1/ Biện pháp thủy lợiBiện pháp quan trọng trong cải tạo và tận dụng tài nguyên nông nghiệp là biện pháp thủy lợi, đặc biệt trong vấn đề đất đai bạc màu. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, thủy lợi không chỉ mang ý nghĩa cung cấp nước mà còn rửa phèn ở vùng phèn tự nhiên Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau… đẩy mặn và trữ nước ở mùa khô.
Việc chủ động nước tưới tiêu bằng một hệ thống kênh mương nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện đặc tính lý hóa trong đất, cải thiện độ tơi xốp đất mặt, tăng tính kết dính của cơ cấu đất, hệ vi sinh vật đất phát triển tốt hơn, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng cần thiết được tốt hơn.
2/ Biện pháp làm đấtĐối với đất trồng rau màu thì biện pháp làm đất, cày tơi tầng đất mặt, bón hữu cơ và đánh rãnh nước nhằm tăng cao độ phì nhiêu, thông thoáng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có những hạn chế đối với đất bạc màu như chỉ cày xới khi bón phân, làm cỏ, nếu quá lạm dụng sẽ làm đất mất nước, hệ vi sinh vật đang phục hồi sẽ chết.
3/ Luân canhLuân canh cũng là một biện pháp đặc biệt được chú ý để hạn chế việc tận thu một số hoạt chất cần thiết cho cây như trồng xen một vụ màu và hai vụ lúa, một vụ lúa và một vụ màu (vùng không chủ động được nước tưới). Khuyến khích luân canh các loại cây trồng họ đậu như đậu phộng (đất cát pha), đậu tương, đậu xanh,… vì quá trình phát triển, chúng có khả năng cố định đạm trong không khí qua việc cộng sinh với vi khuẩn nốt sần. Sau khi thu hoạch, người sản xuất chỉ nên thu lấy thành phẩm và để lại phần thân, rễ và được cày xới lên. Những phần thừa này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ sau, đặc biệt là đạm.
4/ Biện pháp che phủ đấtĐối với đất đồi trọc, bạc màu thì biện pháp che phủ đất nhằm hạn chế bốc hơi, giữ ẩm cho đất, chống gió rét, hạn chế cỏ dại phát triển. Quản lý cỏ trong vườn cây ăn trái đang là vấn đề được quan tâm trong đối phó biến đổi khí hậu vì có thể đảm bảo rễ cây không bị úng trong tình hình mưa bão kéo dài, hệ vi sinh vật hoạt động tốt.
Đồng thời, che phủ đất còn tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất hoạt động tốt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Giúp cho hệ rễ cây trồng phát triển tốt. Một số loại cây che phủ tốt cho đất như: lạc dại, hàn the ba lá, muồng lá tròn, súc sắc, cốt khí,…
5. Sử dụng phân bón hữu cơ
Biện pháp cuối cùng để bổ sung sự thất thoát dinh dưỡng và cải tạo đất bạc màu, đó là bổ sung bằng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh,… Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại phụ phẩm trong quá trình canh tác như: rơm, rạ, than bùn,… Lưu ý khi sử dụng loại phân bón này nên ủ kỹ để hạn chế vi khuẩn và nấm lưu tồn.
Vấn đề sử dụng phân bón hóa học đã làm phá vỡ cấu trúc tự nhiên trong đất canh tác, giảm độ phì nhiêu trong đất, từ đó, hạn chế năng suất. Chính vì vậy, muốn hạn chế tình trạng này và đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm hơn nữa theo nhu cầu thị trường cũng như phát triển nông nghiệp một cách bền vững, cần áp dụng và phối hợp nhiều biện pháp cải tạo đất để mang đến hiệu quả tối ưu nhất.
Sfarm.vn
*Xem thêm: