. Cụ thể, Trần Dụ Châu đã tham ô của công quỹ một số tiền lớn: 57.959 đồng, 149 đô la Mỹ, các tài sản khác trong giá 143.900 đồng Việt Nam. Kết thúc phiên tòa, Trần Dụ Châu bị tuyên phạt với mức án cao nhất - tử hình. 

Bản án đã nhanh chóng được báo cáo lên hồ chủ tịch. Sau khi cân nhắc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã bcs đơn xin giảm tội của Trần Dụ Châu. Quyết định của bác thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và đã được nhân dân đồng lòng ủng hộ. Điều đó cũng cho thấy sự nghiêm minh và quyết tâm của Đảng, chính phủ, bác hồ trong việc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãng phí. Sau vụ Trần Dụ Châu, tại phiên họp hội đồng chính phủ từ ngày 15 đến ngày 17/11/1950, bác hồ, trong bài phát biểu kết luận đã căn dặn: " Lúc tìm người phải biết tìm cả tài, cả đức, chú trọng tư tưởng. Nếu cán bộ biết thương dân, tiếc của dân thì không xảy ra việc đáng tiếc. Đồng thời phải giáo dục, cải tạo, kiểm tra cán bộ".

Câu hỏi
a) Hành vi của Trần Dụ Châu có phải là biểu hiện không liêm chính không? Vì sao?
b) Vì sao Bác Hồ không chấp nhận đơn xin giảm án của Trần Dụ Châu?
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.669
1
0
danh
05/10/2021 22:41:39
+5đ tặng
a) Hành vi của Trần Dụ Châu có phải là biểu hiện không liêm chính không? Vì sao?
-Không vì ông ta đã tham ô, tham nhũng trong khi chính quyền Việt Nam đang rất khó khăn, chống lại thực dân Pháp
b) Vì sao Bác Hồ không chấp nhận đơn xin giảm án của Trần Dụ Châu?
-Trong hoàn cảnh này, khi mà nhân dân nhiều người còn đang ăn đói, mặc rét, lầm than mà Trần Dụ Châu lại đi tham ô, tham nhũng lấy đi miếng ăn của bao người. Bác Hồ làm như vậy cũng muốn răn đe, cảnh cáo hành vi tham ô, tham nhũng, chuộc lợi cho riêng mình và sẽ chừng trị rất nặng hành vi này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×